Những thiết bị công nghệ dễ gây tai nạn

Thứ bảy - 01/10/2011 05:36

Những thiết bị công nghệ dễ gây tai nạn

Nguy hiểm có thể đến từ việc TV màn hình phẳng đổ vào bọn trẻ khi đang chơi đùa, hay những cục pin nhỏ như cúc áo tương đương thuốc độc.

Những thiết bị điện tử xuất hiện khiến cuộc sống của chúng ta dễ chịu hơn nhiều. Tuy nhiên, chúng cũng lại cũng có thể trở thành những sản phẩm vô cùng nguy hiểm, gây thương vong cho con người, đặc biệt là người già và con trẻ.

Dưới đây là một số lưu ý đơn giản để phòng tránh những điều đáng tiếc có thể xảy ra với gia đình của bạn từ những thiết bị điện tử tưởng như vô hại:

5. Dây thiết bị quan sát

cords2.jpg
Trẻ có thể đùa nghịch với dây từ các thiết bị gây thít cổ

Thông thường, thiết bị quan sát bé (gồm một camera nhỏ đặt cạnh bé và màn hình LCD được người lớn mang theo) sẽ đặt gần cũi, nhưng điều này sẽ gây nguy hiểm cho những đứa trẻ luôn bị cám dỗ bởi những sợi dây của thiết bị nếu trong tầm với.

Ủy ban An toàn sản phẩm tiêu dùng Mỹ (CPSC) đã ghi nhận từ năm 2002, ít nhất 7 trường hợp trẻ sơ sinh và trẻ mới biết đi đã bị nghẹt thở do bị quấn trong mớ dây từ thiết bị quan sát, 3 trường hợp suýt bị thít cổ. Nạn nhân nhỏ tuổi nhất mới được 6 tháng tuổi.

Hãy chắc chắn thiết bị theo dõi được đặt ngoài tầm với của trẻ, ít nhất 3 feet (gần 1m). Ngoài ra, dây cảm biến màn hình theo dõi cũng nên được giữ căng, và không làm chùng, CPSC cảnh báo .

4. Pin khuy áo: Thuốc độc tiềm ẩn

Button-Cell-Battery.jpg
Pin "khuy áo" rất dễ nuốt là bỏng cổ họng trẻ chỉ trong 2 giờ.

Những loại pin có kích cỡ nhỏ như khuy áo thường sử dụng trong các bộ điều khiển từ xa, mở cửa gara, giày phản quang, trang sức lấp lánh, nhiệt kế kĩ thuật số… đều vô cùng nguy hiểm. Theo Trung tâm chất độc quốc gia Mỹ, từ năm 1985 đã có hơn 60.000 người nuốt phải pin khuy áo hay các loại đĩa siêu nhỏ, kết quả là 3.500 ca bị thương, 9 ca tử vong, hầu hết là trẻ em dưới 6 tuổi.

Pin sẽ mắc kẹt trong cổ họng trẻ và gây bỏng hóa chất nghiêm tọng. Hậu quả sẽ bắt đầu trong vòng vài phút sau khi nuốt phải pin và trong 2 giờ sẽ đốt cháy lỗ thông qua thực quản – nơi pin mắc kẹt, tiến sĩ Toby Litvitz – Giám đốc điều hành và y tế của trung tâm cho biết.

Bố mẹ nên lưu ý không để những cục pin “chết người” này trong tầm với trẻ khi lắp pin vào thiết bị. Thậm chí một cục pin đã quá hạn cũng đủ sức gây tổn thương tương đương pin mới. Các loại pin thuộc hàng nguy hiểm nhất là CR 2032, CR 2025, CR 2016, BR 2032, BR 2025, BR 2016.

3. Máy hủy tài liệu: Không dành cho trẻ em

shredder.jpg

Máy hủy tài liệu không chỉ là mối đe dọa với những tài liệu nhạy cảm. Năm 2010, CPSC ước tính có khoảng 2.700 ca cấp cứu do tai nạn với máy hủy giấy.

Nguyên nhân của các ca này rất đa dạng, từ kẹt ngón tay, cho tới máy bị rơi vào chân. Vì thế, hãy giữ trẻ và thú nuôi tránh xa khỏi những thiết bị văn phòng và máy hủy tài liệu.

2. TV màn hình phẳng: Hạ thấp xuống hoặc treo hẳn lên

flat-panel-tv-stands-wall-m.jpg
TV nên được bắt vít cố định trên tường.

Theo CPSC, trung bình 2 tuần có 1 trẻ em tử vong do ti-vi hay bị đồ nội thất/thiết bị gia dụng đè vào người, và trung bình mỗi năm có khoảng 18.000 trẻ em dưới 8 tuổi bị thương do nguyên nhân này.

“Bố mẹ nghĩ thường nghĩ về những hàng rào ngăn trẻ không bị ngã từ cầu tháng, giữ trẻ xa khỏi bếp lò trong bếp, nhưng còn có nguy cơ tiềm ẩn hơn: TV và các thiết bị gia dụng cũ mà chúng đang ngồi lên”, người phát ngôn của CPSC – Scott Wolfson cho biết. Ông cũng cảnh báo những chiếc TV to nặng kiểu cũ có thể không ổn định nếu đặt chúng lên giá sách hay kệ quá nhỏ.

Hãy bảo vệ trẻ em bằng cách cố định TV trên tường cao, hoặc bảo đảm các đồ dùng cũ cũng được bắt vít lên tường hay sàn nhà đề phòng tai nạn kiểu này xảy ra.

1. Điện thoại di động: Sát nhân nguy hiểm

cell-phone-madness-man-in-c.jpg
Dùng điện thoại khi lái xe tương đương say rượu khi lái xe.

Khi lái xe, thường có 3 biểu hiện phân tâm: không quan sát đường, bỏ tay lái khỏi vô lăng, và nghĩ linh tinh khi lái xe. Thật không may, nhắn tin bằng di động kết hợp cả 3 yếu tố trên, và tạo ra nguy hiểm khôn lường.

Theo Cục An toàn giao thông Mỹ, năm 2009, điện thoại di động là tác nhân gây ra 18% vụ tai nạn do phân tâm khi lái xe, dẫn tới 995 ca tử vong.

Với các lái xe, có các công nghệ rảnh tay hữu ích, như tai nghe thoại Bluetooth kết nối với xe, nhưng điều này không giúp ích gì nhiều. Viện bảo đảm an toàn đường cao tốc chỉ ra rằng sử dụng điện thoại di động khi tham gia giao thông – dù dùng tay hay rảnh tay – đều làm giảm mức độ phản ứng của lái xe xuống mức một người có nồng độ cồn 0.08% - gây ra suy giảm khả năng kiểm soát. Các ứng dụng ngăn ngừa sử dụng điện thoại khi lái xe là lựa chọn tốt hơn.

Không chỉ tới với các lái xe, tai nạn cho cả người vừa đi bộ vừa dùng điện thoại cũng không phải là hiếm. Dù thế, vẫn còn chút hi vọng cho những người dạng này: một loạt các ứng dụng từ iPhone và iPad 2 sử dụng máy ảnh sau than máy tạo ra hậu cảnh hoạt động khi nhắn tin, cho phép người dùng vẫn để mắt tới nơi đang đi ngay khi đang chat hay email.

Danh sách các ứng dụng hữu ích cho trường hợp này: iType2Go Pro (iOS $1.99), Type n Walk (iOS $0.99, Android free), Text Vision (iOS $0.99), Type n View (iPad free), Type n Go Pro (Android $0.99), Chat & Walk for Facebook (iOS $1.99) and Type n Step HD (iPad $0.99).

Tác giả: Du Lam

Nguồn tin: www.ictnews.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Giấy phép sử dụng NukeViet

Bản dịch tiếng Việt của Giấy phép Công cộng GNU Người dịch&nbsp;Đặng Minh Tuấn <dangtuan@vietkey.net> Đây là bản dịch tiếng Việt không chính thức của Giấy phép Công cộng GNU. Bản dịch này không phải do Tổ chức Phần mềm Tự do ấn hành, và nó không quy định về mặt pháp lý các điều khoản cho các...

Thăm dò ý kiến

Bạn biết gì về NukeViet 4?

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập225
  • Máy chủ tìm kiếm1
  • Khách viếng thăm224
  • Hôm nay34,164
  • Tháng hiện tại225,453
  • Tổng lượt truy cập94,374,117
Left-column advertisement
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây