Những điều cần biết khi viết mã CSS

Thứ ba - 25/12/2007 14:14

Những điều cần biết khi viết mã CSS

Như chúng ta đã biết ở bài viết trước mình đã có lần để cập đến vấn đề "làm việc tốt với các trình duyệt (browser)" bằng cách sử dụng CSS để xóa đi những định dạng mặc định của từng browser.

Lần này, các bạn sẽ được biết đến những điều cần tránh trong khi viết mã HTML và CSS nếu bạn muốn website của mình hiển thị tốt ở hầu hết các browser.

1. Không bao giờ sử dụng padding cho các đối tượng có độ rộng cố định (fixed width)

Đây là nguyên tắc cơ bản vì cách căn lề của Internet Explorer khác với các trình duyệt khác và cũng là 1 lỗi của trình duyệt này. Lỗi này được gọi là "Box Model Bug" hình dưới là một hình ảnh minh họa cho lỗi này.

Bạn có thể thấy rằng độ rộng của đối tượng "được" cộng thêm khi hiển thị ở IE nếu như có padding. Vậy đơn giản là không dùng padding cho các đối tượng có độ rộng cố định (fixed width).

2. Cố định cỡ chữ bằng đơn vị % và em

Thông thường các browser hiển thị cỡ chữ theo cách khác nhau nếu như bạn chưa định cỡ cho chúng. Khi mới bắt đầu học CSS, chúng ta thường định dạng cỡ chữ theo cách sau:

PLAIN TEXT

CSS:

  1. h1 {font-size:18px;}

  2. h2 {font-size:16px;

Dòng mã là cách cơ bản, nhưng vấn đề là ở IE người xem sẽ không thể thay đổi cỡ chữ. Điều này rất cần thiết với những người để độ phân giải cao. Nhưng bạn đừng lo, có một giải pháp khác tốt hơn, hãy dùng % và em để định dạng cỡ chữ như sau:

PLAIN TEXT

CSS:

  1. body {font-size:62.5%;}

  2. h1 {font-size:1.8em;}

  3. h2 {font-size: 1.6em;}

3. Không nên dùng đơn vị 100%

Sử dụng 100% để căn chiều rộng của một đối tượng rất dễ gặp rủi ro trong việc bố trí kết cấu của website vì mỗi trình duyệt hiển thị chiều rộng 100% rất khác biệt. Theo kinh nghiệm bản thân thì những lần thử định vị 100% thì gần như rất khó có thể đạt được kết quả tốt nhất. Hãy chọn một con số khác có thể là nhỏ hơn 100% (95% có thể sẽ tốt hơn). Hoặc đơn giản hơn là hãy... cố định nó.

4. Không dùng 0px để định chiều cao

Các browser không thích việc bạn chọn 0px để định chiều cao cho đối tượng và thưởng hiển thị nó theo cách bạn... không muốn chút nào. Nếu có thể hãy thay nó bằng 1px sẽ tốt hơn rất nhiều.

PLAIN TEXT

CSS:

  1. height:1px

5. Không dùng ">" trong CSS

Mình đã từng thấy có người, thậm chí rất nhiều người viết mã CSS như sau:

PLAIN TEXT

CSS:

  1. #menubar>a {color:#cccccc;}

Với dòng mã CSS như trên IE6 sẽ không hiểu và không thể hiển thị được định dạng trên. Hãy dùng đoạn mã dưới đây, sẽ an toàn hơn rất nhiều.

PLAIN TEXT
CSS: 
  1. #menubar a {color:#cccccc;}

Theo Letunglam

Nguồn tin: 3CdotCom

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Logo và tên gọi NukeViet

Tên gọi: NukeViet phát âm là [Nu-Ke-Việt], đây là cách đọc riêng, không phải là cách phát âm chuẩn của tiếng Anh. Ý nghĩa: NukeViet là từ ghép từ chữ Nuke và Việt Nam. Sở dĩ có tên gọi này là vì phiên bản 1.0 và 2.0 của NukeViet được phát triển từ mã nguồn mở PHP-Nuke. Mặc dù từ phiên bản 3.0,...

Thăm dò ý kiến

Bạn biết gì về NukeViet 4?

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập185
  • Máy chủ tìm kiếm1
  • Khách viếng thăm184
  • Hôm nay27,893
  • Tháng hiện tại349,846
  • Tổng lượt truy cập94,696,499
Left-column advertisement
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây