Thêm lý do để Motorola sẽ là đối thủ của Apple?

Thứ tư - 19/10/2011 07:00
Mới đây, Motorola đã cho ra mắt 2 sản phẩm mới: điện thoại thông minh Droid RAZR và laptop Lapdock 500. PCMag đã đưa ra một số thông tin về trải nghiệm thực tế với 2 sản phẩm này.

Smartphone Droid RAZR là một điện thoại Webtop (Webtop phone), nghĩa là nó có thể biến thành một máy tính để bàn hoặc máy tính xách tay chạy Firefox khi được nối với thiết bị thích hợp.

Hiện nay, Motorola đã thuộc sở hữu của Google, nhưng theo một số kỹ sư của Motorola, dù Webtop có chức năng chủ đạo của Android, nhưng giữ cho mình một số tính năng đặc trưng cơ bản.

Chiếc laptop Lapdock 500 mới lớn hơn nhiều, được mô tả là "rất dễ khi gõ trên bàn phím". So với các "đời" Lapdock trước đó có màn hình 11-inch và bàn phím hơi nông, Lapdock 500 là bước tiến mới của Motorola với màn hình 14-inch (1366 x 768), bàn phím lớn, sang trọng, với các phím bấm tuyệt vời.

Lapdock 500 giống như một máy tính xách tay giá rẻ khi vỏ ngoài không làm từ kim loại bền chắc như Lapdock đời đầu nhưng không thể phủ nhận sự hấp dẫn của là bàn phím lớn. Kích thước lớn của Lapdock 500 cũng cho phép Motorola gắn thêm một đầu ra VGA và một khe cắm thẻ SD ngoài hai cổng USB và giắc cắm tai nghe.

Lapdock 500 cũng có một webcam phía trước, được thiết kế để làm việc với các phần mềm video chat và các ứng dụng chụp ảnh của Android.

Motorola cho biết mới Lapdock 500 có vỏ ngoài bằng nhựa, nặng khoảng 1,5 kg (3,4 pounds), có thời gian sử dụng pin là 7 giờ.

Điểm nổi trội của Lapdock 500 là một tai nghe Bluetooth và một trackpad - bộ phận "chuột" của laptop. Tai nghe và trackpad này đều có thể kết nối không dây với các loại thiết bị có Bluetooth như máy tính để bàn hoặc TV của bạn. "Nó cũng hoạt động với các điện thoại Motorola khác" - nhân viên công ty cho biết.

Điều đặc biệt hơn là khi bạn bật trackpad trên. Có một chút "nhấc điện thoại" nút ở mặt dưới. Tức là bạn có thể sử dụng nó để nghe điện thoại từ xa.

Motorola cho biết, Smartphone Droid RAZR và Lapdock 500 sẽ nhanh chóng được bán ra thị trường.

Theo vnmedia.vn

Nguồn tin: http://www.ictnews.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Giấy phép sử dụng NukeViet

Bản dịch tiếng Việt của Giấy phép Công cộng GNU Người dịch&nbsp;Đặng Minh Tuấn <dangtuan@vietkey.net> Đây là bản dịch tiếng Việt không chính thức của Giấy phép Công cộng GNU. Bản dịch này không phải do Tổ chức Phần mềm Tự do ấn hành, và nó không quy định về mặt pháp lý các điều khoản cho các...

Thăm dò ý kiến

Bạn biết gì về NukeViet 4?

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập94
  • Máy chủ tìm kiếm5
  • Khách viếng thăm89
  • Hôm nay28,767
  • Tháng hiện tại445,394
  • Tổng lượt truy cập98,645,711
Left-column advertisement
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây