123456 là password dễ đoán và dùng nhiều nhất

Thứ ba - 10/12/2013 12:40
Nghiên cứu của SpiderLabs cho thấy gần 2 triệu tài khoản người dùng Internet đang gặp nguy hiểm vì sử dụng hầu hết những mật khẩu phổ biến, độ bảo mật kém.
123456 là password dễ đoán và dùng nhiều nhất

Nghiên cứu của SpiderLabs cho thấy gần 2 triệu tài khoản người dùng Internet đang gặp nguy hiểm vì sử dụng hầu hết những mật khẩu phổ biến, độ bảo mật kém.

123456 là password dễ đoán nhất nhưng được dùng nhiều nhất
Sử dụng mật khẩu đơn giản, phổ biến và độ bảo mật kém làm tăng nguy cơ rò rỉ thông tin tài khoản cá nhân.

Bằng cách lần theo dấu vết các dữ liệu được đánh cắp từ những phần mềm độc hại, SpiderLabs, một nhóm hacker “đạo đức” đã phát hiện một lượng lớn người dùng Internet đang có nguy cơ bị tấn công. Phần lớn người dùng kể trên sử dụng các loại mật khẩu thông dụng như “123456, 111111, password, admin, 12345678...” để truy cập Internet và mạng xã hội. Theo dữ liệu phân tích của SpiderLabs, có khoảng 2 triệu tài khoản người dùng Internet bị đánh cắp bởi Pony - phần mềm điều khiển các máy tính trong mạng botnet. Đứng đầu là 318.121 mật khẩu đăng nhập Facebook, tiếp theo là 70.532 mật khẩu dùng để đăng nhập tài khoản Google, 59.549 mật khẩu truy cập Yahoo và 21.708 mật khẩu Twitter.

Nghiên cứu của SpiderLabs cũng cho thấy 10 loại mật khẩu phổ biến vẫn đang được sử dụng nhiều. Đơn cử, một số loại mật khẩu phổ biến được dùng nhiều nhất bao gồm “123456” với 15.820 người dùng, “123456789” được dùng bởi 4.875 người và “1234” có khoảng 3135 người sử dụng. Theo thống kê của SpiderLabs, trong năm 2006, số lượng mật khẩu “tệ” kể trên chỉ chiếm khoảng 0,9% trong tổng số mật khẩu của người dùng. Tuy nhiên, trong năm 2013 này, con số này đã tăng đáng kể và chiếm đến 2,4%.

Như đã nói ở trên, Pony đánh cắp mật khẩu người dùng bằng cách theo dõi các hoạt động của bàn phím. Nghiên cứu cho thấy những loại mật khẩu phức tạp có thể bảo vệ người dùng tốt hơn những loại password đơn giản dễ đoán. Để tự bảo vệ mình trước nguy cơ đánh cắp thông tin tài khoản trên mạng, người dùng tốt nhất nên cài đặt các phần mềm anti-virus tên tuổi và thường xuyên cập nhật dữ liệu mới nhất cho chương trình. Bên cạnh đó, nếu có thể, hãy sử dụng tính năng xác thực 2 nhân tố (two-factor authentication), vì một khi chưa có được mã bảo vệ thứ 2, các hacker khó lòng có thể đánh cắp được thông tin tài khoản của bạn.

 

Tác giả: Theo VNE

Nguồn tin: http://www.quantrimang.com.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Giấy phép sử dụng NukeViet

Bản dịch tiếng Việt của Giấy phép Công cộng GNU Người dịch&nbsp;Đặng Minh Tuấn <dangtuan@vietkey.net> Đây là bản dịch tiếng Việt không chính thức của Giấy phép Công cộng GNU. Bản dịch này không phải do Tổ chức Phần mềm Tự do ấn hành, và nó không quy định về mặt pháp lý các điều khoản cho các...

Thăm dò ý kiến

Bạn biết gì về NukeViet 4?

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập144
  • Máy chủ tìm kiếm2
  • Khách viếng thăm142
  • Hôm nay17,399
  • Tháng hiện tại558,741
  • Tổng lượt truy cập99,508,916
Left-column advertisement
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây