Người già cũng chuộng dế thời trang

Thứ sáu - 04/11/2011 07:51
Không chỉ cần hỗ trợ tính năng nghe gọi, phím to số lớn, hiện nhiều người cao tuổi cũng có nhu cầu sở hữu chiếc điện thoại người già được trang bị thêm camera, thẻ nhớ, nghe nhạc và cả k
Người già cũng chuộng dế thời trang

Người già không bị… “bỏ rơi”

Theo tìm hiểu của phóng viên Báo BĐVN tại thị trường trong nước, đến thời điểm hiện nay, dòng điện thoại cho người cao tuổi đang ngày càng phong phú với giá bán chỉ từ 700.000 đồng cho tới 1,5 triệu. Tuy nhiên cuộc chạy đua vẫn chỉ thuộc về các hãng điện thoại chưa mấy tên tuổi hoặc thương hiệu còn xa lạ với thị trường Việt Nam. Còn các “ông lớn” như Nokia, Samsung, Motorola…, xem ra vẫn “kiên trì bỏ rơi” đối tượng này.

Cụ thể, có thể kể đến một số thương hiệu điện thoại có phím lớn, được trang bị đèn pin, nghe FM… như Eliya của Trung Quốc, Emporio của Australia… Tuy nhiên, hầu hết đó cũng chỉ là hàng “xách tay” được bán tại các shop với số lượng hạn chế. Cũng trong cuộc chạy đua sản phẩm cho người già, từ cuối năm 2010 hai nhà mạng VinaPhone và MobiFone cũng đã nhảy vào thị trường này để phân phối dòng sản phẩm “phím to, loa oang oang” dành cho đối tượng người già với thương hiệu ZTE S202 của Trung Quốc với giá bán chỉ 699.000 đồng.

Tuy nhiên, theo ghi nhận của phóng viên Báo BĐVN, đến nay chỉ có thương hiệu iNO (Singapore) do công ty TNHH Phát triển Công nghệ Thắng Lợi (Hà Nội) phân phối độc quyền là xuất hiện khá phổ biến theo con đường nhập khẩu chính ngạch. Và khoảng 1 tháng trở lại đây, nhiều doanh nghiệp kinh doanh điện thoại trong nước như Nhật Cường, Anh Vũ Mobile, rồi cả hệ thống siêu thị như Pico cũng vào cuộc kinh doanh điện thoại cho người già với những sản phẩm của hãng iNO như F8, CB10 hay F12. “Các sản phẩm của iNO lên kệ của Nhật Cường vào đầu tháng 11/2011”, đại diện công ty Nhật Cường cho hay.

Trao đổi thêm với phóng viên Báo BĐVN, anh Phạm Mạnh Ngân – Phụ trách Marketing công ty Thắng Lợi tiết lộ: “Trước nhu cầu của thị trường và từ các nhà bán lẻ, sắp tới, nhiều khả năng chúng tôi sẽ tiếp tục đưa về Việt Nam sản phẩm mới hướng đến đối tượng người già”.

1a.jpg

Thời trang, nhiều tính năng: Không cần thiết?

Nhắc đến sản phẩm điện thoại dành cho người cao tuổi, có lẽ phần lớn tâm lý của thị trường hiện nay đều cho rằng: Ngoài tính năng “SOS” (phím SOS nằm ở lưng máy, khi kích hoạt sẽ tự động gửi SMS và gọi liên tục tới tối đa 5 số thuê bao đã được cài đặt sẵn cho tới khi có một số nghe máy mới dừng), thì với người cao tuổi, chuyện có phím bấm to, chữ và số hiển thị trên màn hình lớn, đọc số tiếng Việt, hoặc thêm đèn pin, nghe FM không cần gắn tai nghe đã là quá đủ. Thế nhưng, theo đánh giá của một số doanh nghiệp kinh doanh và phân phối sản phẩm tại thị trường Hà Nội, quan niệm đó hiện không còn phù hợp. Bởi, hiện có nhiều người cao tuổi nhưng vẫn có nhu cầu sử dụng “dế” được trang bị thêm những tính năng như camera để chụp hình, quay video, nghe nhạc…

Anh Phạm Mạnh Ngân nhận định, người dùng cao tuổi cũng có nhu cầu như chụp ảnh con cháu để lưu giữ làm kỷ niệm, nghe các bài hát cách mạng. “Nếu các tính năng được nhà sản xuất hỗ trợ thông qua các phím “nóng”, dễ sử dụng chắc chắn sẽ có nhiều người cao tuổi quan tâm”, anh Ngân nhấn mạnh. Đồng quan điểm, đại diện Anh Vũ Mobile hay công ty Viễn thông ASIA (Hà Nội) cũng cho rằng, việc có thêm nhiều dòng điện thoại hỗ trợ thêm tính năng giải trí cho người cao tuổi không phải là điều “xa xỉ” vào thời điểm hiện nay.

Tuy nhiên qua tìm hiểu thực tế của phóng viên Báo BĐVN tại thị trường trong nước, dòng có nhiều tính năng như trên không nhiều, gần như chỉ có dòng sản phẩm F12 của iNO. “Sản phẩm này có kiểu dáng bắt mắt, ngoài các phím in số và chữ to thì đều có các phím “nóng” để nghe FM hay khoá máy cũng rất dễ sử dụng”, bác Mạnh, (67 tuổi, trú tại ngõ Quỳnh, Bạch Mai, Hà Nội) bày tỏ.

 

Dân số già hoá sẽ là cơ hội cho “điện thoại người già”

Theo Tổng cục Thống kê, hiện Việt Nam có khoảng 8,15 triệu người cao tuổi, tương đương với khoảng 9,4% dân số. Đánh giá gần đây của Quỹ dân số Liên Hợp quốc (UNFPA) cũng cho thấy Việt Nam đang bước vào giai đoạn cơ cấu “già hoá” dân số với tốc độ nhanh chóng: Tỷ lệ dân số từ 60 tuổi trở lên ở Việt Nam sẽ chạm ngưỡng 10% tổng dân số vào năm 2017. Vì thế, nhận định của các chuyên gia cho thấy đây sẽ là thị trường tiềm năng để các thương hiệu điện thoại dành cho người già phát triển.

“Tuy nhiên, các doanh nghiệp cung cấp dòng sản phẩm dành cho người cao tuổi trong nước xem ra vẫn chưa xây dựng được chiến lược marketing bài bản để tiếp cận “sát sườn” đối tượng khách hàng”, một chuyên gia về thị trường nhận định.

Nguyên Đức

Nguồn tin: http://www.ictnews.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Giới thiệu về Công ty cổ phần phát triển nguồn mở Việt Nam

Công ty cổ phần phát triển nguồn mở Việt Nam (VINADES.,JSC) là công ty mã nguồn mở đầu tiên của Việt Nam sở hữu riêng một mã nguồn mở nổi tiếng và đang được sử dụng ở hàng ngàn website lớn nhỏ trong mọi lĩnh vực. Wbsite đang hoạt động chính thức: http://vinades.vn/ Ra đời từ hoạt động của tổ chức...

Thăm dò ý kiến

Lợi ích của phần mềm nguồn mở là gì?

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập345
  • Máy chủ tìm kiếm25
  • Khách viếng thăm320
  • Hôm nay14,796
  • Tháng hiện tại446,890
  • Tổng lượt truy cập100,128,965
Left-column advertisement
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây