Ấn Độ đứng đâu trên Biển Đông trước Trung Quốc?

Thứ tư - 08/05/2013 23:54
Biển Đông là một con đường thông thương kinh tế (SLOC) và một lộ trình thương mại quan trọng của toàn cầu. Xung đột ở vùng biển này khiến mọi quốc gia châu Á lo ngại, trong đó có Ấn Độ.

Dù Ấn Độ không phải là nước tuyên bố chủ quyền ở Biển Đông, nhưng họ có một lợi ích trong Tự do Hàng hải (FON). Trung Quốc coi Biển Đông là vùng biển của họ và điều đó ảnh hưởng đến lợi ích của Ấn Độ. New Delhi đã nhiều lần nêu lên lập trường "Tự do Hàng Hải", nhấn mạnh tính cần thiết trong việc tiếp cận không giới hạn các vùng biển quốc tế. Ấn Độ cần phải đứng lên thực hiện cam kết đã tuyên bố về tự do hàng hải và bảo vệ lợi ích của mình. Điều này bao gồm việc tăng cường hợp tác hải quân với các quốc gia ASEAN và những cường quốc khác cùng chia sẻ lợi ích của Ấn Độ trong đảm bảo các nguyên tắc ở Biển Đông.

Vậy, mối quan tâm và lợi ích chính của Ấn Độ ở Biển Đông trong bối cảnh Trung Quốc trỗi dậy thế nào?

Các nước Trung Quốc, Việt Nam, Philippines, Brunei và Malaysia đều tuyên bố chủ quyền ở Biển Đông. Trong đó Bắc Kinh đưa ra yêu sách lớn nhất, bao trùm hầu hết vùng biển bằng việc sử dụng bản đồ chín đoạn (bản đồ hình chữ U) gồm cả các ranh giới lượn sát bờ biển nước khác. Căng thẳng gần đây trong vùng biển đã thu hút sự quan tâm của toàn cầu. Nhiều người lo ngại Biển Đông sẽ trở thành một điểm nóng dẫn tới xung đột quân sự.

Tài sản thế giới

Trung Quốc luôn chối từ cách tiếp cận quốc tế trong giải quyết tranh chấp ở Biển Đông. Thay vì giải quyết bằng cơ chế đa phương, họ thiên về đàm phán mặt đối mặt với từng cá nhân mỗi quốc gia liên quan và thúc giục các nước bên ngoài không can thiệp vào tranh chấp.

Hải quân Ấn Độ diễn tập trên biển. Ảnh: Getty Image
Hải quân Ấn Độ diễn tập trên biển. Ảnh: Getty Image

Tuy nhiên, các SLOC khắp Biển Đông có tầm quan trọng sống còn với mọi quốc gia châu Á trong đó có Ấn Độ. Hải quân Ấn Độ đã thừa nhận việc bảo vệ SLOC là một trong các sứ mệnh của họ. Học thuyết hàng hải của người Ấn Độ nhấn mạnh rằng "trong vị trí là quốc gia có hoạt động thương mại phụ thuộc lớn vào các tuyến đường biển, thì việc bảo vệ những SLOC là một sứ mệnh quan trọng. Những bất ổn ở Biển Đông chắc chắn sẽ thu hút sự chú ý từ New Delhi khi nó ảnh hưởng đến lợi ích của Ấn Độ trong tự do hàng hải.

Ấn Độ luôn duy trì quan điểm tiếp cận không giới hạn với các vùng biển quốc tế và những SLOC chính. Họ có lợi ích quốc gia khi các SLOC ở Biển Đông được đảm bảo và ổn định cho 55% nguồn vận chuyển thương mại của Ấn Độ thông qua lộ trình này. Mối quan tâm của New Delhi trong việc duy trì hoà bình và ổn định xung quanh các SLOC được nêu rõ tại hội nghị cấp cao Ấn Độ - ASEAN tháng 12 năm trước. Khi ấy, Thủ tướng Manmohan Singh nói trong bài phát biểu khai mạc hội nghị rằng: "Cùng như mọi quốc gia hàng hải, Ấn Độ và ASEAN cần tăng cường các cam kết cho an ninh, an toàn hàng hải, cho tự do hàng hải và cho giải pháp hoà bình giải quyết tranh chấp theo quy định của luật pháp quốc tế".

Cựu Ngoại trưởng Ấn Độ, S. M. Krishna thì khẳng định: "Biển Đông là tài sản của thế giới". Dĩ nhiên, bình luận của ông đã vấp phải sự phản đối của Bắc Kinh. Trung Quốc luôn khăng khăng tự do hàng hải được đảm bảo ở Biển Đông, nhưng lời tuyên bố này lại mâu thuẫn với các hành động và pháp luật của Bắc Kinh khi họ coi Biển Đông là "ao nhà".

Theo luật pháp quốc tế, giới hạn lãnh hải nằm trong phạm vi 12 hải lý. Trung Quốc yêu sách chủ quyền với hầu hết các đảo ở Biển Đông. Nghĩa là vùng biển lân cận ngoài phạm vi 12 hải lý cũng bị xem là lãnh hải của Trung Quốc. Điều 6 trong luật lãnh hải Trung Quốc năm 1992 ghi rằng: "Các tàu nước ngoài có mục đích phi quân sự được quyền qua lại vô hại thông qua lãnh hải Trung Quốc một cách phù hợp với luật pháp" và "Các tàu nước ngoài có mục đích quân sự cần có sự phê duyệt của chính phủ khi tiến vào lãnh hải Trung Quốc". Tháng 11/2012, Trung Quốc đã phê chuẩn quy định cho phép lực lượng cảnh sát biển tiếp cận và kiểm tra các tàu mà họ coi là xâm nhập trái phép lãnh thổ của Trung Quốc ở vùng biển tranh chấp.

Tự do hàng hải như tự do cá nhân

Động thái này bị cộng đồng quốc tế chỉ trích mạnh mẽ và gây bất ngờ trên toàn cầu vì nó liên quan tới những lộ trình nhộn nhịp ở Biển Đông. Đã có hai sự cố liên quan tới tàu Ấn Độ ở Biển Đông khi Trung Quốc gia tăng quả quyết trong tuyên bố chủ quyền tại vùng biển này. Vụ đầu tiên xảy ra vào tháng 7/2011, khi tàu INS Airavat được thông báo qua radio là "đang tiến vào vùng biển Trung Quốc". Con tàu này đang đi trên khu vực Biển Đông. Đây là tàu của hải quân Ấn Độ đã có chuyến thăm hữu nghị Việt Nam từ 19-28/7/2011. Vào ngày 22, ở khoảng cách 45 hải lý tính từ bờ biển Việt Nam tại Biển Đông, tàu đã nhận được cảnh báo từ phía Trung Quốc.

Vụ việc thứ hai diễn ra tháng 6/2012, khi hải quân Trung Quốc điều tàu hộ tống một đội tàu hải quân Ấn Độ đi trên Biển Đông. Theo các thông tin thì "mặc dù các tàu Ấn Độ hoạt động ở vùng biển quốc tế, nhưng tàu khu trục Trung Quốc đã đánh tiếng 'chào mừng' và đi theo đội tàu Ấn suốt 12h tiếp theo". Phân tích tình hình, chuyên gia chiến lược Ấn Độ Raja Mohan giải thích: "Thông điệp từ phía Trung Quốc là, bạn đang ở lãnh hải của chúng tôi và ở đây không có 'quyền tự do hàng hải' với tàu quân sự".

Bộ trưởng Quốc phòng Ấn Độ A.K Antony tại Đối thoại Shangri-La năm 2012 đã nhấn mạnh đến việc cần tuân thủ luật pháp quốc tế. Ông khẳng định: "Giống như quyền tự do cá nhân, tính toàn diện của tự do hàng hải chỉ có thể được thực hiện khi mọi quốc gia, lớn và nhỏ, sẵn sàng tuân thủ pháp luật và các quy định đã được mọi người đồng thuận". S.M. Krishna, ngoại trưởng Ấn Độ khi ấy cũng có cách nhìn nhận tương tự khi ông nói lên quan điểm tại Diễn đàn Khu vực ASEAN (ARF). "Ấn Độ ủng hộ tự do hàng hải và tiếp cận nguồn tài nguyên phù hợp với các quy định của luật pháp quốc tế. Nguyên tắc ấy cần được tất cả tôn trọng. Mọi quốc gia cần tuân thủ luật pháp quốc tế để tránh xung đột. Ấn Độ sẵn sàng hợp tác với các nước Đông Nam Á để đảm bảo tự do hàng hải".

Hải quân Ấn Độ lên kế hoạch triển khai thường kỳ ở Biển Đông để đánh dấu sự hiện diện của mình. Họ cũng tăng cường tập trận với hải quân các nước Đông Nam Á trong nỗ lực thực hiện chính sách Hướng Đông. Ấn Độ và ASEAN trong tháng 12/2012 đã kỷ niệm 20 năm Quan hệ Đối thoại ASEAN - Ấn Độ. Tại hội nghị cấp cao hai bên, tuyên bố tầm nhìn được thông qua đánh dấu bước phát triển quan trọng trong quan hệ Ấn Độ - ASEAN. Tuyên bố này khẳng định cam kết của hai bên về Tự do hàng hải. "Chúng tôi cam kết tăng cuonwgf hợp tác để đảm bảo an ninh và tự do hàng hải, an toàn trên các tuyến đường biển và dòng chảy thương mại không bị cản trở trong sự tuân thủ pháp luật quốc tế, bao gồm UNCLOS".

Lập trường của Ấn Độ ở Biển Đông là rõ ràng: không cản trở tự do hàng hải ở các vùng biển quốc tế. New Delhi cần giữ vững cam kết và thực thi tuyên bố về Tự do hàng hải cũng như bảo vệ các lợi ích của mình. Điều này dẫn tới việc thúc đẩy hợp tác hải quân với các quốc gia chủ chốt của ASEAN và với các cường quốc khác cùng có chung lợi ích với Ấn Độ trong bảo vệ nguyên tắc Tự do hàng hải.
 

Nguồn tin: http://dantri.com.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Giới thiệu về NukeViet CMS

CMS là gì? CMS là từ viết tắt từ Content Management System. Theo wikipedia Định nghĩa. Hệ quản trị nội dung, cũng được gọi là hệ thống quản lý nội dung hay CMS (từ Content Management System của tiếng Anh) là phần mềm để tổ chức và tạo môi trường cộng tác thuận lợi nhằm mục đích xây dựng một hệ...

Thăm dò ý kiến

Lợi ích của phần mềm nguồn mở là gì?

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập151
  • Máy chủ tìm kiếm2
  • Khách viếng thăm149
  • Hôm nay25,021
  • Tháng hiện tại436,697
  • Tổng lượt truy cập98,637,014
Left-column advertisement
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây