Trạm BTS bị mang tiếng oan gây ảnh hưởng tới sức khoẻ

Chủ nhật - 23/10/2011 13:00
Một trong những nguyên nhân chính khiến các doanh nghiệp thường bị khó trong việc lắp đặt trạm thu phát sóng di động BTS là do người dân lo ảnh hưởng đến sức khoẻ. Nhưng với những thông tin mà các nhà khoa học chia sẻ dưới đây, hy vọng...
Một trong những nguyên nhân chính khiến các doanh nghiệp thường bị khó trong việc lắp đặt trạm thu phát sóng di động BTS là do người dân lo ảnh hưởng đến sức khoẻ. Nhưng với những thông tin mà các nhà khoa học chia sẻ dưới đây, hy vọng sẽ xoá bỏ những suy nghĩ bấy lâu cho BTS…


Theo ý kiến của Tiến sĩ Phạm Ngọc Châu, Phó Chủ nhiệm khoa Vệ sinh y học môi trường, Học viện Quân y, các trạm phát BTS chỉ là một nguồn phát bức xạ điện từ tần số radio thôi. Nguồn phát này có tần số chỉ dao động đến khoảng 2MHZ. Cùng với đó công suất cũng rất nhỏ, không đáng kể.
 

 

Đánh giá của Tiến sĩ Phạm Ngọc Châu cũng là quan điểm từ phía cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành trong lĩnh vực thông tin di động. Theo Vụ Khoa học Công nghệ thuộc Bộ Thông tin và Truyền thông, ảnh hưởng của sóng vô tuyến thông tin di động đã được Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đã khẳng định, tần số hoạt động của các hệ thống điện thoại di động hiện nay trong khoảng từ 450 MHz đến 1800 MHz, sóng vô tuyến này không phải là bức xạ ion hoá như các tia X hoặc tia gamma, không gây ra hiện tượng ion hoá hoặc phóng xạ trong cơ thể.
 

 

Trường sóng vô tuyến thâm nhập vào các mô với độ sâu tuỳ thuộc vào tần số tới một cm tại tần số của sóng thông tin di động. Năng lượng vô tuyến được cơ thể hấp thụ và tạo thành nhiệt, nhưng tiến trình điều hoà nhiệt thông thường của cơ thể sẽ tải nhiệt này đi.
 

 

Rõ ràng các ảnh hưởng của sóng vô tuyến đến sức khoẻ liên quan đến sự sinh nhiệt này, nhưng với mức năng lượng sóng vô tuyến quá thấp thì không thể gây ra sự tăng nhiệt và không có nghiên cứu nào cho thấy có ảnh hưởng có hại cho sức khoẻ tại các mức phơi nhiễm dưới các giới hạn theo hướng dẫn của các tổ chức quốc tế.

 
 

WHO cũng đã nêu ra bằng chứng khoa học hiện tại cho thấy phơi nhiễm trường sóng vô tuyến, như các sóng phát từ máy điện thoại di động và trạm thu phát của chúng, dường như không gây ra và không thúc đẩy phát triển ung thư. Đối với các nguy cơ cho sức khoẻ khác, các nhà khoa học đã báo cáo về các ảnh hưởng khác về trong việc sử dụng máy điện thoại di động như: thay đổi trong hoạt động của não, thời gian phản ứng và giấc ngủ. Những ảnh hưởng này là nhỏ, không rõ ràng tới sức khoẻ.

 
 
WHO cũng đưa ra kết luận “Qua xem xét mức độ phơi nhiễm rất thấp và các kết quả nghiên cứu thu thập tới nay, chưa có bằng chứng khoa học thuyết phục nào cho thấy tín hiệu tần số vô tuyến yếu từ các trạm thu phát vô tuyến và các mạng vô tuyến gây ra những ảnh hưởng có hại cho sức khoẻ”.
 

 

Trên thực tế, từ khi có các lo ngại về ảnh hưởng của sóng điện từ của các trạm BTS, Bộ Thông tin và Truyền thông cũng đã có nhiều cuộc đo thử được thực hiện theo phản ảnh, bức xúc của người dân, hoặc theo yêu cầu của doanh nghiệp lắp đặt trạm BTS. Kết quả đo kiểm cho thấy ở những nơi người dân phản ảnh về hiện tượng sức khoẻ thì mức phơi nhiễm đều nhỏ hơn giá trị tiêu chuẩn rất nhiều.
 

 

Được biết, từ 1/1/2007, thực hiện quy định kiểm định công trình viễn thông của Bộ Thông tin và Truyền thông, một số công trình trạm BTS mới xây dựng đã được đo kiểm định về phơi nhiễm trường điện từ. Việc đo kiểm định thực hiện bởi các Phòng đo kiểm đã được Bộ Thông tin và Truyền thông chỉ định (hiện nay có 15 Phòng đo kiểm đã được chỉ định có thể đo kiểm phơi nhiễm trường điện từ).
 

 

Kết quả kiểm định từ 1/1/2007 đến nay, theo thống kê, Cục Quản lý chất lượng Công nghệ thông tin và Truyền thông đã cấp giấy chứng nhận cho gần 3.000 trạm thu phát sóng thông tin di động di động, có nghĩa tẩt cả các trạm này không có trạm nào gây ra mức phơi nhiễm vượt mức giới hạn cho phép 2 W/m2 (hoặc 27,5 V/m) trong khu vực dân cư sinh sống, đi lại xung quanh trạm phát sóng.


Việc đo kiểm, đánh giá mức độ an toàn và cấp giấy chứng nhận cho các trạm thu phát thường xuyên được tiến hành để đảm bảo tuần thủ các quy định của Bộ Thông tin và Truyền thông.
 


Theo VnMedia

Nguồn tin: http://xahoithongtin.com.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Giấy phép sử dụng NukeViet

Bản dịch tiếng Việt của Giấy phép Công cộng GNU Người dịch&nbsp;Đặng Minh Tuấn <dangtuan@vietkey.net> Đây là bản dịch tiếng Việt không chính thức của Giấy phép Công cộng GNU. Bản dịch này không phải do Tổ chức Phần mềm Tự do ấn hành, và nó không quy định về mặt pháp lý các điều khoản cho các...

Thăm dò ý kiến

Lợi ích của phần mềm nguồn mở là gì?

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập432
  • Máy chủ tìm kiếm17
  • Khách viếng thăm415
  • Hôm nay26,542
  • Tháng hiện tại458,636
  • Tổng lượt truy cập100,140,711
Left-column advertisement
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây