Nằm cách trung tâm huyện Đắk Glei gần 60km, đường vào điểm trường là con đường mòn nhỏ, không có cách nào khác ngoài… đi bộ, người khỏe đi quen đường thì mất khoảng hơn một giờ rưỡi, người chậm thì hơn 2 giờ. Qua mỗi đoạn dốc trơn trượt phải bám vào từng bụi cỏ cho khỏi ngã. Có đoạn dốc dựng đứng dài cả trăm mét, leo được lên tới đỉnh dốc thì “miệng, mũi thi nhau thở”.
Điểm trường là hai căn phòng, một bằng gỗ, một bằng tôn nằm chênh vênh bên sườn một ngọn núi. Tại đây có hai lớp ghép; lớp 1 - 2 do thầy Lê Quốc Anh (SN 1986) giảng dạy, lớp 3 - 4 do thầy Hoàng Văn Trị (SN 1989) giảng dạy.
Hàng ngày, hai thầy mỗi người dạy, chăm lo cho mỗi lớp khác nhau, nhưng tối tối cả hai cùng đốt đuốc, rọi pin tới nhà từng em học sinh một để vận động phụ huynh cho con em đi học, nếu không “các em lại theo cha mẹ đi rẫy hết”.
Thêm vào đó, nhiều học sinh ở đây dù đã lên lớp tới lớp 3 mà vẫn chưa biết đọc, biết viết, chưa nói thành thạo tiếng phổ thông, các thầy lại phải soạn giáo án sao cho phù hợp để các em dễ tiếp thu nhất. Mỗi giờ lên lớp, hai thầy rèn từng nét chữ, hướng dẫn từng bài toán cho các em. Biết nhiều học sinh không thể nói thành thạo tiếng Kinh, gây hạn chế cho việc tiếp thu kiến thức của các em, các thầy chủ động học tiếng địa phương để thực hiện dạy song ngữ.
Thầy Hoàng Văn Trị, nhận công tác tại điểm trường Đắk Bối này đã được gần 2 năm. Khi thầy được phân công về điểm trường này công tác, cảm giác cô đơn, lạc lõng giữa rừng núi, ban đầu, khi mới sống giữa những người đồng bào người Xê Đăng làm thầy không khỏi chán nản. Thầy Trị tâm sự: “Khi hai anh em (cùng thầy Quốc Anh) cùng nhau lên được tới đây thì anh Quốc Anh bị ốm, hàng ngày cứ đi ra đi vào chẳng biết nói chuyện cùng ai, có điện thoại cũng không dùng được nên chỉ muốn bỏ việc”.
Vượt qua được sự nản lòng, dần thích nghi được với cuộc sống mới, đặc biệt được sự quan tâm của bà con đồng bào ở đây, thầy Trị đã dần cảm thấy thân quen, lấy việc dạy học cho học sinh làm niềm vui, làm động lực.
Cũng giống như thầy Trị, thầy Quốc Anh sau khi được phân công giảng dạy ở điểm trường này, thầy đã bỏ lại sau lưng tình yêu đôi lứa để đến vùng cao dạy chữ cho những học sinh. Như những cặp đôi yêu nhau khác, xa nhau vẫn có thể nói chuyện nhờ chiếc máy điện thoại. Nhưng ở cái nơi “thâm sâu cùng cốc” này còn chưa có cả điện lưới này thì nói gì tới sóng điện thoại.
Vì không có sóng điện thoại nên hàng ngày, nhà trường muốn liên lạc, trao đổi công việc với hai thầy chỉ có hai cách, một là chờ ngoài đầu đường xem có ai đi lên thì gửi lời nhắn, hai là nhắn tin vào điện thoại để 2 - 3 ngày, các thầy lại đi bộ cả tiếng ra nơi có sóng để nhận.
Theo quy định của trường, mỗi tuần hai thầy dạy 5 buổi sáng và một buổi chiều phụ đạo. Nhưng vì học sinh học lực yếu mà ý thức tự học ở nhà thì không có và không có việc gì làm để “giết thời gian” nên hai thầy tổ chức dạy cả ngày. Thầy Quốc Anh cho biết, khi mới lên thấy học sinh kiến thức còn yếu, nhiều em học lớp 3 mà vẫn chưa biết đọc nên các buổi chiều rảnh rỗi thường dạy phụ đạo thêm cho các em, sao cho các em theo kịp chương trình.
Biết bao công sức, tâm huyết của hai người thầy giáo trẻ bỏ ra, để rồi giờ đây những học sinh của hai thầy đã biết đọc, biết viết. “Đấy là niềm vui, niềm hạnh phúc của chúng em khi chứng kiến sự thay đổi đó, có cảm giác như mình đã góp được một phần nhỏ giúp đỡ cho những đứa trẻ nơi đây” - thầy Trị nghẹn ngào chia sẻ.
Thầy Phạm Anh Tuấn - phó hiệu trưởng Trường tiểu học Mường Hoong cho biết: “Dù phải sống trong điều kiện hết sức khó khăn nhưng thầy Anh, Trị đã rất cố gắng trong việc giảng dạy. Từ khi hai thầy về công tác, trình độ học tập của học sinh điểm Đắk Bối đã cải thiện rõ rệt”.
Hai người thầy giáo, một tấm lòng vì những đứa trẻ người Xê Đăng, “Chỉ có tình người, sự tận tâm, tận tụy của người giáo viên mới có thể mang cái chữ, giúp cho trẻ em quanh năm ở ngôi làng này có thể hòa nhập được với xã hội. Khi các em học được con chữ, làm được bài toán là mình cảm thấy hạnh phúc và có động lực để tiếp tục dạy chữ cho các em” - thầy giáo trẻ Hoàng Văn Trị chia sẻ lý do gắn bó với bản làng Đắk Bối.
Hoàng Thanh
Nguồn tin: http://dantri.com.vn
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Tên gọi: NukeViet phát âm là [Nu-Ke-Việt], đây là cách đọc riêng, không phải là cách phát âm chuẩn của tiếng Anh. Ý nghĩa: NukeViet là từ ghép từ chữ Nuke và Việt Nam. Sở dĩ có tên gọi này là vì phiên bản 1.0 và 2.0 của NukeViet được phát triển từ mã nguồn mở PHP-Nuke. Mặc dù từ phiên bản 3.0,...
Thứ năm - 26/12/2024 12:02
Số TBMT: IB2400607707-00. Bên mời thầu: Ban Quản lý Dự án các dự án đầu tư xây dựng tại Học viện Lục quân. Đóng thầu: 08:30 04/01/25Thứ năm - 26/12/2024 11:52
Số TBMT: IB2400617184-00. Bên mời thầu: TRẠI GIAM ĐỊNH THÀNH, CỤC C10, BỘ CÔNG AN. Đóng thầu: 08:00 03/01/25Thứ năm - 26/12/2024 11:52
Số TBMT: IB2400617146-00. Bên mời thầu: TRẠI GIAM ĐỊNH THÀNH, CỤC C10, BỘ CÔNG AN. Đóng thầu: 08:00 03/01/25Thứ năm - 26/12/2024 11:48
Số TBMT: IB2400613692-00. Bên mời thầu: Công đoàn Công ty TNHH Regina Miracle International Hưng Yên. Đóng thầu: 09:00 03/01/25Thứ năm - 26/12/2024 11:41
Số TBMT: IB2400617158-00. Bên mời thầu: Trung tâm Xúc tiến Đầu tư, Thương mại, Du lịch thành phố Hà Nội. Đóng thầu: 23:45 04/01/25Thứ năm - 26/12/2024 11:30
Số TBMT: IB2400617135-00. Bên mời thầu: Trung tâm Xúc tiến Đầu tư, Thương mại, Du lịch thành phố Hà Nội. Đóng thầu: 23:30 05/01/25Thứ năm - 26/12/2024 11:26
Số TBMT: IB2400549202-00. Bên mời thầu: Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam – Trung tâm Công nghệ Thông tin. Đóng thầu: 09:00 13/01/25Thứ năm - 26/12/2024 11:24
Số TBMT: IB2400611001-00. Bên mời thầu: Phòng Lao động - Thương binh và xã hội thành phố Quảng Ngãi. Đóng thầu: 07:00 03/01/25Thứ năm - 26/12/2024 11:21
Số TBMT: IB2400614031-00. Bên mời thầu: Công đoàn Công ty TNHH Tohoku Pioneer Việt Nam. Đóng thầu: 09:10 03/01/25Thứ năm - 26/12/2024 11:20
Số TBMT: IB2400617032-00. Bên mời thầu: Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng thành phố Phổ Yên. Đóng thầu: 07:30 06/01/25Thứ năm - 26/12/2024 14:13
Số KHLCNT: PL2400332299-00. Chủ đầu tư: CÔNG ĐOÀN CÔNG TY TNHH YOUNGONE HƯNG YÊN. Ngày đăng tải: 02:13 27/12/24Thứ năm - 26/12/2024 13:14
Số KHLCNT: PL2400332297-00. Chủ đầu tư: Trường Trung học cơ sở Nguyễn Lân. Ngày đăng tải: 01:14 27/12/24Thứ năm - 26/12/2024 13:10
Số KHLCNT: PL2400332298-00. Chủ đầu tư: Ủy ban nhân dân xã Thăng Hưng. Ngày đăng tải: 01:10 27/12/24Thứ năm - 26/12/2024 12:52
Số KHLCNT: PL2400332296-00. Chủ đầu tư: Ban quản lý dự án lập kế hoạch sử dụng đất hàng năm huyện Như Xuân, tỉnh Thanh Hóa. Ngày đăng tải: 00:52 27/12/24Thứ năm - 26/12/2024 12:50
Số KHLCNT: PL2400332293-00. Chủ đầu tư: TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ VIỆT NAM ANGIÊRI. Ngày đăng tải: 00:50 27/12/24