Ngày 10/7, tại Hà Nội Bộ Thông tin và Truyền thông tổ chức hội thảo về kết nối Internet và kết nối giữa doanh nghiệp di động với doanh nghiệp cung cấp nội dung số.
Đại diện các doanh nghiệp viễn thông, Internet và doanh nghiệp nội dung số đã trao đổi, thảo luận về các vướng mắc trong việc kết nối cung cấp dịch vụ Internet, những vấn đề cần điều chỉnh trong hoạt động cung cấp dịch vụ nội dung thông tin trên mạng viễn thông di động.
Theo quy định hiện hành, các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ Internet được quyền kết nối, sử dụng chung hạ tầng cơ sở, giá cước kết nối sẽ do Bộ Thông tin và Truyền thông quy định. Tuy nhiên, thực tế trên thị trường đang tồn tại một số vấn đề như: Doanh nghiệp hai bên có kết nối trực tiếp nhưng chưa thỏa thuận được cước phí, trong khi lưu lượng sử dụng hai bên không cân bằng dẫn đến một bên yêu cầu phải thanh toán cước kết nối. Điều này khiến hai doanh nghiệp xảy ra tranh chấp, không tạo được sự đồng thuận và quyết định cắt kết nối trực tiếp.
Thay vì kết nối trực tiếp, hai doanh nghiệp buộc phải kết nối qua hệ thống VNIX của Trung tâm Internet quốc gia (VNNIC). Các doanh nghiệp kết nối qua trạm trung chuyển Internet quốc gia đề nghị xem xét, điều chỉnh lại một số các điều khoản về kinh tế, kỹ thuật cho phù hợp với tình hình hiện nay. Những vướng về kết nối trực tiếp giữa các doanh nghiệp và giữa doanh nghiệp với trạm trung chuyển quốc gia đều gây hưởng không nhỏ đến chất lượng dịch vụ cung cấp cho khách hàng.
Đối với hoạt động cung cấp dịch vụ nội dung trên mạng viễn thông di động, hiện nay các doanh nghiệp nội dung gặp khó khăn trong phát triển thương hiệu và quảng bá dịch vụ vì kho số dịch vụ mà nhà mạng viễn thông cung cấp hoàn toàn do nhà mạng quyết định.
Doanh nghiệp nội dung có thể phải sử dụng các kho số khác nhau cho cùng một dịch vụ nội dung. Không chỉ vậy, doanh nghiệp di động đã phân chia doanh thu với doanh nghiệp nội dung thông qua phí sử dụng "đầu số" hàng tháng nhưng vẫn tiếp tục phân chia cả doanh thu từ dịch vụ nội dung (55%-75%).
Bên cạnh đó, các doanh nghiệp nội dung ít có cơ hội để sản xuất, cung cấp dịch vụ nội dung chất lượng cao vì phải phụ thuộc nhiều vào chiến lược phát triển kinh doanh của doanh nghiệp di động; không được tự quyết định giá cước dịch vụ.
Tại hội thảo, đại diện một số doanh nghiệp đã đề xuất những vấn đề cần quan tâm khi xây dựng chính sách mới nhằm quản lý hoạt động kết nối Internet hiệu quả. Cụ thể, cần quy định quyền và nghĩa vụ của các đơn vị trong kết nối internet; giá cước kết nối; yêu cầu đảm bảo an toàn mạng lưới và chất lượng dịch vụ.
Bộ Thông tin và Truyền thông cũng đang xem xét, lấy ý kiến để điều chỉnh mối quan hệ hợp tác giữa các doanh nghiệp viễn thông và doanh nghiệp nội dung; ban hành quy hoạch kho số dịch vụ nội dung cũng như quy định cơ cấu giá cước dịch vụ nội dung.
Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Lê Nam Thắng cho rằng, trên thế giới ít nước nào có quy định về Internet nói chung và kết nối Internet nói riêng vì nguyên tắc của quản lý Internet là do yêu cầu của thị trường, chính phủ các nước chỉ giữ vai trò định hướng.
Các tranh chấp kết nối tại Việt Nam xảy ra trong bối cảnh dịch vụ nội dung nước ta đang có bước phát triển mạnh, nhất là những doanh nghiệp vừa làm hạ tầng vừa làm nội dung như FPT, Viettel, VNPT, hoặc giữa các doanh nghiệp nội dung mới.
Vì thế, việc phân chia nội dung, hạ tầng giữa các doanh nghiệp viễn thông cũng như doanh nghiệp viễn thông với doanh nghiệp nội dung nảy sinh nhiều vấn đề. Do đó, Việt Nam cần xây dựng các cơ chế, chính sách, định hướng để tiếp tục thúc đẩy kết nối Internet, vì chỉ có kết nối tốt thì chất lượng mạng Internet mới đảm bảo và giá thành hợp lý...
Tác giả: Theo Vietnam+
Nguồn tin: http://www.quantrimang.com.vn
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Bản dịch tiếng Việt của Giấy phép Công cộng GNU Người dịch Đặng Minh Tuấn <dangtuan@vietkey.net> Đây là bản dịch tiếng Việt không chính thức của Giấy phép Công cộng GNU. Bản dịch này không phải do Tổ chức Phần mềm Tự do ấn hành, và nó không quy định về mặt pháp lý các điều khoản cho các...
Thứ năm - 21/11/2024 11:00
Số TBMT: IB2400493404-01. Bên mời thầu: CÔNG TY TNHH TƯ VẤN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG COVICO. Đóng thầu: 08:00 27/11/24Thứ năm - 21/11/2024 10:57
Số TBMT: IB2400482706-00. Bên mời thầu: CÔNG TY CỔ PHẦN THƯƠNG MẠI TƯ VẤN THIẾT KẾ & THI CÔNG XÂY DỰNG THỊ XÃ. Đóng thầu: 08:00 09/12/24Thứ năm - 21/11/2024 10:56
Số TBMT: IB2400512721-00. Bên mời thầu: CÔNG TY TNHH TƯ VẤN ĐẦU TƯ VÀ ĐẤU THẦU ĐĂNG KHOA. Đóng thầu: 14:00 30/11/24Thứ năm - 21/11/2024 10:54
Số TBMT: IB2400512820-00. Bên mời thầu: CÔNG TY TNHH TƯ VẤN ĐẦU TƯ VÀ ĐẤU THẦU ĐĂNG KHOA. Đóng thầu: 14:00 28/11/24Thứ năm - 21/11/2024 10:51
Số TBMT: IB2400510679-00. Bên mời thầu: ỦY BAN NHÂN DÂN XÃ QUỲNH THANH. Đóng thầu: 08:30 28/11/24Thứ năm - 21/11/2024 10:45
Số TBMT: IB2400513134-00. Bên mời thầu: Trường Trung Học Cơ Sở Gia Hưng. Đóng thầu: 17:30 28/11/24Thứ năm - 21/11/2024 10:38
Số TBMT: IB2400512195-00. Bên mời thầu: Ban quản lý dự án xây dựng thị xã Kỳ Anh. Đóng thầu: 08:00 30/11/24Thứ năm - 21/11/2024 10:33
Số TBMT: IB2400498166-01. Bên mời thầu: Trường Đại học Xây dựng Miền Tây. Đóng thầu: 08:00 04/12/24Thứ năm - 21/11/2024 10:30
Số TBMT: IB2400491451-01. Bên mời thầu: Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng tỉnh Lạng Sơn. Đóng thầu: 07:15 27/11/24Thứ năm - 21/11/2024 10:25
Số TBMT: IB2400507733-00. Bên mời thầu: CÔNG TY TNHH HOÀNG PHÁT CM. Đóng thầu: 15:00 30/11/24Thứ năm - 21/11/2024 11:01
Số KHLCNT: PL2400283078-00. Chủ đầu tư: Sở Giáo dục và Đào tạo Quảng Trị. Ngày đăng tải: 23:01 21/11/24Thứ năm - 21/11/2024 10:57
Số KHLCNT: PL2400269439-01. Chủ đầu tư: Ủy ban nhân dân xã Mường Nhé. Ngày đăng tải: 22:57 21/11/24Thứ năm - 21/11/2024 10:55
Số KHLCNT: PL2400283079-00. Chủ đầu tư: UBND xã Pha Long. Ngày đăng tải: 22:55 21/11/24Thứ năm - 21/11/2024 10:44
Số KHLCNT: PL2400283076-00. Chủ đầu tư: UBND xã Tân Hiệp. Ngày đăng tải: 22:44 21/11/24Thứ năm - 21/11/2024 10:40
Số KHLCNT: PL2400283074-00. Chủ đầu tư: Bộ Chỉ Huy Bộ Đội Biên Phòng Tỉnh Sơn La. Ngày đăng tải: 22:40 21/11/24