Đổi ý, HP quyết giữ bộ phận PC bằng mọi giá

Thứ sáu - 28/10/2011 03:26

Đổi ý, HP quyết giữ bộ phận PC bằng mọi giá

Chỉ vài tháng sau khi tuyên bố sẽ bán bộ phận máy tính cá nhân, hôm qua, CEO Meg Whitman của HP khẳng định trong một buổi hội thảo với các nhà phân tích rằng sẽ vẫn duy trì bộ phận máy tính bảng bằng mọi giá.

Mặc dù HP đã khai tử máy tính bảng TouchPad chạy hệ điều hành WebOS mà hãng đã mua lại từ Palm nhưng bà Whitman và các nhà lãnh đạo của hãng này không đảm bảo chắc chắn có sử dụng WebOS trong máy tính bảng tiếp theo của HP. Meg Whitman cho biết công ty sẽ ra quyết định về tương lai của WebOS trong vòng 2 tháng tới.

 

Theo tờ Wall Street Journal, HP cho biết sẽ vẫn tiếp tục bán phí bản quyền của WebOS với các nhà sản xuất khác cho dù hãng này không còn sản xuất thiết bị sử dụng nền tảng này.

 

Trong khi đó, bà Whitman cho hay HP sẽ tiếp tục phát triển máy tính bảng chạy trên hệ điều hành sắp ra mắt của Microsoft là Windows 8. Windows 8 được đánh giá là nền tảng thân thiện với máy tính bảng nhưng chưa thể ra mắt trong vài tháng tới.

 

Bộ phận máy tính cá nhân của HP đã mang lại 40 tỷ USD trong số 120 tỷ USD doanh thu của hãng này trong năm tài chính cuối cùng.

 

“Đầu tiên và trước hết, HP là một công ty phần cứng”, bà Whitman nói trong một cuộc phỏng vấn “Chúng tôi muốn ngừng việc xây dựng phần mềm nhưng tôi không nghĩ chúng tôi sẽ làm điều đó với cả phần cứng. Hiện đang có rất nhiều cơ hội”.

 

Hồi tháng 8 vừa qua, cựu CEO của HP là ông Léo Apotheker từng tuyên bố HP đang xem xét việc rao bán hoặc đóng cửa bộ phận máy tính cá nhân của mình. Tuy nhiên, ông Léo Apotheker đã bị sa thải khỏi công ty chỉ một tháng sau đó và bà Whitman, cựu giám đốc điều hành eBay đã được cất nhắc lên thay thế ông này.

 

Bà Whitman cho biết có nhiều người bày tỏ lo ngại rằng một bộ phận máy tính cá nhân độc lập sẽ đánh mất giá trị thương hiệu và phải đối mặt với những chi phí hoạt động cao hơn như bất động sản và các hoạt động đi kèm. Ngược lại, nếu đóng cửa hoặc rao bán đơn vị này, HP sẽ mất đi nguồn doanh thu và những đóng góp mà đơn vị này mang lại trong việc cung cấp các linh kiện giá rẻ (như chất bán dẫn) cho các bộ phận khác của công ty. Bên cạnh máy tính cá nhân, HP còn có các mảng kinh doanh khá lớn như sản xuất máy chủ và các thiết bị lưu trữ dữ liệu, máy in, vật tư máy in và các dịch vụ liên quan.

 

Bộ phận máy tính cá nhân của HP mang lại doanh thu đủ lớn để đưa riêng bộ phận này trở thành một trong 70 công ty lớn nhất của Mỹ. Tuy nhiên, trong bối cảnh cạnh tranh ngày càng khốc liệt, lợi nhuận của bộ phận này đã bị thu hẹp đáng kể. Điều này phù hợp với chiến lược tập trung vào các dịch vụ và phần mềm mang lại lợi nhuận cao mà ông Léo Apotheker phát triển.
 

CEO Meg Whitman của HP quyết giữ lấy bộ phận PC mà cựu CEO Léo Apotheker từng có ý định rao bán.

 

Việc giữ lại bộ phận máy tính cá nhân khiến HP phải đối mặt với những thách thức đáng kể, bao gồm các nhà cung ứng giá rẻ từ châu Á, việc cạnh tranh trong các sản phẩm và dịch vụ giá trị gia tăng từ các công ty công nghệ lớn như IBM và xu hướng hướng tới điện toán đám mây và máy tính di động, nơi mà hầu hết các máy tính trong các trung tâm dữ liệu lớn đều truy cập qua Internet thay vì trên máy tính để bàn.

 

Cả máy tính cá nhân và máy tính xách tay đang phải chịu áp lực cạnh tranh rất lớn từ máy tính bảng, đặc biệt là iPad của Apple. Trong khi đó, những chiếc máy tính bảng sử dụng hệ điều hành độc quyền webOS của HP đã phải nhanh chóng bị “khai tử” sau một vài tháng tung ra thị trường vì doanh số bán hàng quá nghèo nàn.

 

Bà Whitman dự kiến sẽ công bố chiến lược của bà sau khi HP báo cáo kết quả quý tài chính thứ 4 vào ngày 21/11 tới. Tại thời điểm này, bà Whitman cho hay những kế hoạch hoàn chỉnh của bà vẫn đang được xem xét.

 

Todd Bradley, người đứng đầu bộ phận PC không cho biết liệu HP sẽ gia nhập lại thị trường máy tính bảng với webOS hay không. HP hiện đang bán một chiếc máy tính bảng sử dụng phần mềm Microsoft. Ông này cho biết mức giá hiệu quả cho chiếc máy tính bảng này là 300 USD.

 

HP có lợi thế về năng lực và nhân lực. Tất nhiên, họ sẽ sử dụng những ưu điểm này để cạnh tranh. “Không phải về phần mềm mà là về cách giải quyết những vấn đề khách hàng”, ông Todd Bradley nói “Không ai có thể cạnh tranh với chúng tôi ở nhiều quốc gia với một mạng lưới bán hàng lớn.

 

Mặc dù có nhiều tranh cãi và khó khăn nhưng theo hãng nghiên cứu IDC, HP vẫn thực sự làm gia tăng thị phần của hãng trên thị trường PC toàn thế giới, từ 17,8% một năm trước lên 18,1%.
 
Khôi Linh - Võ Hiền
Theo The New York Times

Nguồn tin: http://dantri.com.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Ủng hộ, hỗ trợ và tham gia phát triển NukeViet

1. Ủng hộ bằng tiền mặt vào Quỹ tài trợ NukeViet Qua tài khoản Paypal: Chuyển khoản ngân hàng trực tiếp: Người đứng tên tài khoản: NGUYEN THE HUNG Số tài khoản: 0031000792053 Loại tài khoản: VND (Việt Nam Đồng) Ngân hàng Vietcombank chi nhánh Hải...

Thăm dò ý kiến

Bạn biết gì về NukeViet 4?

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập410
  • Máy chủ tìm kiếm11
  • Khách viếng thăm399
  • Hôm nay15,919
  • Tháng hiện tại448,013
  • Tổng lượt truy cập100,130,088
Left-column advertisement
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây