MangVN

https://mangvn.org


Mẹo sử dụng máy tính xách tay hiệu quả

Mẹo sử dụng máy tính xách tay hiệu quả
Máy tính xách tay (Lap top) là thiết bị công nghệ cao dễ bị hư hại và rất dễ bị ... mất cắp. Vì vậy khi sử dụng laptop bạn đừng quên một vài thủ thuật để không rơi vào cảnh "Mất bò mới lo làm chuồng". Sau vụ mất laptop vừa qua, vô tình đọc được bài viết này, copi lại để nhắc nhở mình và cũng là để nhắc mọi người cảnh giác.
Vài mẹo giúp người mới chuyển từ PC sang laptop tận dụng MTXT hiệu quả hơn, nhưng cũng hữu dụng cho cả người dùng có kinh nghiệm.

Quản lý năng lượng

Máy tính xách tay cài Windows được thiết kế một số bộ phận tích điện để tăng thời gian dùng pin, nhưng bạn cũng có thể thay đổi các tính năng quản lí năng lượng của máy (trong Control Panel > Power Options (Windows XP) hay Mobile PC (Vista). Với việc cài đặt tính năng tiết kiện điệm hoặc tự động tắt khi máy ở chế độ chờ, pin sẽ sử dụng được lâu hơn.

Hạn chế các kết nối không cần thiết

Khi không sử dụng các tính năng của máy tính xách tay như Wi-Fi, Bluetooth, WWAN hay các kết nối không dây khác, hãy tắt chế độ bắt sóng (qua nút tắt trên bàn phím hoặc với các chương trình tương ứng) để tiết kiệm pin khi không phải dò bắt tín hiệu. Bạn cũng nên hạn chế sử dụng USB khi đang di chuyển

 

 

 

Luôn để máy tính “trong tầm tay”

Hàng ngàn máy tính xách tay bị lấy cắp mỗi năm. Hãy chuẩn bị cho tình huống xấu nhất bằng cách cài đặt hệ thống theo dõi như phần mềm Lojack, CyberAngel hay phần The LaptopLock miễn phí. Những phần mềm này có thể giúp xác định vị trí của máy tính một khi máy được kết nối vào mạng, tăng khả năng lấy lại được tài sản của bạn.

 

Giảm ánh sáng màn hình

Bộ phận “ăn” pin nhiều nhất của laptop là màn hình LCD. Để tiết kiệm pin khi không mang theo ổ cắm,  chỉnh độ sáng của màn hình đến mức thấp nhất mà mắt của bạn có thể nhìn được. Hầu như tất cả các laptop đều có một phím chức năng, thậm chí phím nóng chuyên dụng để điều chỉnh nhanh. Bạn cũng có thể chỉnh độ sáng trong Control Panel >Display Settings.

Giữ máy của bạn thật “mát”
Chính vì hình dáng nhỏ, mỏng với các lỗ thông hơi rất bé, máy tính xách tay mới phát quá nhiều nhiệt như vậy. Nếu để máy tính trên đùi của bạn, hoặc qua một miếng vải để bảo vệ đùi của bạn khỏi bị bỏng, sự thông khí của máy sẽ bị ngăn chặn và càng làm cho vấn đề tồi tệ hơn. Để giữ cho nhiệt độ của máy tính xách tay không quá nóng, hãy để máy trên bàn, hoặc lót máy bằng một miếng mút thông khí, như vậy máy sẽ không bị giữ nhiệt hay giảm thoát khí. 

 

 

 Sao lưu các dữ liệu quan trọng

Sự di chuyển liên tục làm cho các linh kiện của máy tính rất dễ bị hư hại, và với máy tính xách tay thì khả năng này còn lớn hơn nhiều. Chính vì vậy, các dữ liệu trong ổ cứng nên được sao lưu sang ổ ngoài, ổ lưu dạng USB hoặc lưu trên các server. Các ổ cứng ngoài như Western Digital Passport Elite rất hữu dụng để sao lưu dữ liệu khi bạn cần di chuyển trong khi làm việc.

Bảo vệ bàn phím của bạn

Hãy luôn nhớ để bàn phím của bạn tránh xa mọi chất lỏng. Nếu như chỉ một lần vô tình đánh đổ nước vào bàn phím, nó có thể phá hỏng không chỉ bàn phím của bạn. Chất lỏng rỉ qua kẽ hở bàn phím có thế làm các linh kiện trong máy cháy hỏng. Bạn cũng nên bảo vệ laptop khỏi các vật nhọn với vỏ bảo vệ làm bằng chất dẻo tổng hợp của Protect Laptop Covers.

 

Mua một chiếc túi đựng chuyên dụng

Nếu bạn định mang theo laptop bên mình, tốt nhất là nên mua một chiếc túi đựng laptop. Có rất nhiều kiểu dáng và giá cả để bạn lựa chọn. Để bảo vệ máy tính một cách tốt nhất, bạn nên mua loại túi có ngăn mút riêng biệt bên trong. Nếu bạn không muốn một chiếc túi dễ bị trộm để ý, hãy để laptop của bạn trong một ngăn tách rời và đựng trong ba-lô hoặc cặp của bạn.

Cẩn thận với thay đổi nhiệt độ

Khi mang máy tính từ một nơi lạnh sang nơi ấm hơn hoặc ngược lại, đừng bật máy vội cho đến khi laptop của bạn đạt nhiệt độ trong phòng. Thay đổi nhiệt độ đột ngột có thể làm cho hơi ẩm bên trong ngưng đọng lại và phá hủy các linh kiện laptop.

Nguồn tin: Anh Vinh-Báo Dân Trí

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây