5 nguyên tắc của hoạt động marketing trên Internet

Thứ năm - 18/01/2007 20:23
Internet có những đặc thù riêng của nó. Không giống bất cứ một hoạt động truyền thống nào, hoạt động marketing trên Internet có những đặc điểm và nguyên tắc hoàn toàn khác biệt.


1. Nguyên tắc ngõ cụt



Nguyên tắc của ngõ cụt ngụ ý thiết lập một website cũng giống như xây dựng một cửa hàng trên một ngõ cụt. Nếu bạn muốn có người đến mua hàng, bạn phải cho họ thấy có một lý do để ghé thăm. Rất nhiều các dot com, website hiện nay cả ở Việt nam và trên thế giới được xây dựng theo kiểu “cứ làm đi, rồi sẽ có người đến thăm” Điều này là sai lầm, đặc biệt là kinh doanh trên mạng. Nhưng tại sao vẫn có quá nhiều người đi theo lối mòn này vậy. Đó hẳn là vì Microsoft Frontpage hứa với người ta rằng “bạn sẽ có một website trông hết sức chuyên nghiệp”. Có lẽ website đẹp nhất thế giới hẳn là phí phạm trừ phi người ta ngưỡng mộ nó đến mức phải mua hàng trên đó. Đó cũng là lý do vì sao hầu hết những người thợ thủ công khéo léo nhất, một mình đều không thể trở thành triệu phú. Họ tạo ra những sản phẩm tuyệt vời nhất nhưng lại không thể marketing sản phẩm của mình.



Vậy thì trước khi xây dựng website cho doanh nghiệp, bạn đặt câu hỏi trước làm thế nào để khách hàng truy cập vào website thường xuyên. Một cách thông thường, kế hoạch marketing của bạn như sau:



- Quảng bá hai tháng qua banner để tăng nhận thức người dùng về tên tuổi.
- Đăng ký lên các search engine.
- Đăng ký liên kết vào các danh bạ.
- Thiết lập các bản tin định kỳ nhằm thiết lập quan hệ thường xuyên với khách hàng.



Rất nhiều website hiện nay rất đẹp nhưng chẳng có gì làm khách đến thăm phải ghi nhớ vào bookmark của họ cả. Nhiều website thay vì tuyên bố “hãy liên kết đến chúng tôi bởi chúng tôi đưa ra những dịch vụ hữu ích” thì lại nói “hãy liên kết với chúng tôi bởi chúng tôi rất tuyệt vời”.



2. Nguyên tắc cho và bán



Một trong những thứ được coi là văn hoá của Internet là «miễn phí ». Nguyên tắc cho và bán nói rằng hãy thu hút khách hàng bằng cách hãy cho họ một số thứ miễn phí và bán một số dịch vụ gia tăng. Những cửa hàng truyền thống thường có những biểu ngữ như « miễn phí cho 50 khách hàng đầu tiên » và rồi họ bán một số sản phẩm khác.



3. Nguyên tắc của sự tin tưởng



Thông thường một sản phẩm được coi là tính cạnh tranh cao khi giá cả hợp lý và chất lượng được đảm bảo. Trên Internet, rào cản lớn nhất là sự tin tưởng. Sự tin tưởng của một thương hiệu trên các cửa hàng truyền thống được thiết lập bằng các chương trình quảng cáo trên nhiều phương tiện khác nhau. Tuy vậy, nếu bạn là doanh nghiệp vừa và nhỏ thì doanh nghiệp không thể trang trải được những chương trình như vậy. Nếu bạn là một cửa hàng truyền thống, thông qua tương tác giữa nhân viên và khách hàng, sự tin tưởng cũng có thể được thiết lập. Với một website thương mại, bạn hãy thiết lập sự tin tưởng bằng cách công bố chính sách rõ ràng về việc giao hàng, trả hàng và bảo hành đầy đủ. Xây dựng một website có navigation hợp lý, bảo mật được công nhận.



4. Nguyên tắc của kéo và đẩy



Nguyên tắc này cho biết bạn hãy kéo mọi người đến website của bạn bằng một nội dung hấp dẫn và hãy đẩy những thông tin có chất lượng cao đến họ một cách thường xuyên qua e-mail. Mọi hình thức kinh doanh đều không thể tồn tại với chỉ bán hàng có một lần. Chi phí để có được một khách hàng là rất cao nếu chỉ bán hàng cho họ có một lần. Đây là lí do mà nguyên tắc kéo và đẩy là hết sức quan trọng. Khi thu thập và gửi e-mail cho khách hàng, hãy nhớ kỹ hai điều : một là bạn sẽ gửi cho họ một điều gì đáng giá, hai là bạn hãy giữ bí mật về e-mail của khách hàng.



5. Nguyên tắc của thị trường mục tiêu



Những hãng lớn như Amazon, Wal-Mart có khả năng phát triển những mảng thị trường lớn bởi họ có tiềm lực mạnh về tài chính. Những doanh nghiệp vừa và nhỏ trong thương mại điện tử thành công bởi tìm kiếm được những mảnh thị trường nhỏ chưa được thoả mãn và đáp ứng xuất sắc được những nhu cầu đó.
Tất cả những nguyên tắc trên đều hết sức quan trọng, không có nguyên tắc nào quan trọng hơn nguyên tắc nào. Nếu bạn biết cách kết hợp được những nguyên tắc trên thì bạn sẽ thành công trong kinh doanh mạng.

Nguồn tin: vitanco / chungta.com

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Giới thiệu về NukeViet CMS

CMS là gì? CMS là từ viết tắt từ Content Management System. Theo wikipedia Định nghĩa. Hệ quản trị nội dung, cũng được gọi là hệ thống quản lý nội dung hay CMS (từ Content Management System của tiếng Anh) là phần mềm để tổ chức và tạo môi trường cộng tác thuận lợi nhằm mục đích xây dựng một hệ...

Thăm dò ý kiến

Lợi ích của phần mềm nguồn mở là gì?

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập197
  • Máy chủ tìm kiếm7
  • Khách viếng thăm190
  • Hôm nay24,742
  • Tháng hiện tại209,410
  • Tổng lượt truy cập94,358,074
Left-column advertisement
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây