Đánh giá chi tiết Motorola Droid Razr

Thứ tư - 09/11/2011 23:12
 Motorola Droid RAZR là smartphone lõi kép đầu tiên của Motorola, thiết bị này có thiết kế siêu mỏng chỉ 7,1 mm và còn nhiều đặc điểm đặc biệt hơn nữa.
Đánh giá chi tiết Motorola Droid Razr

Đánh giá chi tiết Motorola Droid Razr

>> Motorola chọn giờ đẹp ra mắt 'dế' lõi kép đầu tiên

Thiết kế

Motorola Droid Razr có hình dáng siêu mỏng chỉ 7,1mm. Mặt trước được bao bọc bởi kính cường lực Gorilla Glass.

Mặt sau được làm bằng hợp chất Kevlar (một loại sợi đanh cứng), mặt trong được mạ một lớp chất chống thấm nước. Theo Motorola, Kevlar cứng hơn 5 lần so với thép.

Motorola_DROID_RAZR_8.jpg

Khi cầm Droid Razr, bạn sẽ có cảm giác vừa rắn chắc vừa mềm mại. Droid Razr có kích thước 130.7 x 68.9 x 7.1 mm, nặng 127g.

Màn hình

Droid Razr có màn hình Super AMOLED qHD 4,3 inch, với độ phân giải 960 x 540 pixel. Theo Motorola, công nghệ Super AMOLED này sẽ giải quyết được một số vấn đề về pin của những chiếc điện thoại sử dụng mạng LTE.

11-6-2011droidrazrsoftware.jpg

Màn hình của Droid Razr trông vẫn rất đẹp khi nhìn nghiêng từ các góc, hoặc ở bên ngoài ánh sáng mặt trời, đây có thể gọi là đặc điểm nổi bật nhất của màn hình Super AMOLED. Màu đen của màn hình rất sâu, còn màu trắng thì sáng nhưng các màu có xu hướng hơi bị đậm (bão hòa), đây cũng là một đặc điểm hay gặp ở các màn hình Super AMOLED.

Nếu so sánh Droid Razr và iPhone 4S, ta sẽ thấy iPhone 4S có độ phân giải cao hơn một chút so với Droid Razr với 960 x 640 pixel và mật độ điểm ảnh là 330 pixel/inch. Màn hình 3,5 inch của iPhone 4S trong sắc nét hơn và độ chính xác của màu sắc cao hơn.

Phần mềm

Droid Razr chạy Android 2.3.5. Giao diện của Droid Razr gần như tương tự Droid Bionic nhưng có thêm một số thay đổi. Những tiện ích nhỏ (widget) có thể chỉnh sửa được kích cỡ, và bạn cũng có thể cuộn chúng lại. Giống như Bionic, bạn cũng sẽ có ứng dụng/dịch vụ ZumoCast với cái tên gọi mới là MotoCast. Bạn có thể đồng bộ hóa dữ liệu trực tiếp từ máy tính đến thiết bị để có thể sử dụng mọi dữ liệu cần thiết mọi lúc mọi nơi. Và vì bạn không cần phải upload trung gian thông qua một dịch vụ thứ 3, bạn sẽ tiết kiệm được nhiều thời gian hơn và đặc biệt, dữ liệu sẽ luôn được an toàn. Bạn có thể truy cập mọi thứ, từ những tệp tin PowerPoint tới những danh mục bài hát trong iTunes trên Razr.

moto-razr-2-5227662.jpg

Motorola quyết tâm cải thêm chất lượng pin cho máy sử dụng mạng LTE. Smart Actions, một ứng dụng mới cho phép bạn thiết lập một bản nhắc nhớ để nhắc bạn thời gian cần sạc lại điện thoại (ví dụ, khi bạn chuẩn bị đi ngủ). Nếu bạn quên cắm sạc, bạn có thể thiết lập một trạng thái “Nighttime Battery Saver”, giúp điều chỉnh mạng và cài đặt màn hình để pin của bạn có thể hoạt động lâu hơn vào ngày hôm sau. Smart Actions cho phép tiết kiệm 30% thời lượng pin bằng cách tắt đi các tính năng như Bluetooth và GPS khi không sử dụng đến.

11-6-2011droidrazrscreen.jpg

Ứng dụng Smart Actions không chỉ dung để tiết kiệm pin. Bạn có thể tạo ra các chế độ khác nhau (Work, Home hay Workout) với những cài đặt khác nhau và tự động chuyển đổi từ chế độ chuông sang rung khi người dùng đến những nơi yên lặng như nhà thờ, thư viện hay phòng họp. Nhìn chung Smart Actions là một ứng dụng rất thông minh và dễ sử dụng. Mặc dù bạn sẽ phải dùng một chút thời gian để cài đặt cho mỗi chế độ, nhưng sau đó, Smart Actions sẽ tự thực hiện tất cả những điều chỉnh cho bạn.

Camera

Razr có camera 1,3 MP ở mặt trước, 8 MP mặt sau và quay được video 1080p. Giao diện người dùng của camera này gọn gàng hơn nhiều so với những chiếc smartphone trước đó của Motorola.

11-6-2011droidrazrhardware.jpg

Motorola cho biết camera của Razr gần như không có độ trễ, máy sẽ bắt hình ngay khi bạn ấn nút chụp.

2011-11-0517-59-00159-1320626620.jpg
Ảnh chụp bằng camera của Droid Razr

Ảnh chụp từ camera này khá tốt nhưng tất nhiên không hoàn hảo. Tất cả các bức ảnh chụp đều hơi tối mầu, thậm chí cả những bức ảnh được chụp trong điều kiện ánh sáng tốt. Các chi tiết không được sắc nét lắm. Đèn flash làm lóe màu và các chi tiết trong ảnh, vậy nên chỉ dùng flash khi nào thấy thực sự cần thiết.

Camera của Razr có thể quay được video 1080p rất mịn.

Hoạt động

Droid Razr có vi xử lý TI OMAP 4430 1,2GHz lõi kép,1GB RAM, dung lượng bộ nhớ 16GB trên máy và có sẵn một thẻ nhớ MicroSD 16GB.

11-06-2011droidrazrroundup.jpg

Khi thử nghiệm chạy phần mềm chấm điểm chạy ứng dụng trên di động Vellamo cho Android (một ứng dụng của Qualcomm) trên Droid Razr, kết quả đem lại khá bất ngờ. Droid Razr được 1040, vượt cả Samsung Galaxy S II và HTC Evo 3D. Các ứng dụng khởi động rất nhanh và chạy cũng rất mượt. Máy xử lý rất nhanh khi thực hiện thao tác cuộn các ứng dụng và menu, không có ứng dụng nào gặp vấn đề khi chạy thử nghiệm.

Pin

Motorola cho biết pin 1,780mAh của Droid Razr có thể chạy 8,5 ngày ở chế độ nghỉ, 12,5 giờ đàm thoại, tuy nhiên trong cuộc thử nghiệm chưa chính thức của trang công nghệ Engadget, Droid Razr chỉ chạy được trong 5 giờ 1 phút. Mặc dù chưa được thử nghiệm một cách chính thức, nhưng có thể thấy một điểm rất đáng thất vọng ở chiếc điện thoại này, đó chính là tuổi thọ pin quá ngắn. Mặc dù, khối lượng tác vụ được sử dụng cũng khá nhiều như kiểm tra tốc độ truyền dữ liệu, chạy các ứng dụng, nhưng pin hết quá nhanh, nhất là khi Motorola nhắc rất nhiều đến việc sẽ cải tiến tuổi thọ pin.

Kết luận

Droid Razr có thể được cho là chiếc điện thoại Android tốt nhất của Motorola ở thời điểm hiện tại. Vi xử lý TI OMAP 1,2GHz đem lại một sức mạnh rất đáng nể cho Razr. Thiết kế độc đáo cũng là một thành công và màn hình Super AMOLED là một bước cải tiến lớn so với màn hình PenTile của những chiếc điện thoại Motorola khác. Tuổi thọ pin là một vấn đề lớn nhất của Droid Razr. Tuy nhiên, đây cũng có thể coi là điểm yếu chung của những chiếc smartphone lõi kép dung mạng LTE.

Tác giả: Phạm Khánh

Nguồn tin: http://www.ictnews.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Giới thiệu về NukeViet CMS

CMS là gì? CMS là từ viết tắt từ Content Management System. Theo wikipedia Định nghĩa. Hệ quản trị nội dung, cũng được gọi là hệ thống quản lý nội dung hay CMS (từ Content Management System của tiếng Anh) là phần mềm để tổ chức và tạo môi trường cộng tác thuận lợi nhằm mục đích xây dựng một hệ...

Thăm dò ý kiến

Lợi ích của phần mềm nguồn mở là gì?

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập158
  • Máy chủ tìm kiếm3
  • Khách viếng thăm155
  • Hôm nay12,661
  • Tháng hiện tại567,535
  • Tổng lượt truy cập99,517,710
Left-column advertisement
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây