Máy ảnh không tưởng Lytro

Thứ năm - 20/10/2011 00:00
Mẫu máy ảnh mới của Lytro không chỉ sở hữu diện mạo chưa từng có, mà nội thất còn khác hẳn máy ảnh thông thường.
Máy ảnh không tưởng Lytro
20/10/2011 11:00:36 AM

cm-capture-4.jpg

Máy ảnh “không tưởng” Lytro

ICTnews – Mẫu máy ảnh mới của Lytro không chỉ sở hữu diện mạo chưa từng có, mà “nội thất” còn khác hẳn máy ảnh thông thường.

Lytro – doanh nghiệp mới thành lập của thung lũng Silicon đã công bố mẫu máy ảnh Lytro với thiết kế thay đổi triệt để. Công ty hi vọng sẽ viết lại lịch sử ngành ảnh với công nghệ trường sáng mới.

Thiết kế khối hộp nổi bật

Bề ngoài của Lytro vô cùng khác biệt: chiếc hộp dài với hai tông màu mượt mà, kích thước chiều dài 10cm, chiều ngang 4cm; với ống kính và màn hình cảm ứng LCD hai đầu; dọc thân là các nút nguồn và điều khiển, cổng USB và dải cảm ứng zoom quang 8x.

5.jpg

lytro-camera-goes-on-pre-or.jpg 

cm-capture-11.jpg

Lytro giới thiệu 3 mẫu máy: mẫu 399 USD (hơn 8 triệu đồng) màu xanh điện tử/ chì bộ nhớ trong 8GB, chứa khoảng 350 tấm hình, và mẫu 499 USD (hơn 10 triệu đồng) màu đỏ đun bộ nhớ trong 16GB lưu giữ khoảng 750 tấm hình. Lytro cho phép đặt trước trên trang web của công ty và sẽ giao hàng vào đầu năm 2012.

cm-capture-8.jpg

3.jpg

4.jpg

Thiết kế của máy nổi bật và lạ với những người vốn quen với máy ảnh có những nút bấm, ống kính rời, bánh răng điều khiển… Tuy nhiên, khác biệt lớn nhất của máy ảnh Lytro nằm ở bên trong.

Công nghệ trường sáng: Chụp trước, lấy nét sau

Máy ảnh số thông thường dùng ống kính để lấy nét vào chủ thể, ánh sáng từ một hướng duy nhất tác động lên cảm biến máy ảnh. Với công nghệ trường sáng, nguồn sáng từ nhiều hướng tác động lên từng phần của cảm biến, máy ảnh ghi lại thông tin này và sau khi chụp, máy tính toán từng nguồn để mắt người có thể “hiểu” được. Với lượng dữ liệu ghi lại nhiều hơn, dung lượng của một tấm ảnh trường sáng sẽ lớn hơn tấm ảnh thường nhiều. Kết quả thu lại trên máy ảnh Lytro chính là tấm bản đồ 3D của hình ảnh đã được chụp, và do đó, chúng ta có thể tự quyết định phần nào cần lấy nét sau khi chụp.

Lytro-Cat-comparison_610x30.jpg
Ảnh chụp từ máy ảnh Lytro. Nguồn: Cnet

Ren Ng – Chủ tịch kiêm sáng lập công ty Lytro năm 2008 nhận định: “Máy ảnh bản 1.0 là phim. Máy ảnh 2.0 là số. 3.0 chính là máy ảnh trường sáng mở ra mọi khả năng cho tấm ảnh bạn chụp.”

Lợi thế lớn nhất Ng đưa ra chính là tấm ảnh trở nên năng động hơn nhiều. Với máy ảnh này, người chụp ảnh có thể thay đổi bất kì điểm lấy nét nào. Khả năng tương tác không chỉ giới hạn ở máy ảnh. Phần mềm đi kèm cho phép mọi người thực hiện tương tác tương tự trên máy tính, với kho hình ảnh được lưu trữ miễn phí trên trang web của Lytro, hoặc nén trên tài khoản Facebook. Tuy nhiên, tại thời điểm hiện tại, ứng dụng chỉ dùng trên máy tính Mac, phiên bản cho máy tính Windows đang được phát triển. Lytro cũng đang lên kế hoạch cho ứng dụng di động.

Clip giới thiệu máy ảnh Lytro:

Với Lytro, mọi thứ đơn giản khi bạn chỉ việc lôi máy ảnh ra, bật công tắc, và chụp nhanh chóng mà không cần lo lắng, chờ đợi hệ thống lấy nét và bỏ lỡ khoảnh khắc quý giá. Ng nói: “Máy chụp ảnh ngay lập tức. Bạn ấn nút, và “Bang”! Bức ảnh ở ngay trước mắt bạn. Chúng tôi sở hữu công nghệ độc nhất: Chụp trước, lấy nét sau.”

Clip trải nghiệm thực tế máy ảnh Lytro của trang web Cnet:

Bạn có thể lấy nét lại ngay lập tức, và “chơi đùa” với tấm ảnh trên màn hình 1.46-inch. Và không chỉ có thế, bạn có thể xem lại ảnh chụp từ Lytro trên tivi 3D.

Thách thức lớn nhất cho Lytro chính là thuyết phục người dùng rằng họ cần tới tương tác này. Chất lượng hình ảnh và cảm giác của người dùng khi cầm máy cũng là điều cần phải bàn tới. Tuy nhiên, một khi có nền tảng vững chắc, Lytro sẽ phát triển mạnh, bởi thách thức của nhiếp ảnh trường sáng chính là khâu xử lí hình ảnh, không phải yếu tố quang học. Chủ tịch Ren Ng tự tin: “Với công nghệ trường sáng, Lytro tiếp tục mở ra chương mới cho nhiếp ảnh.”

Du Lam

Theo Cnet

Nguồn tin: http://www.ictnews.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Giấy phép sử dụng NukeViet

Bản dịch tiếng Việt của Giấy phép Công cộng GNU Người dịch&nbsp;Đặng Minh Tuấn <dangtuan@vietkey.net> Đây là bản dịch tiếng Việt không chính thức của Giấy phép Công cộng GNU. Bản dịch này không phải do Tổ chức Phần mềm Tự do ấn hành, và nó không quy định về mặt pháp lý các điều khoản cho các...

Thăm dò ý kiến

Lợi ích của phần mềm nguồn mở là gì?

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập43
  • Máy chủ tìm kiếm3
  • Khách viếng thăm40
  • Hôm nay7,280
  • Tháng hiện tại562,154
  • Tổng lượt truy cập99,512,329
Left-column advertisement
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây