Quê tôi di động!

Thứ sáu - 30/01/2009 09:00
Không ngờ trong một làng lại lắm người dùng di động thế. Em họ tôi thì thào, giờ làng có phong trào dùng di động, như dịch chơi hụi họ trước đây vậy.
Quê tôi di động!
30/01/2009 09:00:19 PM

Mobile.jpg
Di động giờ trở thành hàng hóa thông dụng. Ảnh minh họa

Quê tôi di động!

ICTnews – Không ngờ trong một làng lại lắm người dùng di động thế. Em họ tôi thì thào, giờ làng có phong trào dùng di động, như dịch chơi hụi họ trước đây vậy.

FPT.jpgQuê nội tôi là một ngôi làng thuần nông nghèo ở Nghệ An. Nghèo ở đây, tất nhiên là so với thành thị thôi. Chứ hiện giờ, tôi thấy làng tôi chật chội đi với nhà cửa xây san sát. Thậm chí, người ta còn lấp cả ruộng, vườn để xây nhà.

Quê tôi đã không còn nhà tranh từ mấy năm nay rồi. Đường làng trải đá dăm. Điện thắp sáng đã có.

Đó là những biến đổi bề ngoài tôi dễ nhận thấy nhất mỗi khi về quê.

Nhưng trong con mắt bố tôi, làng tôi vẫn còn nghèo. Người dân chủ yếu sống dựa vào nghề nông. Trai trẻ, thanh niên không đủ lực đi học cao hơn thì ra Hà Nội hoặc vào TP.HCM, các tỉnh phía Nam làm thuê. Thế nên, làm gì có chuyện giàu có ở đây.

Ngay cả nhà chú tôi, từ mấy năm trở lại đây đã kiên quyết không nhận ‘danh hiệu’ hộ nghèo để được hưởng trợ cấp nhưng bố tôi vẫn bảo còn nghèo.

Do đó khi tin cậu em đang tuổi trưởng thành có điện thoại di động đến tai, bố đã giận lắm, mắng nó (với chúng tôi) là đua đòi, ở quê thì buôn bán gì, đi đâu mà cần điện thoại di động.

Nhưng đến khi về quê mấy ngày vừa rồi, tôi mới thấy em họ tôi không thể không có điện thoại di động.

Vì sao ư? Vì điện thoại giờ đã rẻ. Cước gọi cũng rẻ – mua SIM số đã có tiền nạp sẵn, hết tiền vẫn nghe được. Vì nói không ngoa, giờ đến cả mấy bà, mấy chị còn có điện thoại di động huống hồ là nó – một thanh niên trai tráng.

Vậy thì, ở quê có điện thoại di động để làm gì?

Đương nhiên tôi không dám hỏi câu hỏi ấy với ai cả mà chỉ lặng lẽ quan sát.

Tôi thấy bác họ tôi nhấc máy gọi điện bảo bác gái về tiếp khách. Bác mỉm cười sung sướng, bảo “trước đây muốn tìm o mi là tau hoặc thằng anh mi chạy đi khắp xóm. Chừ chỉ cần gọi một cú là xong”.

Song ở quê, dùng điện thoại di động không chỉ cho mục đích liên lạc.

Trên đường ra thăm mộ ông bà ngoài cánh đồng, tôi bắt gặp mấy nhóm người túm năm tụm ba. Ở đằng kia, đám chăn trâu con trai xúm vào thử nhạc chuông. Tiếng chuông điện thoại lúc thì là một bài hát nhái vớ va vớ vẩn, rồi tiếng muỗi kêu, nhặng bay... cứ thay đổi liên tục cùng với những tiếng cười khoái trá.

Không xa đó là mấy có hai cô gái chụm đầu vào có vẻ là đang chơi game trên điện thoại, thỉnh thoảng giật nảy mình nhảy bổ dậy. Hóa ra, hai chú trâu thừa lúc chủ mải chơi đã đi xa quá.

Đến lúc thắp hương, chỉ khấn cầu ông bà về ăn Tết mà tôi nói mãi không xong. Vì cứ chắp tay lạy xong thì tiếng đài phát ra từ di động của một cô cắt cỏ gần đấy làm đầu óc tôi không thể tập trung được.

Lúc đó đài phát chương trình tư vấn tình yêu sao đó. Có cậu hỏi phải làm gì khi người yêu đòi giữ tiền lương. Có cậu thắc mắc sao tự nhiên cô người yêu lại cứ ngãng ra... Ôi trời ạ, tôi đành ngồi phệt xuống cỏ nghe đài cùng cô cắt cỏ.

Em họ tôi bảo giờ điện thoại di động không có gì là ghê gớm với dân làng nữa. Thậm chí, với đám thanh niên, đừng có bao giờ nói đến điện thoại màn hình đen trắng. Điện thoại chí ít cũng phải có nghe nhạc, chụp ảnh.

Điện thoại dùng để chơi game, tải nhạc chuông, hình nền, nhắn tin, nháy máy trêu nhau...

“Tán tỉnh qua điện thoại cũng dễ”, nó nói xanh rờn.

Buổi tối, ngồi ăn cơm mà đứa em họ tôi cứ nhấp nha nhấp nhỏm với tin nhắn, tiếng nhá máy. Còn thím tôi vẫn chẳng lấy làm khó chịu, thản nhiên chấp nhận sự quấy rầy đó như một thói quen hàng ngày.

Đông Hà

Nguồn tin: www.ictnews.vn

 Tags: động, di, tôi, quê

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Logo và tên gọi NukeViet

Tên gọi: NukeViet phát âm là [Nu-Ke-Việt], đây là cách đọc riêng, không phải là cách phát âm chuẩn của tiếng Anh. Ý nghĩa: NukeViet là từ ghép từ chữ Nuke và Việt Nam. Sở dĩ có tên gọi này là vì phiên bản 1.0 và 2.0 của NukeViet được phát triển từ mã nguồn mở PHP-Nuke. Mặc dù từ phiên bản 3.0,...

Thăm dò ý kiến

Lợi ích của phần mềm nguồn mở là gì?

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập168
  • Máy chủ tìm kiếm5
  • Khách viếng thăm163
  • Hôm nay38,959
  • Tháng hiện tại343,106
  • Tổng lượt truy cập94,689,759
Left-column advertisement
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây