Nhiễm trojan khi sử dụng KakaoTalk

Thứ bảy - 27/07/2013 21:51
Hãng bảo mật Trend Micro tại Nhật Bản mới đây đã phát hiện KakaoTalk và nhiều ứng dụng tin nhắn khác đang trở thành mục tiêu tấn công của giới hacker, đe dọa đến sự an toàn thông tin của người dùng.
Nhiễm trojan khi sử dụng KakaoTalk

Hãng bảo mật Trend Micro tại Nhật Bản mới đây đã phát hiện KakaoTalk và nhiều ứng dụng tin nhắn khác đang trở thành mục tiêu tấn công của giới hacker, đe dọa đến sự an toàn thông tin của người dùng.

Một trong những cách khá tinh vi để hacker tấn công người dùng là viết một phiên bản hợp pháp của các ứng dụng phổ biến và thêm mã độc vào nó. Điều này sẽ tạo ra một ứng dụng chứa trojan, nhưng người dùng sẽ không hề biết được đâu là bản thật và đâu là phiên bản độc hại.

Trong trường hợp bị phát hiện mới đây tại Nhật Bản thì phiên bản trojan độc hại của KakaoTalk bị phát hiện mang tên ANDROIDOS_ANALITYFTP.A. Phiên bản này đã được lan truyền thông qua email. Nếu so sánh chi tiết các ứng dụng, người dùng có thể thấy sự khác biệt giữa các phiên bản.

Nhiễm trojan khi sử dụng KakaoTalk
Sự khác nhau giữa phiên bản KakaoTalk hợp pháp (bên trái) và độc hại (bên phải).

Ngoài ra, người dùng còn có thêm một cách để phân biệt giữa phiên bản ứng dụng gốc và phiên bản trojan. Đó là các ứng dụng trojan luôn yêu cầu được cấp thêm quyền truy cập nhiều hơn các ứng dụng hợp pháp.

Nhiễm trojan khi sử dụng KakaoTalk
Phiên bản Trojan luôn yêu cầu được cấp phép nhiều hơn.

ANDROIDOS_ANALITYFTP.A được nhận định là trojan mang tính chất theo dõi. Lợi dụng sự bất biến trong ngôn ngữ lập trình Android, Java, kẻ tấn công sẽ thiết lập ứng dụng thường xuyên gửi về chủ nhân các thông tin liên lạc, tin nhắn văn bản... Dữ liệu này có thể trở thành nền tảng cho các cuộc tấn công tiếp theo.

Bên cạnh việc tạo ra các phiên bản ứng dụng trojan độc hại, ứng dụng giả mạo cũng được sử dụng trong trường hợp KakaoTalk. Khoảng một tháng trước, KakaoTalk đã cảnh báo người dùng, thông qua tài khoản Twitter chính thức của họ, về một "KakaoTalk Security Plugin".

Nhiễm trojan khi sử dụng KakaoTalk
Thông báo của KakaoTalk từ Twitter.

Ứng dụng giả mạo này được biết đến là ANDROIDOS_FAKEKKAO.A. Rất nhiều người đã bị lừa vì được gắn tên KakaoTalk, và tiếp theo là "Security" tạo cảm giác an tâm để người dùng tải về.

Nhiễm trojan khi sử dụng KakaoTalk
Phần mềm giả mạo được cài xen vào phần mềm hợp pháp.

Cách phòng tránh:

Cách tốt nhất để phòng chống lại các mối đe dọa này là nên tránh tải về các ứng dụng nằm ngoài nguồn Google Play. Thậm chí, người dùng nên kiểm tra tính hợp pháp của các ứng dụng hiện tại, nhằm phát hiện những phiên bản trojan. Ngoài ra, sử dụng một giải pháp bảo mật như Trend Micro Mobile Security cho thiết bị di động cũng là việc cần chú ý đến.

Bên cạnh việc sử dụng khôn ngoan của người dùng, trách nhiệm của các nhà phát triển ứng dụng cũng cần được chú trọng. Khi tạo và quyết định tung ra thị trường, nhà phát triển cần đánh giá phần mềm, ứng dụng này có nguy cơ bị lợi dụng, cài trojan hay không. Việc này không chỉ giúp ích cho người dùng, mà còn sẽ ảnh hưởng đến danh tiếng của bản thân nhà phát triển ứng dụng.

Tác giả: Theo VnExpress

Nguồn tin: http://www.quantrimang.com.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Yêu cầu sử dụng NukeViet 4

1. Môi trường máy chủ Yêu cầu bắt buộc Hệ điều hành: Unix (Linux, Ubuntu, Fedora …) hoặc Windows PHP: PHP 5.4 hoặc phiên bản mới nhất. MySQL: MySQL 5.5 hoặc phiên bản mới nhất Tùy chọn bổ sung Máy chủ Apache cần hỗ trợ mod mod_rewrite. Máy chủ Nginx cấu hình các thông...

Thăm dò ý kiến

Bạn biết gì về NukeViet 4?

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập253
  • Hôm nay50,759
  • Tháng hiện tại548,470
  • Tổng lượt truy cập94,895,123
Left-column advertisement
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây