Tối thiểu hoá rủi ro khi duyệt web

Thứ sáu - 09/08/2013 04:34

Tối thiểu hoá rủi ro khi duyệt web

Mọi giao dịch thanh toán qua mạng của bạn sẽ bớt rủi ro hơn với chế độ riêng tư, được tích hợp trong hầu hết các trình duyệt hiện nay. Tuy nhiên, hãy lưu ý rằng đừng quá ỷ lại vào công nghệ bởi đôi khi nó sẽ phản bội lại bạn.

Mọi giao dịch thanh toán qua mạng của bạn sẽ bớt rủi ro hơn với chế độ riêng tư, được tích hợp trong hầu hết các trình duyệt hiện nay. Tuy nhiên, hãy lưu ý rằng đừng quá ỷ lại vào công nghệ bởi đôi khi nó sẽ phản bội lại bạn.

Trong thời đại Internet hiện nay, hầu như mọi giao dịch, thanh toán của người dùng đều có thể thực hiện qua mạng. Song, nếu không biết quản lý việc thanh toán trực tuyến một cách chặt chẽ, hậu quả về kinh tế sẽ rất khó lường.

Và mọi việc sẽ bớt rủi ro hơn nhiều nếu trình duyệt của bạn chỉ phục vụ cho một mình bạn mà thôi. Thứ giúp bạn làm được điều đó chính là chức năng “Private Mode” (chế độ riêng tư).

Nhiệm vụ của Private Mode

Về cơ bản, Private Mode là chế độ bảo vệ trình duyệt của bạn khỏi việc lưu thông tin cá nhân về máy. Ở hầu hết các trình duyệt Private Mode có khả năng thực hiện 2 công việc hữu ích là: Làm sạch cookies, xoá lịch sử và dữ liệu tạm thời. Điều này sẽ giúp bạn giảm thiểu rủi ro trong quá trình duyệt web và khiến các hacker khó lòng ăn cắp được thông tin.

Safari

Tối thiểu hoá rủi ro khi duyệt web

Apple là thương hiệu đầu tiên cung cấp chế độ riêng tư cho người dùng, được gọi là Private Browsing vào năm 2005. Nếu là người thường dùng Safari, hẳn bạn sẽ không khó để tìm ra nó trong menu của Safari. Khi nhấn vào chế độ này, bạn sẽ được yêu cầu xác nhận xem có thực sự muốn sử dụng tính năng lướt web an toàn hay không. Điều lạ là, Safari không yêu cầu bạn xác nhận khi bạn muốn dừng lại.

Khi đang trong chế độ lướt web an toàn, Safari sẽ chấp nhận cookies tạm thời vì thế ban vẫn có thể đăng nhập vào những trang thanh toán qua mạng để mua hàng. Tuy nhiên, bất kỳ khi nào bạn vô hiệu hoá chế độ Private Browsing, mọi cookies có liên quan đến việc thanh toán sẽ bị xoá sạch.

Một điều lưu ý, để làm sạch cookies và lịch sử duyệt web, chế độ Private Browsing sẽ xoá hoàn toàn thống kê tải về từ cửa sổ tải về của Safari. Ngoài ra, mọi từ khoá tìm kiếm và đường dẫn bạn đã từng truy cập trước đó cũng không còn tồn tại nữa. Trong quá trình này, Safari thậm chí sẽ ngăn chặn việc bạn đồng bộ dữ liệu với tài khoản iCloud.

Internet Explorer

Tối thiểu hoá rủi ro khi duyệt web

Microsoft gọi chế độ Private của mình là “InPrivate Browsing” – Với tính năng tương tự như Safari là tăng cường bảo mật cho người dùng khi lướt web.

Tuy nhiên, cách thức hoạt động của chế độ riêng tư trên IE tương đối khác. Khi kích hoạt InPrivate Browsing, IE sẽ mở ra một cửa sổ mới. Tại đây, người dùng có thể sử dụng bình thường mọi chức năng như khi chế độ tăng cường bảo mật chưa được bật. Điểm đặc biệt ở chế độ InPrivate Browsing là người dùng có thể đăng nhập cùng lúc vào 2 tài khoản Gmail.

Để kích hoạt cửa sổ InPrivate trong Windows, bật IE > Tools > InPrivate Browsing.

Chrome

Tối thiểu hoá rủi ro khi duyệt web

Khi bạn chọn New Incognito Window trong menu của Chrome, bạn sẽ bắt đầu sử dụng trình duyệt này dưới dạng bí mật. Cũng tương tự như IE hay Safari, Chrome cũng chấp nhận cookies tạm thời nhưng sẽ xoá sạch chúng ngay khi chế độ riêng tư được vô hiệu hoá.

Nhìn chung, Chrome “học tập” IE về cách thức hoạt động của chế độ riêng tư khi cũng sử dụng thêm một cửa sổ mới. Tuy nhiên, điểm khác biệt ở chỗ Chrome là “con đẻ” của Google và do đó nó sẽ được đồng bộ hoá với các sản phẩm khác của “ông trùm” mạng tìm kiếm này.

Nói cách khác, nếu đã đăng nhập vào tài khoản Google trước đó, mọi lịch sử web của bạn sẽ được lưu trên Google Web bất chấp việc bạn có sử dụng chế độ riêng tư hay không. Do đó, hãy lưu ý xoá triệt để dấu vết trên Chrome bằng cách vô hiệu hoá chức năng lịch sử Web ở tài khoản Google.

Firefox

Tối thiểu hoá rủi ro khi duyệt web

Về cách thức hoạt động, hệ điều hành “cáo lửa” cũng không ngoại lệ so với 3 cái tên sừng sỏ kể trên. Tuy nhiên, Mozilla đã cung cấp cho Firefox khả năng tuỳ chọn sâu hơn ở chế độ riêng tư bằng việc cung cấp khả năng luôn bật chế độ này khi duyệt web.

Mặt hạn chế của chế độ riêng tư

Lỗ hổng lớn nhất trong chế độ riêng tư là các hacker vẫn có thể theo dõi quá trình duyệt web của bạn qua địa chỉ IP. Trên thực tế, những trình duyệt trên không cách ly các trang web riêng tư khỏi những trang web bình thường khác. Và các hacker có thể lần theo các dấu vết này để tìm thông tin.

Theo thống kê của BitDefender, số người sử dụng chế độ riêng tư hiện mới chỉ chiếm 2% số người sử dụng trình duyệt web. Song trong số này có nhiều doanh nhân, nhà khoa học và các giao dịch thương mại trực tuyến lớn…

Hiện vẫn chưa có bản "vá" nào được đưa ra cho lỗ hổng này của chế độ “Private Browsing”. Phòng nghiên cứu hiểm họa bảo mật BitDefender đã cảnh báo cho các nhà cung cấp trình duyệt Interrnet và đang tiếp tục tìm hiểu sâu hơn để đưa ra những hỗ trợ bảo vệ người dùng.

Do đó, nên nhớ rằng chế độ riêng tư chỉ có thể giảm thiểu sự rủi ro cho người dùng khi duyệt web chứ không hoàn toàn an toàn 100%. Do đó, dù là một tín đồ của thế giới số đi chăng nữa, bạn cũng không nên quá ỷ lại vào công nghệ bởi biết đâu một ngày, công nghệ sẽ có thể phản bội lại chính bạn.

Tác giả: Theo VTV

Nguồn tin: http://www.quantrimang.com.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Giới thiệu về NukeViet

Giới thiệu khái quát NukeViet là một ứng dụng trên nền web có thể sử dụng vào nhiều mục đích khác nhau. Phiên bản đang được phát hành theo giấy phép phần mềm tự do nguồn mở có tên gọi đầy đủ là NukeViet CMS gồm 2 phần chính là phần nhân (core) của hệ thống NukeViet và nhóm chức năng quản trị nội...

Thăm dò ý kiến

Lợi ích của phần mềm nguồn mở là gì?

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập159
  • Máy chủ tìm kiếm1
  • Khách viếng thăm158
  • Hôm nay22,878
  • Tháng hiện tại189,425
  • Tổng lượt truy cập94,338,089
Left-column advertisement
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây