Tờ Business Insider đã đưa ra hàng loạt thống kê chứng minh phái mạnh đang thống trị thế giới công nghệ.
Minh chứng đầu tiên là đối với lĩnh vực công nghệ truyền thông, tìm kiếm, chia sẻ thông tin, nam giới đã thống trị hoàn toàn.
Theo báo cáo năm 2012 của công ty tiếp thị Digital Flash NYC, đàn ông là những người sử dụng chính các trang web Google, mạng xã hội Linkedln và Reddit (website thu thập và chia sẻ thông tin mới và nổi trội trên thế giới, người dùng là người cung cấp nội dung).
Trong đầu tư vào lĩnh vực công nghệ, phụ nữ cũng không có chút hy vọng nào trong việc đánh bại nam giới. Theo một báo cáo năm 2012 của Dow Jones VentureSource, phụ nữ đã vắng bóng ở vị trí đại diện cấp cao của các công ty đầu tư mạo hiểm vào lĩnh vực công nghệ cao.
Còn theo quỹ hoạt động xã hội của Mỹ Kaufman, phụ nữ chỉ đại diện dưới 10% số nhà đầu tư mạo hiểm cao cấp tại Mỹ và chỉ có 12% nhà tài trợ vốn cho các dự án khởi nghiệp là phụ nữ.
Trong vai trò người quản lý hay công việc liên quan đến công nghệ, phụ nữ lại thêm một lần nữa không vượt qua được đồng nghiệp nam.
Đầu năm nay, CNNMoney đã phát hành một báo cáo về 20 công ty công nghệ có ảnh hưởng nhất tại Mỹ, trong đó có 5 công ty lớn cho biết nam giới tiếp tục áp đảo ở vị trí quản lý.
Đối với lĩnh vực phát triển game, phụ nữ lại càng không phải là đối thủ của nam giới. Những công việc đòi hỏi sự tập trung cao độ và dành nhiều thời gian nghiên cứu phụ nữ cũng thua kém xa.
Với việc Internet đang phát triển mạnh, phụ nữ hy vọng sẽ có thể rút ngắn được khoảng cách với nam giới, thế nhưng cũng không có dấu hiệu khả quan nào trong lĩnh vực này.
Theo báo cáo năm 2012 của Intel, có khoảng 600 triệu phụ nữ lên mạng so với 800 triệu đàn ông ở các nước đang phát triển.
Cũng theo Intel, trung bình trên thế giới phụ nữ truy cập Internet ít hơn 25% so với nam giới và ở vùng châu Phi cận Sahara thì con số này lên đến 45%. Tại châu Âu và Bắc Phi, phụ nữ truy cập Internet ít hơn 30% so với đàn ông còn ở Nam Á, Trung Đông thì con số này là 30%.
Nếu như nam giới thống trị thế giới công nghệ thì phụ nữ lại áp đảo nam giới trong việc sử dụng các trang mạng xã hội.
Tại Mỹ năm 2012, có đến 71% số phụ nữ được khảo sát đang dùng mạng xã hội trong khi đó ở nam giới con số này là 62%. Phụ nữ chiếm đa số người dùng trên Facebook, Twitter, Zynga (công ty chuyên cung cấp game trực tuyến trên các trang mạng xã hội) và Pinterest (website chia sẻ ảnh theo dạng mạng xã hội, post và phân loại dưới dạng các tấm bảng dán ảnh).
Ở Việt Nam, nam giới chiếm ưu thế hơn so với nữ giới trong lĩnh vực công nghệ cũng được thể hiện rõ. Lãnh đạo một số công ty công nghệ Việt Nam đều là đàn ông. Tại Công ty FPT, ông Trương Gia Bình là Chủ tịch Hội đồng Quản trị (HĐQT) kiêm Tổng Giám đốc; ông Bùi Quang Ngọc là Phó Chủ tịch HĐQT; ông Đỗ Cao Bảo, ông Trương Đình Anh, ông Lê Song Lai, ông Jean C-harles Belliol là các Ủy viên HĐQT. Và bà Lê Nữ Thùy Dương là phụ nữ duy nhất trong HĐQT của công ty này.
Tại một doanh nghiệp khác trong lĩnh vực công nghệ của Việt Nam là BKAV, nam giới cũng chiếm ưu thế, với các ông Nguyễn Tử Quảng, Đặng Văn Tấn, Bạch Thành Lê, Vũ Ngọc Sơn, Nguyễn Tử Hoàng, Lê Thành Nam.
Nữ giới đang yếu thế so với nam giới trong công nghệ thông tin. Chính vì vậy hằng năm vào ngày thứ Năm tuần thứ tư của tháng 4, Liên minh Viễn thông Quốc tế (ITU) và cộng đồng ngành viễn thông toàn cầu đã tổ chức “Ngày của Phụ nữ trong ngành Công nghệ thông tin và Thông tin” nhằm tôn vinh vai trò của nữ giới trong các lĩnh vực khoa học, công nghệ, kỹ thuật và toán học.
Ý tưởng trên ra đời từ năm 2010 và năm 2012 đã có 1.300 sự kiện diễn ra ở 90 quốc gia, nhằm tạo cơ hội cho nữ giới tham gia và đóng vai trò tích cực trong các lĩnh vực khoa học, công nghệ, kỹ thuật và toán học.
Tác giả: Theo Pandora
Nguồn tin: http://www.quantrimang.com.vn
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Bản dịch tiếng Việt của Giấy phép Công cộng GNU Người dịch Đặng Minh Tuấn <dangtuan@vietkey.net> Đây là bản dịch tiếng Việt không chính thức của Giấy phép Công cộng GNU. Bản dịch này không phải do Tổ chức Phần mềm Tự do ấn hành, và nó không quy định về mặt pháp lý các điều khoản cho các...
Thứ năm - 21/11/2024 09:54
Số TBMT: IB2400512900-00. Bên mời thầu: Trường THCS Gia Phong. Đóng thầu: 11:30 28/11/24Thứ năm - 21/11/2024 09:54
Số TBMT: IB2400512554-00. Bên mời thầu: Ủy ban nhân dân thị trấn Quang Minh. Đóng thầu: 10:00 02/12/24Thứ năm - 21/11/2024 09:52
Số TBMT: IB2400513021-00. Bên mời thầu: Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng huyện Đăk Glei. Đóng thầu: 08:00 29/11/24Thứ năm - 21/11/2024 09:50
Số TBMT: IB2400512576-01. Bên mời thầu: CÔNG TY TNHH TƯ VẤN ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN XÂY DỰNG TRƯỜNG AN. Đóng thầu: 18:15 09/12/24Thứ năm - 21/11/2024 09:50
Số TBMT: IB2400513102-00. Bên mời thầu: CÔNG TY TNHH ĐẦU TƯ GSL BÌNH AN. Đóng thầu: 07:30 30/11/24Thứ năm - 21/11/2024 09:43
Số TBMT: IB2400449968-00. Bên mời thầu: Liên doanh Việt-Nga Vietsovpetro. Đóng thầu: 09:00 16/12/24Thứ năm - 21/11/2024 09:42
Số TBMT: IB2400513093-00. Bên mời thầu: Trường trung học cơ sở Bàng La. Đóng thầu: 15:00 30/11/24Thứ năm - 21/11/2024 09:41
Số TBMT: IB2400505901-00. Bên mời thầu: Hội nông dân tỉnh Sơn La. Đóng thầu: 22:00 28/11/24Thứ năm - 21/11/2024 09:40
Số TBMT: IB2400513092-00. Bên mời thầu: CÔNG TY TNHH MTV TƯ VẤN XÂY DỰNG PHƯƠNG ĐÔNG. Đóng thầu: 09:00 28/11/24Thứ năm - 21/11/2024 09:40
Số TBMT: IB2400512976-00. Bên mời thầu: Binh chủng Đặc công. Đóng thầu: 09:00 30/11/24Thứ năm - 21/11/2024 16:01
Số KHLCNT: PL2400283062-00. Chủ đầu tư: Ủy ban dân nhân xã An Phú TP.Pleiku. Ngày đăng tải: 22:01 21/11/24Thứ năm - 21/11/2024 15:55
Số KHLCNT: PL2400283052-00. Chủ đầu tư: Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thông huyện Châu Thành. Ngày đăng tải: 21:55 21/11/24Thứ năm - 21/11/2024 15:54
Số KHLCNT: PL2400283064-00. Chủ đầu tư: Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Khánh Sơn, tỉnh Khánh Hòa. Ngày đăng tải: 21:54 21/11/24Thứ năm - 21/11/2024 15:52
Số KHLCNT: PL2400283063-00. Chủ đầu tư: VIỄN THÔNG SƠN LA. Ngày đăng tải: 21:52 21/11/24Thứ năm - 21/11/2024 15:52
Số KHLCNT: PL2400283061-00. Chủ đầu tư: Chi cục Thuế quận Ba Đình. Ngày đăng tải: 21:52 21/11/24