HP vẫn kinh doanh PC, đánh mạnh vào máy tính bảng

Thứ sáu - 28/10/2011 02:27
Hãng máy tính lớn nhất thế giới Hewlett-Packard (HP) tuyên bố sẽ giữ lại mảng máy tính cá nhân (PC) nhưng chuyển hướng tấn công vào thị trường tablet bằng Windows 8.
HP vẫn kinh doanh PC, đánh mạnh vào máy tính bảng
28/10/2011 10:00:57 AM

HP-172901_copy1.jpg

HP vẫn kinh doanh PC, "đánh mạnh" vào máy tính bảng

ICTnews – Hãng máy tính lớn nhất thế giới Hewlett-Packard (HP) tuyên bố sẽ giữ lại mảng máy tính cá nhân (PC) nhưng chuyển hướng tấn công vào thị trường tablet bằng Windows 8.

>>HP sẽ sản xuất tablet Windows 8?

Meg Whitman – tân Tổng giám đốc (CEO) HP cam kết sẽ nhanh chóng quyết định số phận của mảng PC. Bà đã làm được điều này. Sau tất cả, động thái của HP sẽ có hiệu quả, ít nhất trong ngắn hạn. Giữ lại mảng PC đã xóa tan nhiều mối nghi ngờ từ những khách hàng doanh nghiệp đang muốn chuyển sang các nhà sản xuất khác máy tính khác như Lenove hay Dell. Loại trừ được những điều này, HP có tiếp tục phát triển.

Dù mảng PC của HP rất có giá trị, các chuyên gia vẫn lưu ý kinh doanh mảng này đang bị co cụm lại, đồng nghĩa với việc HP không thể bán đi mảng PC. Rút khỏi PC cũng không phải là điều mà cổ đông mong muốn. Ngoài ra, nếu từ bỏ PC, HP sẽ gặp khó trong các giao dịch mua bán linh kiện cho máy chủ của mình.

Tuy nhiên, trong dài hạn, giữ lại PC không phải là quyết định “ăn điểm”. PC vẫn là ngành kinh doanh hàng hóa lợi nhuận thấp, và vẫn không rõ HP có đưa ra được thiết kế tiên tiến, điều hướng lại thị trường máy tính bảng, và khiến người dùng chú ý hay không.

Liệu webOS có được trở lại?

Một khi HP đã đảo ngược thái độ với mảng PC, có lẽ hãng nên đưa webOS và mảng di động quay trở lại. Mọi tin đồn về việc HP muốn chuyển đổi từ một nhà sản xuất điện tử tiêu dùng sang nhà cung cấp dịch vụ tư vấn và phần mềm doanh nghiệp tới giờ là hoàn toàn nhảm nhí. Trong nỗ lực vứt bỏ mọi thứ liên quan tới người tiêu dùng cá nhân trước đây, HP đã đóng băng webOS.

webosdie.jpg
Tháng 8/2011, HP tuyên bố khai tử các thiết bị webOS.

Trong khi webOS và mảng thiết bị di động của HP vẫn tồn tại vấn đề, công ty có thể thận trọng khi cân nhắc đưa webOS trở lại. Tuy nhiên, nếu muốn duy trì vai trò của người chơi chính trong kinh doanh công nghệ tiêu dùng, HP cần chiến lược di động, và webOS vẫn còn là lựa chọn khả thi. Trong gia đình công nghệ hiện nay, HP đã trở thành “ông chú điên” với nhiều quyết định khó lường.

Và như một hệ quả, số phận của webOS vẫn chưa được định đoạt. Meg Whitman tuyên bố webOS không gắn bó trực tiếp với mảng PC, vì thế giữ lại một thứ không đồng nghĩa với thứ kia sẽ sống sót. Đội ngũ lãnh đạo đang tiếp tục tranh luận về tương lai webOS, Whitman hi vọng quyết định sẽ có vài tháng sau.

Phải thừa nhận rằng, ban đầu HP xử trí với webOS quá vụng về: mất thời gian quá lâu để đưa ra sản phẩm với mức giá phi thực tế, và thất bại khi không thúc đẩy dòng sản phẩm di động đúng cách. Giết chết webOS không phải là điều người hâm mộ trông đợi. webOS là nền tảng được đánh giá cao, nhưng lại ẩn trong phần cứng đáng thất vọng. Và đó quả là sự lãng phí khủng khiếp khi để webOS chết cùng thiết bị này.

Tuy nhiên, sau khi HP bán tống bán tháo máy tính bảng HP TouchPad với giá 99 USD và lập tức hết veo, lạc quan mà nói webOS cũng nhận được một số cơ hội khi có sẵn nền tảng người dùng trên thị trường, có thể xem như cơ sở giới thiệu lại smartphone chạy webOS. Palm Pre phải chịu đau khổ chỉ bởi vì được định vị như sản phẩm hàng đầu nhưng lại tạo ra từ những nguyên liệu giá rẻ, HP không cải thiện quá nhiều so với nguyên bản. Công ty cũng cần tích cực hơn khi thuyết phục các nhà phát triển viết ứng dụng cho nền tảng. HP giống Palm, chưa bao giờ thực sự hiểu tầm quan trọng của cộng đồng các nhà phát triển đằng sau webOS.

HP-Touchpad-with-HP-logo-an.jpg
HP muốn Windows 8 là nền tảng chính cho máy tính bảng của mình.

Tới thời điểm này, HP vẫn chỉ là “người mẹ” trên danh nghĩa của smartphone. Khi được hỏi, Todd Bradley – người đứng đầu mảng hệ thống cá nhân, lại chỉ tập trung vào phân khúc ultrabook, dòng laptop siêu mỏng. Trong khi đó, Whitman hiểu rằng công ty cần tiếp tục kinh doanh máy tính bảng. Tuy nhiên, cả Whitman và Bradley vẫn chỉ nhắc tới Windows 8, dù chưa thể ra mắt thị trường sớm. Về điều này, Bradley không cho rằng vài tháng xuất phát sau là muộn, và HP “mới ở bước đầu của phân khúc mới”. Dù sao, với thị trường hiện tại tràn ngập máy tính bảng Android và iPad vẫn đang củng cố địa vị dẫn đầu, có lẽ đã tới lúc Bradley cần cân nhắc lại.

Nếu muốn nhập cuộc trò chơi máy tính bảng nhanh hơn, HP nên xem xét kĩ lại webOS.

Du Lam

Tổng hợp

Nguồn tin: http://www.ictnews.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Logo và tên gọi NukeViet

Tên gọi: NukeViet phát âm là [Nu-Ke-Việt], đây là cách đọc riêng, không phải là cách phát âm chuẩn của tiếng Anh. Ý nghĩa: NukeViet là từ ghép từ chữ Nuke và Việt Nam. Sở dĩ có tên gọi này là vì phiên bản 1.0 và 2.0 của NukeViet được phát triển từ mã nguồn mở PHP-Nuke. Mặc dù từ phiên bản 3.0,...

Thăm dò ý kiến

Bạn biết gì về NukeViet 4?

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập78
  • Máy chủ tìm kiếm7
  • Khách viếng thăm71
  • Hôm nay22,099
  • Tháng hiện tại615,591
  • Tổng lượt truy cập94,962,244
Left-column advertisement
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây