Công phu tạo nên đẳng cấp cho những chiếc điện thoại siêu sang

Thứ sáu - 27/01/2012 13:09
Không chỉ mang trên mình cái tên thương hiệu có thể khiến cả thế giới phải ngưỡng mộ, những chiếc điện thoại xa xỉ như Mobiado, Vertu, Gresso, Goldvish… còn được biết đến như là những sản phẩm được chế tác hết sức kỳ công. Những vật liệu làm nên chúng cũng được xếp vào dạng hiếm thấy.


Mỗi chiếc điện thoại Vertu được lắp ráp các chi tiết thủ công bởi một nghệ nhân duy nhất.

Đắt xắt ra miếng

Năm 2004, khi Mobiado cho ra mắt dòng điện thoại xa xỉ Professional Classic, cả thế giới đã phải ngỡ ngàng khi lần đầu tiên chứng kiến một chiếc điện thoại được trang bị lớp vỏ bên ngoài bằng loại hợp kim nhôm siêu nhẹ, thường chỉ được dùng để sản xuất vỏ xe đua công thức 1 hay vỏ máy bay. Bên cạnh đó, nó còn được sản xuất bằng công nghệ CNC đơn chiếc siêu chính xác thường được dùng trong ngành công nghiệp vũ trụ. Công nghệ này cho phép Mobiado đưa ra những sản phẩm có độ chính xác đến khó tin, sai số cho phép chỉ khoảng 0,001 mm. Đến nay, công nghệ này vẫn thường được Mobiado sử dụng cho các dòng sản phẩm xa xỉ của của hãng để đảm bảo rằng những chiếc điện thoại được bán ra luôn có độ hoàn hảo tối đa.

Hay như dòng điện thoại vỏ gỗ nổi tiếng của Mobiado là Professional EM. Hãng đã chọn loại gỗ Cocobolo làm vỏ máy, một loại gỗ tương đối quý hiếm, chỉ có dọc bờ biển Mexico và Trung Mỹ, cùng gỗ Rosewood của vùng Honduras (thuộc Trung Mỹ). Loại gỗ này chuyên dùng để sản xuất báng súng, chuôi dao của các nhà quý tộc thời xưa, hoặc dùng trong các nhạc cụ cao cấp, bởi chất gỗ khỏe, chắc, chống xóc, và đặc biệt ít chịu tác động của khí hậu và môi trường.


Công nghệ CNC siêu chính xác cho phép Mobiado đưa ra những sản phẩm có độ chính xác đến khó tin.

Để sản xuất những chiếc điện thoại Professional EM, Mobiado đã tạo ra một quy trình đặc biệt để kiểm soát sự biến dạng tự nhiên của gỗ cứng, đồng thời để đảm bảo độ chính xác nhất về dung sai cho từng sản phẩm. Trước tiên, mỗi mảnh gỗ được cắt bằng tay thành các khối nhỏ để kiểm tra độ mịn của thớ gỗ, vân gỗ và các khuyết tật khác nếu có. Các khối gỗ vượt qua đợt kiểm tra ban đầu này sau đó được đặt trong một lò nướng đối lưu đặc biệt, nơi chúng được sấy khô trong 24 giờ rồi mới được lấy ra và gia công CNC với kích thước gần đúng. Sau đó, quá trình sấy khô được lặp lại cho từng khối trong vòng 48 giờ để sẵn sàng cho khâu gia công CNC chính xác trước khi hoàn tất để lắp ráp. Các khối gỗ này sẽ được phân loại và lưu trữ thành từng nhóm để đảm bảo tất cả thành phần bằng gỗ của chiếc điện thoại sẽ phù hợp với nhau về độ hạt bề mặt, màu sắc và cấu trúc…

Hoàn hảo đến từng chi tiết

Không chỉ có Mobiado, Vertu cũng nổi tiếng là thương hiệu điện thoại xa xỉ có mức độ “khó tính” rất cao trong các công đoạn sản xuất và chọn lựa vật liệu nhằm đưa ra những sản phẩm có độ hoàn hảo tối đa. Mỗi chiếc điện thoại Vertu được lắp ghép lại từ hàng trăm chi tiết, mỗi chi tiết được thiết kế và sản xuất thủ công độc quyền cho Vertu. Mỗi chiếc điện thoại Vertu trước khi thành phẩm sẽ được lắp ráp các chi tiết thủ công bởi một nghệ nhân duy nhất, đồng thời nghệ nhân này sẽ để lại chữ ký của họ trên thân máy sau khi hoàn tất. Chính vì thế, mỗi chiếc điện thoại Vertu luôn là duy nhất để đảm bảo đặc tính xa xỉ của từng sản phẩm.

Chẳng hạn để sản xuất bàn phím của dòng điện thoại Vertu Ascent, hãng Vertu đã bơm hỗn hợp thép không gỉ ở nhiệt độ cao và ép vào một khuôn có kích thước lớn hơn. Khi nguội đi, phím sẽ co lại 14% để tạo ra thiết kế bàn phím có góc xiên. Sau đó từng phím được đặt trên hai vòng đệm bằng đồ trang sức, tạo ra tác động xoay độc đáo và bảo đảm đúng âm thanh vang lên khi nhấn phím.

Một ví dụ khác là dòng điện thoại Vertu Signature. Mỗi máy Signature được lắp ráp từ 388 thành phần cơ khí, chúng phức tạp đến nỗi gần như không thể chế tạo được. Những người thợ thủ công giàu kinh nghiệm phải mất đến 3 năm chỉ để học cách lắp ráp hoàn chỉnh một chiếc điện thoại và chỉ có vài người trên thế giới có thể làm được điều này. Gần 100 cuộc kiểm nghiệm nghiêm ngặt được thực hiện nhằm bảo đảm từng chiếc điện thoại đều hoàn hảo trước khi được bán ra thị trường.


Mất khoảng 25 giờ liên tục để cắt một khối đá sapphire thành một bề mặt điện thoại Vertu hoàn chỉnh.

Bề mặt của điện thoại Signature có miếng ngọc bích lớn nhất từng được sử dụng trên thế giới và có khả năng chống xước cực tốt, chỉ thua kim cương. Bàn phím của Signature là bộ phận rời phức tạp nhất. Bằng cách sử dụng những vi mạch mỏng nhất trên thế giới, tám kỹ sư phải mất tổng cộng 4 năm để hoàn thiện bàn phím này. Phím bấm của máy được chọn ra từ hàng trăm loại bàn phím khác nhau, đảm bảo độ phản hồi xuất sắc với từng thao tác của người dùng. Bàn phím được chiếu sáng từ cạnh bên với những thấu kính tí hon nằm phía dưới phím. Những thấu kính này được thiết kế kỹ lưỡng để tăng cường ánh sáng. Ánh sáng này được truyền qua một lớp polymer có chất lượng quang học và một lớp mực màu bạc trong mờ. Mỗi phím bấm trong 18 phím của Signature đều được nâng đỡ bởi một vòng bi bằng ngọc ruby.

Hoặc ngay cả với nhạc chuông, Vertu cũng thể hiện sự khó tính của mình khi sử dụng một đội ngũ chuyên gia âm thanh làm việc trong hai năm để phát triển hệ thống âm thanh có độ trong trẻo và trung thực cao cho từng thiết bị. Và để chứng minh cho sự xuất sắc của hệ thống âm thanh quý tộc này, Vertu đã nhờ các nhà soạn nhạc nổi tiếng trên thế thế giới như Dario Marianelli, Andrea Griminelli, Zero 7… soạn nhạc chuông độc quyền cho những chiếc điện thoại của mình. Chính vì thế, những đoạn nhạc chuông trên điện thoại Vertu luôn tạo được cảm giác sang trọng và quý tộc và duy nhất cho người sỡ hửu chúng.

Hai thương hiệu nổi bật trong số hàng loạt thương hiệu di động xa xỉ như Goldvish, Gresso, Porsche Design… cũng đã phần nào cho thấy, mức giá đắt đỏ của chúng đâu chỉ đơn thuần chỉ là do cái tên thương hiệu hay một vài dịch vụ cộng thêm. Chúng đắt phần lớn là do sự hoàn hảo trong từng chi tiết mà những nghệ nhân đã cố công gửi gắm qua bàn tay tài hoa của mình.

Tác giả: Công Danh

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Giấy phép sử dụng NukeViet

Bản dịch tiếng Việt của Giấy phép Công cộng GNU Người dịch&nbsp;Đặng Minh Tuấn <dangtuan@vietkey.net> Đây là bản dịch tiếng Việt không chính thức của Giấy phép Công cộng GNU. Bản dịch này không phải do Tổ chức Phần mềm Tự do ấn hành, và nó không quy định về mặt pháp lý các điều khoản cho các...

Thăm dò ý kiến

Lợi ích của phần mềm nguồn mở là gì?

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập98
  • Máy chủ tìm kiếm7
  • Khách viếng thăm91
  • Hôm nay11,484
  • Tháng hiện tại566,358
  • Tổng lượt truy cập99,516,533
Left-column advertisement
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây