Đây là “phản xạ” cần thiết của các địa phương trước đòi hỏi của thực tiễn phát triển. Nhất là trước thực trạng “chảy máu chất xám” trong khu vực Nhà nước diễn ra ngày càng mạnh. Trong khi đó, xã hội hiện đại đang đặt ra nhiều bài toán hóc búa mà hệ thống cán bộ hiện tại có thể gặp nhiều khó khăn để giải quyết hoặc không đáp ứng được. Tuy nhiên, đây chỉ là những khâu đầu tiên của công cuộc chiêu hiền đãi sĩ” - TS Hồ Bá Thâm, Ủy viên Thường vụ Hội khoa học phát triển nhân lực, nhân tài TP.HCM, nhận định .
Cần xóa bỏ môi trường đố kỵ tài năng
. Phóng viên: Vậy những khâu quan trọng tiếp theo trong chính sách thu hút nhân tài là gì, thưa ông?
+ TS Hồ Bá Thâm: Việc đưa ra chế độ đãi ngộ để mời gọi nhân tài về “đầu quân” cho mình, mới chỉ phần nổi của vấn đề. Còn cái gốc của chính sách “chiêu hiền đãi sĩ” nằm ở việc nuôi dưỡng, bảo vệ và phát triển người tài như thế nào? Có thể nói những chính sách ban đầu như tiền lương, điều kiện nhà cửa… để thu hút người tài về làm việc là đúng, cần nhưng chưa đủ. Vấn đề quan trọng nhất là cần phải hình thành môi trường để nhân tài được sống như bản thân của họ. Môi trường ấy không chỉ là tiền bạc, điều kiện làm việc (dĩ nhiên là rất cần thiết) mà quan trọng hơn cả là văn hóa ứng xử, cơ chế sử dụng người tài: Từ việc tôn trọng, đánh giá đúng mức thành quả lao động của họ đến cả chuyện lãnh đạo phải đủ bản lĩnh để bảo vệ người tài trước những cản lực.
. Vậy theo ông thì cần hướng tới việc hình thành môi trường như thế nào để nhân tài phát triển?
+ Cần hình thành một môi trường cởi mở, dân chủ, khuyến khích và coi trọng sáng tạo, khuyến khích tính vượt trội, độc đáo chứ không phải môi trường đố kỵ tài năng, thiếu bao dung và thiển cận. Cùng đó là xây dựng tiêu chuẩn để kiểm chứng tài năng, dựa vào những thực chứng có thể đo đếm được. Hiện nay ta đánh giá tài năng bằng cảm nhận mang tính mơ hồ, dựa vào tình cảm, quen biết. Trong khi đó, tiêu chuẩn để đánh giá thực chứng đối với nhân tài thì mù mờ, không minh bạch.
. Theo nhìn nhận của ông, với cách thức tuyển dụng và sử dụng cán bộ truyền thống của ta bấy lâu nay sẽ gây khó khăn gì để thu hút tài năng về phục vụ?
+ Cơ chế tuyển dụng, đánh giá tài năng của nước ta cũ và đóng khép quá. Cách thức tìm kiếm cán bộ của ta có khi vẫn dựa vào quan hệ tình cảm; nặng về lý lịch. Có trường hợp khi xem hồ sơ là nhìn xem thử đây là con cháu ông nào, có bà con với cấp to không. Thậm chí còn có tình trạng đáng lên án và xấu hổ hơn khi tuyển cán bộ theo “sức nặng của phong bì” mà ta hay nói là chạy chức… Mặt khác, ta hiện nay cũng quá coi trọng bằng cấp mà thiếu kiểm chứng năng lực thực tiễn khi tuyển cán bộ. Chính hai cái này - chủ nghĩa tình cảm và chủ nghĩa bằng cấp - đè nặng lên công tác tuyển nhân sự của ta từ trước tới giờ. Nếu cứ tiếp tục như vậy là rất khó thu hút tài năng.
Cần một “môi trường sống” cho nhân tài
. Theo ông, chúng ta cần phải thay đổi từ đâu và thay đổi như thế nào để hình thành môi trường cho nhân tài, trước khi thu hút họ về?
+ Thiết nghĩ chúng ta nên hình thành một “môi trường sống” để cho nhân tài phát triển trước khi kêu gọi họ về làm việc cho mình. Sẽ là không ổn nếu anh bỏ ra rất nhiều ưu đãi lớn để thu hút một tài năng về làm việc. Sau đó thì thả lỏng họ hoặc đưa họ vào một môi trường làm họ chết yểu. Vậy mà điều đáng buồn này xảy ra không ít ở các địa phương. Để tránh được tình trạng này, cái đầu tiên phải thay đổi ở đây chính là cách nhận diện cũng như nhận thức của người lãnh đạo đối với người tài năng. Xa hơn nữa là phải hướng đến sự đổi mới cơ chế để tạo điều kiện tốt nhất trong việc tuyển chọn, trọng dụng và bảo vệ người tài.
Người tài luôn có năng lực sáng tạo đặc biệt, họ không muốn làm việc theo thói quen, lối mòn. Đồng thời, họ có một năng lực vượt lên trên, vượt tới trước, vượt khó hơn người thường để đạt được hiệu quả công việc theo mong muốn của mình... Chính vì vậy nên họ luôn có tinh thần đấu tranh, phê phán. Từ đây mà dễ bị người khác ganh ghét, xách mé, hãm hại… Người lãnh đạo ở đây cần dành cho họ một cái nhìn sâu rộng khi họ quyết làm một điều gì đó nhằm giải quyết bài toán khó cho cơ quan, đơn vị; cũng như đủ độ bao dung khi họ chưa thành công và đủ bản lĩnh để bảo vệ họ trước sự “tấn công” của nếp tư duy và lối ứng xử của hệ thống quan niệm cũ…
Mặt khác, thang giá trị cần được tiêu chuẩn hóa với các công cụ kiểm chứng thực tài. Thường để đánh giá người tài không nên chỉ đặt ở bằng cấp mà nó chính là sản phẩm, cách thức họ làm ra sản phẩm và hàm lượng giá trị của sản phẩm. Người tài thật sự cũng muốn người ta nhìn vào những gì mình làm ra, muốn ghi nhận, tôn vinh những gì mình cống hiến, hơn là những danh hiệu mình đang có. Nếu không có thang giá trị đánh giá công bằng và bảo vệ người tài thì dù có thu hút về thì họ cũng bỏ đi thôi.
Hình thành "công nghệ" tuyển dụng nhân tài
. Người ta lo ngại rằng chính sách chiêu mộ nhân tài thì có đó nhưng nếu quy trình xét chọn, tìm kiếm nhân tài không được minh bạch, công khai ngay từ đầu, tiêu chuẩn thẩm định người tài không rõ ràng, thì “rượu trong bình vẫn như cũ” thưa ông?
+ Manh nha nhiều nơi đã bắt đầu có những chuyển động trong chính sách tìm kiếm, chiêu mộ và sử dụng nhân tài. Chẳng hạn như việc tổ chức thi tuyển các chức danh cấp giám đốc sở ở Đà Nẵng, hay phó giám đốc sở ở Quảng Ninh và nhiều nơi thi tuyển chức danh trưởng, phó phòng các sở, ngành… Tuy nhiên, nhìn ở bình diện quốc gia, ta vẫn còn dè dặt với điều này.
Ta phải học cách tìm kiếm, sử dụng nhân tài của bạn bè thế giới. Vì sao người ta quy tụ được người tài về hoặc người tài thấy môi trường của họ mà tự tìm đến “đầu quân”? Đã đến lúc chúng ta không thể chậm trễ hơn nữa trong việc hình thành một “công nghệ” tuyển chọn và đánh giá nhân tài. Tức phải thay đổi một cách có hệ thống các cách thức cũ bấy lâu nay để tìm kiếm, giữ chân, thu hút và phát triển nguồn trí tuệ của người Việt Nam về phục vụ cho sự phát triển của nước nhà. Việc thay đổi ấy có thể bắt đầu xuất phát từ những vị lãnh đạo sáng suốt nhưng căn cơ hơn vẫn phải hình thành nên một môi trường thể chế đầy đủ để đẩy chiến lược nhân tài quốc gia lên một sự đổi về chất. Chúng ta cần phải chuyển động và hành động một cách quyết liệt hơn vì “hiền tài là nguyên khí quốc gia”.
Xin cảm ơn ông!
Đáp ứng chế độ như ở nước ngoài Hàn Quốc: GS Beak Sung Ki, nguyên Hiệu trưởng Trường ĐH Khoa học và công nghệ Pohang (Postech) - Hàn Quốc, sau khi học xong ĐH Seoul, vì muốn học thêm ở cấp cao hơn nhưng không có trường nào đào tạo nên ông buộc phải sang Mỹ học thạc sĩ và tiến sĩ. Sau đó ông làm việc ở Viện Nghiên cứu Quốc gia của Mỹ. Một lần GS Hogil Kim, Hiệu trưởng đầu tiên của ĐH Postech, sang Mỹ tham quan và mời ông về Hàn Quốc để làm việc. Trường đã đáp ứng mọi yêu cầu hiện tại ông đang có ở Mỹ về cơ sở vật chất và chương trình làm việc. Khi đó ở Hàn Quốc để có một nơi ở tốt cũng rất là khó khăn nhưng trường trang bị cho ông nhà ở và gửi con của ông đến những trường học tốt nhất, chính vì thế không chỉ ông mà có rất nhiều đồng nghiệp khác đang làm việc và nghiên cứu ở nước ngoài trở về Hàn Quốc để làm việc. Hiện nay, Trường Postech vẫn thực hiện theo phương thức này nên người nước ngoài làm việc ở trường tăng lên trong thời gian vừa qua. Trung Quốc: Từ những năm 1978, Trung Quốc đã gửi đi đào tạo 1,62 triệu sinh viên và học giả ở nước ngoài nhưng chỉ có 497.000 người trong số họ trở về, chiếm 30%. Đáng chú ý là nguồn nhân lực cao như các tiến sĩ của Trung Quốc được đào tạo ở Mỹ chỉ trở về có 8%. Năm 2010 Trung Quốc công bố chiến lược phát triển nhân tài trung hạn-dài hạn (2010-2020) đưa ra kế hoạch chi tiết về việc tạo ra nguồn nhân lực quốc gia có trình độ cao trong vòng 10 năm tới. Một trong những nét chú ý nhất của chiến lược này là biến Trung Quốc từ một trung tâm sản xuất thành một nước hàng đầu thế giới về phát minh. Chính phủ Trung Quốc đã đặt mục tiêu đưa đất nước trở thành một nước phát minh và sáng tạo vào năm 2020. Để biến mục tiêu vĩ đại này thành hiện thực, Trung Quốc sẽ phải là “vùng trũng” thu hút nhân tài, đưa con số người tài đang làm việc ở Trung Quốc là 114 triệu người lên 180 triệu người vào năm 2020. Yên Trang
|
Theo Minh Cường
Pháp luật TPHCM
Nguồn tin: http://dantri.com.vn
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Công ty cổ phần phát triển nguồn mở Việt Nam (VINADES.,JSC) là công ty mã nguồn mở đầu tiên của Việt Nam sở hữu riêng một mã nguồn mở nổi tiếng và đang được sử dụng ở hàng ngàn website lớn nhỏ trong mọi lĩnh vực. Wbsite đang hoạt động chính thức: http://vinades.vn/ Ra đời từ hoạt động của tổ chức...
Chủ nhật - 24/11/2024 12:01
Số KHLCNT: PL2400285942-00. Chủ đầu tư: Phòng Nội Vụ Lao Động Thương Binh và Xã hội huyện Bù Gia Mập. Ngày đăng tải: 00:01 25/11/24Chủ nhật - 24/11/2024 11:49
Số KHLCNT: PL2400285940-00. Chủ đầu tư: Phòng Giáo dục và Đào tạo thành phố Điện Biên Phủ. Ngày đăng tải: 23:49 24/11/24Chủ nhật - 24/11/2024 11:44
Số KHLCNT: PL2400285941-00. Chủ đầu tư: Sở Thông tin và Truyền thông Quảng Bình. Ngày đăng tải: 23:44 24/11/24Chủ nhật - 24/11/2024 11:35
Số KHLCNT: PL2400285939-00. Chủ đầu tư: Phòng Tài nguyên và môi trường huyện Bình Liêu. Ngày đăng tải: 23:35 24/11/24Chủ nhật - 24/11/2024 11:34
Số KHLCNT: PL2400285938-00. Chủ đầu tư: Phòng Nội Vụ Lao Động Thương Binh và Xã hội huyện Bù Gia Mập. Ngày đăng tải: 23:34 24/11/24