5 chợ trực tuyến tốt nhất để bán đồ handmade

Thứ tư - 22/05/2013 05:07
Cũng giống như nhiều mặt hàng khác, nếu không có hoặc chọn nhầm kênh phân phối, những sản phẩm handmade sẽ rơi vào “thảm cảnh” cung không gặp cầu. 5 website sau đây là một trong số những lựa chọn có thể giúp bạn đưa sản phẩm handmade của mình...
5 chợ trực tuyến tốt nhất để bán đồ handmade
Cũng giống như nhiều mặt hàng khác, nếu không có hoặc chọn nhầm kênh phân phối, những sản phẩm handmade sẽ rơi vào “thảm cảnh” cung không gặp cầu. 5 website sau đây là một trong số những lựa chọn có thể giúp bạn đưa sản phẩm handmade của mình đến với thị trường.

Trước tiên, cần có một “thước đo” tạm thời để đánh giá 5 website này. Tác giả bài viết đã chọn eBay, một chợ trực tuyến nổi tiếng để làm trung gian, từ đó có những sự so sánh với 5 website dưới đây. Đã từng có thời gian, nhiều người cho rằng chỉ có điên mới cạnh tranh với eBay. Nếu muốn bán những thứ như quần áo, đồ trang sức tự làm, bạn nên bán ở những hội chợ giảm giá thường tổ chức vào dịp cuối tuần. Ý tưởng cho rằng có thể bán những đồ thủ công ở bất cứ đâu, cho bất cứ ai được coi là một điều ngớ ngẩn. Nhưng bất cứ ai đã từng giao dịch trên eBay đều thấy không dễ để tìm được một món đồ nhất định. Ví như khi bạn tìm kiếm từ khóa “Áo T-shirt vintage” thì có đến 300.000 kết quả, nhưng trong số này chỉ có khoảng một đến hai chiếc phù hợp với yêu cầu tìm kiếm của bạn. Thêm vào đó, nếu là một người bán hàng, bạn sẽ thấy mình phải cạnh tranh với một lượng lớn những đối thủ sản xuất hàng chợ, hàng nhái.
Với hơn 300.000 kết quả cho áo thun thì làm thế nào bạn tìm được thứ mình cần trên eBay?

Khi tìm hiểu về cả 5 website trực tuyến này, từ site lớn đến site nhỏ, từ người bán hàng tự chế, hàng thủ công cho đến đồ cũ, có thể thấy được cách thức mà họ giới thiệu và bán hàng. Bạn có thể tìm được mọi thứ mình cần, dù đó là một chiếc huy hiệu cá nhân hay một chiếc mạng che mặt cho cô dâu. Và hãy luôn nhớ “Không có bất cứ điều luật nào cấm bạn chỉ mua một thứ cả - trừ những mặt hàng có biểu tượng gạch chéo”


Âm thầm nắm bắt cơ hội, năm 2005, Etsy đã ra đời và và tạo nên một đế chế nhỏ của riêng mình trong việc trở thành một thị trường chuyên bán các mặt hàng thủ công và đồ second-hand. Loại trừ một số yếu tố hạn chế, người bán có cơ hội tốt hơn để tạo vị thế cho mình cũng như có hi vọng kiếm thêm doanh thu từ website này.  Dù không so sánh lượng khách hàng giữa eBay và Etsy, chúng ta vẫn có thể thấy, riêng trong lĩnh vực bán những đồ handmade, đồ cũ, Etsy đã có sức hút đáng kể và có những lợi thế riêng của mình. Tính đến thời điểm hiện tại, có thể nói Etsy vẫn duy trì được vị thế lớn mạnh của mình so với các đối thủ cạnh tranh. 

Etsy là một site có thời gian hoạt động lâu nhất trong lĩnh vực bán hàng thủ công trực tuyến. Tại trang này, có hơn 875.000 người đăng ký mở gian hàng, với 12,3 triệu sản phẩm luôn luôn có sẵn ở bất cứ thời điểm nào. Nếu ghé thăm Etsy, bạn sẽ thấy việc quan sát tổng thể khá dễ dàng. Một danh sách các sản phẩm chính (Đồ gia dụng, Đồ cũ, đồ thủ công…) chạy dọc từ trên xuống bên tay trái, trong khi biểu tượng lựa chọn (hand-picked) có thể được tìm thấy dễ dàng trên trang chủ. Danh sách rất đơn giản và dễ hiểu, chi phí vận chuyển (ship hàng) cũng hiển thị rất rõ ràng. Một loạt các danh mục hỗ trợ khách hàng, bao gồm cả thông tin về những sản phẩm mới nhất, thanh toán tại nhà…đều được cung cấp hỗ trợ khách hàng trên Etsy. 
Giao diện trang chủ của Etsy

Thậm chí nếu bạn muốn dùng di động, ứng dụng iPhone và các công cụ tiện tích của Etsy cũng luôn sẵn sàng.
Dịch vụ di động mà Etsy cung cấp

Etsy cũng thiết lập các quy định khá chặt chẽ cho những mặt hàng được và không được phép bán trên trang dành cho hàng thủ công. Hàng hóa thường có ba loại chính: Các sản phẩm làm bằng tay, đồ cũ, và thông tin hướng dẫn làm một số sản phẩm. Không phải là một mặt hàng chính nhưng thực phẩm (chủ yếu là các loại cookie) cũng được phép bán. 

Etsy là site duy nhất mất phí đăng ký gian hàng, nhưng với mức giá 20 cent cho một mặt hàng thì thực sự là không đáng kể, trừ khi sản phẩm bạn đang bán rất rẻ tiền. Khi bán hết hàng, Etsy cũng thu thêm 3,5% hoa hồng.

Điểm mấu chốt: Etsy đơn giản, dễ hiểu và dễ sử dụng. Nó đáng yêu đối với cả người mua cũng như người bán. Nếu bạn có ý định bán hàng hóa thủ công, chắc chắn bạn cần phải tham gia vào Etsy.

Giao diện trang chủ của DaWanda

Mặc dù có trụ sở tại Đức, DaWanda hiện đang vươn lên trở thành trang web đứng thứ 2 trong số các website mua bán đồ handmade trên thế giới. DaWanda được 130.000 người bán hàng đăng ký, trong khi đó Etsy là 875.000. Và mặc dù chắc chắn số lượng người mua hàng tại DaWanda đến từ khắp nơi trên thế giới, bạn vẫn phải lưu ý rằng mệnh giá mua bán tại đây đều tính bằng Euro – chứ không phải Dollars, ngay cả trong trường hợp cả người mua và người bán đều là người Mỹ. 

DaWanda không mất phí đăng ký gian hàng - mặc dù công ty quản lý cho biết có thể mức phí này sẽ được bổ sung chúng trong năm nay. Tuy thế, mức phần trăm hoa hồng khi bạn bán hết hàng lại là 5%, khá cao hơn so với mức 3,5% của Etsy.

Là thị trường trực tuyến lớn nhất châu  u cho mặt hàng thủ công, DaWanda là một công ty phát triển và có sự hiểu biết chuyên sâu trong lĩnh vực pháp lý, thuế, và mối quan hệ kinh doanh phức tạp trong khu vực đồng Euro. Điều đó có thể không quan trọng nếu bạn chỉ muốn bán một chiếc yếm em bé cho các bà mẹ ở khu vực Midwest, nhưng nếu bạn là một thợ thủ công có cái nhìn xa hơn, muốn vươn đến một tầm cao hơn thì đây là một trong những yếu tố cần chú trọng. 

Giao diện trang chủ Bonanza

Nếu hàng hóa của bạn nằm ở phân khúc cao cấp trên thị trường, Bonanza có thể là một lựa chọn tốt. Bonanza chủ yếu tập trung vào những nhãn hiệu thời trang và quần áo cao cấp. Trụ sở tại Mỹ, Bonanza hiện chỉ có 25.000 doanh nghiệp đăng ký. Nhưng chỉ với 4 triệu mặt hàng thì nó đã chiếm một phần ba so với kích thước của Etsy. Mặc dù điều đó có nghĩa là gian hàng của bạn có thể có nhiều vấn đề, nhưng đó lại là tin tốt cho những người mua sắm, càng nhiều mẫu thì có thể giữ chân khách hàng truy cập web lâu hơn. Cũng giống như trong thực tế, khi đi mua sắm, không ai muốn vào một cửa hàng chỉ có vài mẫu quần áo và không có nhiều lựa chọn.

Vận may hỗ trợ cho các hình thức thanh toán rất phong phú và linh động, cũng không thu phí đăng ký gian hàng, nhưng nó tính hoa hồng 3,5% khi bán hết hàng như Etsy. Một điểm khác biệt độc đáo của Bonanza là dịch vụ Sắp xếp gian hàng -  một dịch vụ mà khi bạn đăng ký sử dụng, Bonanza sẽ đảm nhận phần việc phức tạp nhất, như tạo danh sách các nhóm hàng, thêm các dữ liệu về màu sắc, nhãn hiệu cũng như thông tin về chất liệu của nhóm hàng…

Bonanza cũng tự động đánh dấu và nâng chất lượng ảnh sản phẩm mà bạn muốn đăng tải. Dịch vụ này tiêu tốn 5,9% trong số 500$ tiền bán hàng của bạn ở lần đầu, và 1,5% cho những lần sau (chi phí này thay cho phần hoa hồng khi bán hết hàng). Đây là một dịch vụ tốt cho những người bán hàng muốn có thời gian để chú trọng đến sản phẩm và ít có thời gian chăm sóc gian hàng của mình. 

Mỗi gian hàng trên Bonanza đều tích hợp sẵn khung cửa sổ chat, được cung cấp miễn phí tại trang như nhà cung cấp đã từng thông báo. Theo như công ty quản lý cho biết, một phiên bản dành cho điện thoại di động cũng đang được thực hiện trên trang này, nhằm mang đến cho khách hàng những tiện ích giao dịch tối ưu. 

Xét trên phương diện là một trang web, Bonanza nhìn khá đẹp và chuyên nghiệp. Phần hệ thống chọn quần áo được chăm chút khá nổi bật. Trong tương lai nếu trang tiếp tục phát triển, nó có thể trở thành một lựa chọn hấp dẫn cho những người làm đồ thủ công. 

Giao diện trang chủ Zibbet

Mặc dù Zibbet đã hoạt động được ba năm, thì nó vẫn còn ở quy mô nhỏ nếu so với các đối thủ cạnh tranh, với khoảng 145.000 sản phẩm được rao bán. Website này có trụ sở tại Úc, nhưng hầu hết những người bán hàng trên site thì dường như lại đều là người Mỹ, và các sản phẩm được rao bán đều có mệnh giá tiền tệ của Mỹ. Hiện nay, tất cả các khoản thanh toán đều xử lý thông qua PayPal, nhưng Zibbet cho biết có nhiều hệ thống thanh toán khác sắp được đưa vào sử dụng.

Lý do chúng tôi lại đề cập đến Zibbet trong bài viết này chính là nhờ yếu tố chi phí của nó. Nếu bạn là một người bán hàng nhỏ lẻ, bạn sẽ không phải trả phí đăng ký cũng như hoa hồng khi bán hết hàng đối với tất cả sản phẩm của mình. Trên thực tế là từ 50 mặt hàng đổ xuống, bạn sẽ được miễn những phần phí này trên Zibbet. Tất nhiên, bên cạnh đó bạn vẫn có thể lựa chọn một mức phí nâng cấp khác: 9,95$ mỗi tháng hoặc  79$ mỗi năm. Với mức phí này bạn có thể nhận được những ưu đãi lớn hơn như: danh sách hàng không giới hạn, bài trí sản phẩm tùy biến, và tính năng bán hàng tiên tiến…

Phần liệt kê các mặt hàng có thể có rất nhiều hình thức cho người bán hàng tùy chọn, bao gồm  cả một banner giới thiệu lớn rất dễ nhận biết trên trang. Người bán hàng nào muốn sản phẩm của mình gây được ấn tượng lớn, cũng như được bán với mức giá tốt nhất thì nên dành thời gian để tìm hiểu thêm về Zibbet.

iCraftGifts
Giao diện trang chủ ICraft

Có một trụ sở nhỏ tại Canada, Icraft có 2.300 người bán đăng ký gian hàng và 30.000 mặt hàng – tuy vậy đây chỉ là một con số làm tròn của trang, chưa phản ánh chính xác thực tế hoạt động của website này. Tại ICraft cũng tồn tại một hạn chế, đó là các hạng mục được rao bán trên trang lúc thì niêm yết theo mệnh giá đô la Mỹ, lúc lại có mệnh giá đô la Canada, tùy thuộc vào vị trí địa lý của người bán hàng, và hầu như người bán đều không nhận gửi hàng qua biên giới.  Gần như không có cách nào giúp người mua tránh được việc phải kiểm tra từng sản phẩm một, để xem mình có thể mua nó được hay không.

Phí đăng ký trên ICraft cho những người bán hàng thường vào khoảng 25 USD. Không có các loại phí khác cũng như hoa hồng khi bán hết hàng. 

Không giống như hầu hết các trang web khác, ICraft tập trung chủ lực vào các mặt hàng thủ công. ICraft không cho phép bán đồ cũ, thực phẩm, hay cung cấp đồ chế tạo hàng thủ công. Các đại lý cũng không được phép hoạt động trên tất cả các hạng mục của trang. ICraft kiểm tra tất cả những mặt hàng để đánh giá về chất lượng và sự độc đáo, đảm bảo loại trừ những mặt hàng sản xuất theo kiểu dây chuyền hàng loạt. 

ICraft thực sự là một trang quy mô nhỏ, nhưng những người bán hàng - đặc biệt là những người Canada – đánh giá rất cao về lựa chọn hấp dẫn này.

Phục Hưng (Theo PCWorld)

Nguồn tin: http://xahoithongtin.com.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Giới thiệu về NukeViet CMS

CMS là gì? CMS là từ viết tắt từ Content Management System. Theo wikipedia Định nghĩa. Hệ quản trị nội dung, cũng được gọi là hệ thống quản lý nội dung hay CMS (từ Content Management System của tiếng Anh) là phần mềm để tổ chức và tạo môi trường cộng tác thuận lợi nhằm mục đích xây dựng một hệ...

Thăm dò ý kiến

Bạn biết gì về NukeViet 4?

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập32
  • Máy chủ tìm kiếm5
  • Khách viếng thăm27
  • Hôm nay17,039
  • Tháng hiện tại554,514
  • Tổng lượt truy cập99,504,689
Left-column advertisement
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây