Samsung dời nhà máy từ Trung Quốc sang Việt Nam

Thứ năm - 12/12/2013 09:21
Đế chế smartphone của Samsung được xây dựng nhờ nguồn nhân công dồi dào, giá rẻ tại Trung Quốc. Tuy nhiên, khi chi phí tại đây tăng vọt, hãng lại dần chuyển sản xuất sang Việt Nam để bảo toàn lợi nhuận.
Samsung dời nhà máy từ Trung Quốc sang Việt Nam

Đế chế smartphone của Samsung được xây dựng nhờ nguồn nhân công dồi dào, giá rẻ tại Trung Quốc. Tuy nhiên, khi chi phí tại đây tăng vọt, hãng lại dần chuyển sản xuất sang Việt Nam để bảo toàn lợi nhuận.

Samsung đã vượt qua Apple để trở thành hãng điện thoại di động lớn nhất thế giới bằng các thiết bị hàng đầu có giá trên 900 USD, cũng như điện thoại cơ bản giá dưới 150 USD. Tuy nhiên, nhu cầu điện thoại cao cấp đang giảm dần và các đối thủ Trung Quốc lại ngày càng hạ giá để cạnh tranh. Vì thế, Samsung đã gia nhập làn sóng các công ty công nghệ như Nokia hay Intel, sang Việt Nam để tận dụng nguồn nhân lực giá rẻ chỉ bằng một phần ba Trung Quốc.

Tháng 3/2013, Samsung Electronics Việt Nam Thái Nguyên (SEVT) đã chi 2 tỷ USD để xây dựng khu tổ hợp công nghệ cao tại Thái Nguyên. Đến tháng 10, Samsung Electro - Mechanics Vietnam cũng tuyên bố rót tiếp 1,2 tỷ USD vào nhà máy sản xuất vi mạch và linh kiện điện tử cho điện thoại di động tại đây.

Samsung dời nhà máy từ Trung Quốc sang Việt Nam
Samsung đang chuyển sản xuất khỏi Trung Quốc vì chi phí nhân công cao.

Vào Trung Quốc năm 1992, Samsung hiện có 13 nhà máy sản xuất và 7 phòng nghiên cứu tại đây, theo báo cáo hồi tháng 6 của hãng. Hơn 45.000 lao động tại Trung Quốc tương đương 19% nhân viên Samsung trên toàn cầu. Đây là tỷ lệ lao động nước ngoài lớn nhất của hãng, Bloomberg cho biết.

Tuy nhiên, tốc độ tăng trưởng kinh tế cao của Trung Quốc đã khiến lương nhân công tại đây tăng đáng kể. Theo khảo sát năm 2012 của Tổ chức Xúc tiến Thương mại Nhật Bản (JETRO), lương trung bình một tháng của công nhân nhà máy tại Bắc Kinh (Trung Quốc) là 466 USD, hơn gấp ba 145 USD tại Hà Nội.

Intel, hãng sản xuất chip máy tính lớn nhất thế giới, đã khánh thành nhà máy lắp ráp và kiểm định sản phẩm 1 tỷ USD tại TP HCM năm 2010. Nokia cho biết nhà máy gần Hà Nội đã hoạt động hết công suất trong quý III. LG Electronics cũng đang xây nhà máy 400.000 m2 tại Việt Nam. "Việt Nam có điều kiện chính trị ổn định và lực lượng lao động trình độ tốt. Cũng giống Hàn Quốc, Việt Nam rất có ý thức tái thiết nền kinh tế sau chiến tranh", LG cho biết trong một thông báo.

"Xu hướng các công ty chuyển từ Trung Quốc sang Việt Nam sẽ tăng tốc trong 2-3 năm tới, chủ yếu vì chi phí lao động tại Trung Quốc. Việt Nam đang thực sự nỗ lực củng cố các ngành công nghiệp", ông Lee Jung Soon – nhân viên Cơ quan Xúc tiến Thương mại Hàn Quốc tại TP HCM nhận xét.

Nhà máy mới của Samsung tại Việt Nam dự kiến tạo ra 120 triệu thiết bị một năm cho đến năm 2015, tương đương gấp đôi công suất tại Việt Nam hiện tại. Với một phần ba thị phần smartphone toàn cầu, Samsung có lẽ sẽ sản xuất tới 80% thiết bị tại Việt Nam, Lee Seung Woo - nhà phân tích tại Công ty chứng khoán IBK (Hàn Quốc) cho biết. "Ngành công nghiệp thiết bị cầm tay hoàn toàn phải nhờ vào nguồn linh kiện tốt. Mà trong đó, quan trọng nhất là nhân lực", Lee nhận xét.

Tác giả: Theo Techz

Nguồn tin: http://www.quantrimang.com.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Giới thiệu về NukeViet

Giới thiệu khái quát NukeViet là một ứng dụng trên nền web có thể sử dụng vào nhiều mục đích khác nhau. Phiên bản đang được phát hành theo giấy phép phần mềm tự do nguồn mở có tên gọi đầy đủ là NukeViet CMS gồm 2 phần chính là phần nhân (core) của hệ thống NukeViet và nhóm chức năng quản trị nội...

Thăm dò ý kiến

Lợi ích của phần mềm nguồn mở là gì?

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập339
  • Máy chủ tìm kiếm8
  • Khách viếng thăm331
  • Hôm nay28,149
  • Tháng hiện tại460,243
  • Tổng lượt truy cập100,142,318
Left-column advertisement
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây