Sao chép các tệp tin bị khóa với HoboCopy

Thứ hai - 21/11/2011 12:56
Một trong những nhu cầu sao lưu hàng ngày là bạn sẽ phải làm việc với những tệp tin đuợc sử dụng bởi các ứng dụng khác hoặc của chính hệ điều hành bạn đang dùng. Lỗi thường gặp khi bạn cố sao chép lại các tệp tin này thường...
Sao chép các tệp tin bị khóa với HoboCopy
Một trong những nhu cầu sao lưu hàng ngày là bạn sẽ phải làm việc với những tệp tin được sử dụng bởi các ứng dụng khác hoặc của chính hệ điều hành bạn đang dùng. Lỗi thường gặp khi bạn cố sao chép lại các tệp tin này thường là  “The action can’t be completed because the file is open in System. Close the file and try again.” Và nhu cầu đặt ra là làm sao có thể sao chép các để sao lưu các tệp tin dạng này? Với HoboCopy vấn đề trên sẽ được giải quyết một cách nhanh chóng, hiệu quả.
 

Trước đây, để sao chép các tệp tin này, các quản trị viên sẽ dùng tới Volume Shadow Service (VSS, tạm dịch: dịch vụ tạo ảnh cho ổ đĩa) để “tạo ảnh” của đĩa cứng trước khi sao chép rồi sau đó sao chép từ "ảnh" này hơn là trực tiếp từ đĩa cứng đang chạy. Dịch vụ này tốn thời gian cũng như không phải người sử dụng thông thường nào cũng rành về nó. HoboCopy là giải pháp đơn giản cho việc sao chép các tệp tin bị "khóa".
 

HoboCopy là một công cụ sử dụng dòng lệnh khi bạn phải gõ bằng tay thư mục nguồn và thư mục đích khi được yêu cầu. Với những người đã từng sử dụng qua hệ điều hành DOS của Microsoft thì các dòng lệnh này rất quen thuộc. Cấu trúc dòng lệnh sẽ có dạng như sau, ký tự ổ đĩa và profile (tên tài khoản máy tính của bạn) có thể sẽ khác:
 

HoboCopy D:\Windows\System32\config\SAM D:\MrP\
 

Ví dụ trong bài là tôi sẽ sao chép tệp tin SAM từ đường dẫn D:\Windows\System32\config tới thư mục MrP trong "thư mục cha" D:\Backup. 
 

Với những người sử dụng thông thường, đừng quá lo lắng vì HoboCopy có một phiên bản sử dụng giao diện có tên gọi Hobo GUI. Các thao tác bạn cần làm là lựa chọn các đường dẫn nguồn và đích để Hobo tiến hành sao chép các tệp tin bị "khóa". Sau khi hoàn thành các thao tác trên, bạn nhấn nút BACKUP để quá trình sao chép được tiến hành.
 
 

Với phiên bản sử dụng dòng lệnh HoboCopy sẽ không cần phải cài đặt, đối với Hobo GUI bạn cần phải cài đặt để sử dụng. Nếu bạn không muốn cài đặt Hobo GUI, thì đơn giản là bạn chỉ cần giải nén bộ cài đặt Hobo GUI bằng phần mềm giải nén 7zip rồi sao các chép tệp tin này vào cùng thư mục với HoboCopy.
 
 

Bạn có thể tài 02 phiên bản của HoboCopy tại đây hoặc đây. Phần mềm giải nén 7zip tại đây.

 
 
Quốc Phong

Nguồn tin: http://xahoithongtin.com.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá

Xếp hạng: 5 - 1 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Giấy phép sử dụng NukeViet

Bản dịch tiếng Việt của Giấy phép Công cộng GNU Người dịch&nbsp;Đặng Minh Tuấn <dangtuan@vietkey.net> Đây là bản dịch tiếng Việt không chính thức của Giấy phép Công cộng GNU. Bản dịch này không phải do Tổ chức Phần mềm Tự do ấn hành, và nó không quy định về mặt pháp lý các điều khoản cho các...

Thăm dò ý kiến

Lợi ích của phần mềm nguồn mở là gì?

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập158
  • Máy chủ tìm kiếm6
  • Khách viếng thăm152
  • Hôm nay28,767
  • Tháng hiện tại441,967
  • Tổng lượt truy cập98,642,284
Left-column advertisement
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây