Nghiên cứu cảm biến máy ảnh từ vi khuẩn

Thứ ba - 15/10/2013 09:18
Nghiên cứu mới từ một nhóm sinh viên đại học Anh quốc cho thấy cảm biến máy ảnh có thể làm từ vi khuẩn E.Coli.
Nghiên cứu cảm biến máy ảnh từ vi khuẩn

Nghiên cứu mới từ một nhóm sinh viên đại học Anh quốc cho thấy cảm biến máy ảnh có thể làm từ vi khuẩn E.Coli.

Sắp tới sẽ diễn ra một cuộc thi công nghệ sinh học tổng hợp quốc tế tại Lyon Pháp, ở đây các nhóm sinh viên hay nhà nghiên cứu sẽ công bố những công trình mà họ đã dày công thử nghiệm trước các nhà khoa học hàng đầu thế giới trước khi tham gia vào trận chung kết được tổ chức tại MIT vào cuối năm nay.

Paint Of COLI: Nghiên cứu cảm biến máy ảnh từ vi khuẩn
Vi khuẩn E.Coli

Và mới đây theo một nguồn tin cho biết một nhóm sinh viên từ một trường đại học Anh quốc vừa tìm ra cách để sản xuất cảm biến ảnh dựa trên một nền tảng hoàn toàn mới - một tấm cảm quang được chế từ những con vi khuẩn sinh học nhạy cảm với ánh sáng.

Nhóm này bao gồm nhiều sinh viên đến từ các trường Đại học CLES và CEMPS. Dự án có tên “Paint by COLI”, hướng đến việc sử dụng những con vi khuẩn E.coli để tạo cảm biến ánh sáng. Một số con vi khuẩn kia mang gien nhạy cảm với ánh sáng, và có thể đổi màu tùy theo điều kiện môi trường nên ý tưởng này là hoàn toàn khả thi.

Paint Of COLI: Nghiên cứu cảm biến máy ảnh từ vi khuẩn
Vi khuẩn E.Coli kích thước nhỏ cho cảm biến có mật độ pixel dày hơn

Theo đó thì các đặc tính của vi khuẩn sẽ được điều chỉnh để biến đổi cho từng bước sóng ánh sáng nhất định - ánh sáng đỏ thì tái tạo từ màu cyan, ánh sáng màu lục thì tái tạo từ màu magenta và ánh sáng xanh dương thì tái tạo từ màu vàng. Sự kết hợp này sẽ cho ra một loại cảm biến có công dụng tương tự như cảm biến ảnh điện tử, cho phép chúng ta tạo ra những chiếc máy ảnh "thân thiện với môi trường" đúng nghĩa.

Ngoài ra, theo như nhóm nghiên cứu thì vi khuẩn có kích thước nhỏ hơn tế bào cảm quang rất nhiều, vì thế nên cách tiếp cận này sẽ mở ra tương lai cho những loại cảm biến ảnh có mật độ pixel dày hơn, nếu như so với cảm biến điện tử. Tuy vậy thì thách thức vẫn còn không nhỏ đối với đội ngũ này, ví dụ như làm thế nào để có thể giữ cho những con vi khuẩn sống được sau mỗi lần phơi sáng trong một thời gian dài.

Tác giả của dự án nói rằng họ đã thành công trong việc kết hợp những con vi khuẩn khác nhau để tái tạo nhiều màu sắc cùng lúc, nhưng có lẽ con đường đi còn rất dài cho họ trước khi có thể biến nó trở thành hiện thực, như một cảm biến Full Frame đặt trong máy DSLR chẳng hạn.

Tác giả: Theo TechZ

Nguồn tin: http://www.quantrimang.com.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Giấy phép sử dụng NukeViet

Bản dịch tiếng Việt của Giấy phép Công cộng GNU Người dịch&nbsp;Đặng Minh Tuấn <dangtuan@vietkey.net> Đây là bản dịch tiếng Việt không chính thức của Giấy phép Công cộng GNU. Bản dịch này không phải do Tổ chức Phần mềm Tự do ấn hành, và nó không quy định về mặt pháp lý các điều khoản cho các...

Thăm dò ý kiến

Bạn biết gì về NukeViet 4?

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập342
  • Máy chủ tìm kiếm9
  • Khách viếng thăm333
  • Hôm nay28,097
  • Tháng hiện tại460,191
  • Tổng lượt truy cập100,142,266
Left-column advertisement
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây