Ngân sách cho CNTT sẽ không ít hơn 2% mỗi năm

Thứ bảy - 24/08/2013 22:23
Dự thảo Nghị quyết của Bộ Chính trị về công nghệ thông tin nêu rõ “bảo đảm chi tỷ lệ ngân sách nhà nước cho công nghệ thông tin tương xứng với yêu cầu phát triển, tiến tới mức tương đương với các nước có điều kiện tương đồng trong khu vực và không ít hơn 2% chi ngân sách hàng năm.”
Ngân sách cho CNTT sẽ không ít hơn 2% mỗi năm

Dự thảo Nghị quyết của Bộ Chính trị về công nghệ thông tin nêu rõ “bảo đảm chi tỷ lệ ngân sách nhà nước cho công nghệ thông tin tương xứng với yêu cầu phát triển, tiến tới mức tương đương với các nước có điều kiện tương đồng trong khu vực và không ít hơn 2% chi ngân sách hàng năm.”

Thông tin trên được đưa ra tại Hội thảo xin ý kiến đối với Dự thảo này tại Bộ Thông tin và Truyền thông ngày 23/8.

Trước đó, tại Diễn đàn cấp cao về công nghệ thông tin - truyền thông Việt Nam 2013, một lần nữa ngành công nghệ thông tin lại được nâng lên một tầm mới: “Nền tảng của phương thức phát triển mới.”

Ngân sách cho CNTT sẽ không ít hơn 2% mỗi năm

Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng tại Diễn đàn đã khẳng định công nghệ thông tin là trục kết nối chính và là một yếu tố có ảnh hưởng quyết định góp phần thực hiện thành công 3 đột phá chiến lược gồm hoàn thiện thể chế, phát triển nguồn nhân lực, xây dựng hạ tầng đồng bộ gắn với tái cơ cấu nền kinh tế, chuyển đổi mô hình tăng trưởng.

Thế nhưng, nhiều chuyên gia trong ngành công nghệ thông tin vẫn “than phiền” vì tuy được xem là ngành mũi nhọn, là con đường ngắn nhất để đưa đất nước bắt kịp với các nước phát triển, song công nghệ thông tin vẫn ngồi ở “chiếu dưới”. Điều này dẫn đến ngành nào muốn đầu tư công nghệ thông tin thì phải viết đề án, trình lên các bộ ngành rồi đợi chờ phê duyệt.

Ông Đỗ Cao Bảo, Chủ tịch Hội đồng quản trị của FPT IS (đơn vị có thâm niên hơn 17 năm thực hiện nhiều dự án quan trọng về hạ tầng công nghệ thông tin của Việt Nam) từng nhận định, hiểu công nghệ thông tin là phương thức phát triển mới chính là việc tái cấu trúc nền kinh tế. Điều này phải được thực hiện từ quyết sách của Đảng, Chính phủ.

Theo ông Bảo, nếu như khoa học công nghệ được dành 2% ngân sách, giáo dục, y tế... cũng được một khoản nhất định thì công nghệ thông tin cũng phải được chia ngân sách bằng con số cụ thể để phát triển.

Bởi vậy, nếu Nghị quyết được phê duyệt và giữ nguyên việc tăng đầu tư ngân sách cho công nghệ thông tin, không ít hơn 2% chi ngân sách hàng năm thì đây sẽ là tín hiệu vui cho ngành công nghệ.

Được biết, Nghị quyết của Bộ Chính trị về đang được Bộ Thông tin và Truyền thông xây dựng trong bối cảnh tốc độ ngành công nghệ thông tin phát triển rất nhanh, mang lại nhiều đổi thay cho đất nước. Ngành Công nghệ thông tin đang trở thành ngành kinh tế - kỹ thuật chủ lực, đóng góp khoảng 7,5% GDP.

Tuy nhiên, công nghệ thông tin ở Việt Nam chưa phát huy hiệu quả vai trò và lợi thế đối với sự nghiệp phát triển kinh tế-xã hội. Thực tế cho thấy, quy mô ngành công nghiệp công nghệ thông tin còn nhỏ, khả năng làm chủ công nghệ còn hạn chế, chưa có nhiều doanh nghiệp và sản phẩm đủ sức cạnh tranh trên thế giới…

Điều này đòi hỏi phải có một Nghị quyết mới để đưa ngành công nghệ thông tin phát triển hơn nữa, xứng đáng với tiềm năng và đáp ứng nhu cầu thực tiễn.

Dự kiến, Dự thảo Nghị quyết về công nghệ thông tin sẽ được trình Bộ Chính trị vào tháng 9 tới.

Tác giả: Theo Vietnam+

Nguồn tin: http://www.quantrimang.com.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Ủng hộ, hỗ trợ và tham gia phát triển NukeViet

1. Ủng hộ bằng tiền mặt vào Quỹ tài trợ NukeViet Qua tài khoản Paypal: Chuyển khoản ngân hàng trực tiếp: Người đứng tên tài khoản: NGUYEN THE HUNG Số tài khoản: 0031000792053 Loại tài khoản: VND (Việt Nam Đồng) Ngân hàng Vietcombank chi nhánh Hải...

Thăm dò ý kiến

Lợi ích của phần mềm nguồn mở là gì?

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập103
  • Máy chủ tìm kiếm5
  • Khách viếng thăm98
  • Hôm nay27,342
  • Tháng hiện tại439,018
  • Tổng lượt truy cập98,639,335
Left-column advertisement
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây