Mua hàng qua mạng: Mất tiền thật, nhận hàng ảo

Thứ bảy - 13/07/2013 11:49
(Dân trí) - Quảng cáo rầm rộ, khuyến mãi ồ ạt… nhiều đối tượng bán hàng qua mạng đã đánh vào tâm lý ham của rẻ của người mua để lừa đảo.

Lừa siêu hạng!

Điện thoại Iphone rởm là miếng mồi ngon thường được các đối tượng bán hàng qua mạng rao bán
Điện thoại iPhone "rởm" là "miếng mồi ngon" thường được các đối tượng bán hàng qua mạng rao bán

Truy cập vào một trang chuyên bán hàng qua mạng để tìm hiểu giá nguyên vật liệu , anh Đ.H.N. (35 tuổi, ngụ huyện Bình Chánh) thấy “đập” vào mắt mình thông tin một đại lý sắt thép “đại hạ giá”, bán rẻ hơn giá thực tế ngoài thị trường đến 10 ngàn đồng/kg.
 
Lần theo địa chỉ và số điện thoại từ gian hàng online này, anh N. gặp được một người tên Sơn, khi hai bên thỏa thuận xong anh N. đã đưa cho Sơn gần 40 triệu đồng.

Sau đó, anh N. nhờ người thân đi theo Sơn nhận hàng tại quận 12. Gần đến điểm hẹn, Sơn viện cớ đường vào công ty cấm xe tải, yêu cầu người thân của anh N. đứng ngoài chờ. Để tránh nghi ngờ, Sơn vẫn làm các “thủ tục” cân sắt, chất lên xe ba gác máy rồi nói cho địa chỉ nhà sẽ chở hàng đến tận nơi. Tin tưởng vào đối tác, người thân của anh N. đi trước nhưng khi đến nhà, chờ mãi vẫn không thấy số sắt đã mua đâu, tức tốc quay lại thì anh N. ngã ngửa khi biết đó chỉ là công ty “ma”.

Liên quan đến việc mua hàng trên mạng, chị H.H. (ngụ đường Lê Văn Sỹ, quận Phú Nhuận) kể: khoảng 1 tháng trước chị H. vào một trang bán hàng quần áo thời trang có địa chỉ ngoài phía bắc để đặt mua một số mẫu hàng. Vừa chuyển tiền xong thì chị H. nhận được thông báo hết mẫu hàng đã đặt và phía người bán yêu cầu chuyển thêm tiền để đổi mẫu mới.

Không đồng tình với việc này, chị H. yêu cầu được hoàn trả lại tiền đã chuyển khoản trước đó nhưng phía người bán đã “lặn mất tăm”. Nhiều lần chị H. gọi điện thoại để đòi lại tiền thì người này không nghe máy. Lần theo địa chỉ trang bán hàng chị H. cung cấp, chúng tôi nhận thấy có khá nhiều mặt hàng quần áo thời trang được bày bán. Trên trang này có ghi thông tin bản quyền nhưng về giấy phép thì “đang chờ xin giấy phép kinh doanh”!

Vạch mặt trò kinh doanh “bẩn”

Các đối tượng lừa đảo thường lời dụng các trang mua bán, tung sản phẩm ảo để lừa đảo
Các đối tượng lừa đảo thường lời dụng các trang mua bán, tung sản phẩm "ảo" để lừa đảo

Sự lừa đảo tinh vi của các đối tượng bán hàng qua mạng chỉ được thể hiện khi cảnh sát vào cuộc, bóc trần. Bằng việc rao bán các thiết bị điện tử, lập tài khoản ngân hàng lừa khách hàng chuyển khoản sau đó rút tiền ra chia nhau mà không giao hàng cho khách, trong thời gian ngắn Trần Văn Tuấn (31 tuổi, quê Quảng Ngãi), Nguyễn Minh Tùng, Võ Sĩ Hậu, Trần Văn Hoàng và Lê Công Đạt (ở chung nhà trọ với Tuấn) đã lừa nhiều người số tiền gần nửa tỷ đồng.

Theo khai báo của nhóm đối tượng này, vào đầu tháng 6/2011, Tuấn nhặt được chứng minh nhân dân (CMND) mang tên Đỗ Hoàng Quốc B. Sau đó, Tuấn dùng CMND này mở tài khoản tại Ngân hàng Nông nghiệp phát triển nông thôn số tài khoản và Ngân hàng Techcombank. Tiếp đến, Tuấn Hoàng, Hậu, Tùng, Đạt cùng thực hiện hành vi lừa đảo thông qua mạng Internet, sử dụng chiêu thức rao bán các sản phẩm điện tử như điện thoại iPhone, máy tính bảng iPad, máy ảnh Canon... trên nhiều trang web điện tử.

Khi có người liên lạc theo các số điện thoại để lại trên các mẩu tin quảng cáo, Tuấn cùng đồng bọn thỏa thuận với khách hàng về giá và yêu cầu chuyển tiền cọc vào hai số tài khoản nêu trên. Nhận được tiền cọc, các đối tượng này không chuyển hàng cho người mua mà hủy luôn các số điện thoại dùng để giao dịch rồi rút tiền chia nhau tiêu xài theo tỷ lệ Tuấn lấy 30%, 70% được chia cho những đối tượng còn lại. 

Một đường dây lừa đảo bán hàng qua mạng khác do hai “nữ quái” Nguyễn Ngọc Sương (32 tuổi) và Nguyễn Thị Hương (23 tuổi, cùng quê Quảng Ngãi, tạm trú tại quận Tân Phú) cũng vừa bị vạch trần. Dù trình độ học vấn mới chỉ hết lớp 1 và “chiêu thức” không mới nhưng Sương và Hương đã lừa được khá nhiều “con mồi” ham của rẻ. Thông qua trang web bán hàng trực tuyến, cả hai rao bán điện thoại iPhone 4, iPhone 5 và nhiều dòng điện thoại thông minh đời mới là hàng xách tay từ nước ngoài về với giá rẻ, từ 4,5- 8 triệu đồng/cái.

Hàng trăm khách hàng đã điện thoại đến đặt mua iPhone thì được Sương yêu cầu nộp trước 30% giá thành vào tài khoản, số tiền còn lại sẽ thanh toán khi nhận được hàng. Nhận được tiền, kế hoạch lừa đảo bước 1 của hai “nữ quái” này coi như đã thành công. Viện lý do phải quyết toán sổ sách, Hương và Sương tiếp tục yêu cầu người mua gửi tiếp 70% số tiền còn lại mới có thể nhận điện thoại.

Đến lúc này, Nguyễn Ngọc Sương và Nguyễn Thị Hương chỉ gửi điện thoại iPhone Trung Quốc hoặc “cù nhầy” không trả lại tiền cho khách hàng.

Trung Kiên

Nguồn tin: http://dantri.com.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Giới thiệu về NukeViet

Giới thiệu khái quát NukeViet là một ứng dụng trên nền web có thể sử dụng vào nhiều mục đích khác nhau. Phiên bản đang được phát hành theo giấy phép phần mềm tự do nguồn mở có tên gọi đầy đủ là NukeViet CMS gồm 2 phần chính là phần nhân (core) của hệ thống NukeViet và nhóm chức năng quản trị nội...

Thăm dò ý kiến

Bạn biết gì về NukeViet 4?

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập28
  • Máy chủ tìm kiếm4
  • Khách viếng thăm24
  • Hôm nay17,177
  • Tháng hiện tại91,619
  • Tổng lượt truy cập98,291,936
Left-column advertisement
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây