Nhà mạng di động trục lợi bằng dịch vụ mập mờ

Thứ tư - 25/12/2013 04:46
Thanh tra Bộ Thông tin và Truyền thông cho biết, các “ông lớn” trên thị trường viễn thông là Viettel, MobiFone, VinaPhone đã tích hợp dịch vụ nội dung sẵn trên sim điện thoại mà không cần sự đồng ý của “Thượng đế.”
Nhà mạng di động trục lợi bằng dịch vụ mập mờ

Thanh tra Bộ Thông tin và Truyền thông cho biết, các “ông lớn” trên thị trường viễn thông là Viettel, MobiFone, VinaPhone đã tích hợp dịch vụ nội dung sẵn trên sim điện thoại mà không cần sự đồng ý của “Thượng đế.”

Đây là một trong những thông tin hết sức đáng chú ý được đưa ra tại Hội nghị triển khai chương trình, kế hoạch công tác thanh tra thông tin truyền thông năm 2014 và tổng kết thanh tra diện rộng về thuê bao di động trả trước được tổ chức ngày 24/12, tại Hà Nội.

Kết quả kiểm tra của Thanh tra Bộ Thông tin và Truyền thông cho thấy, ứng dụng IOD của VinaPhone, ứng dụng Viettel Plus của Viettel, ứng dụng SuperSIMLiveInfo của MobiFone được cài sẵn trên sim điện thoại cho phép tải thông tin và tính phí.

Tuy nhiên, với những dịch vụ thuộc dạng trên, cả ba nhà mạng đều không niêm yết rõ ràng, chính xác giá cước, không có thông tin cảnh báo giá cước, không cho phép người sử dụng xác nhận có hay không đồng ý tải dịch vụ với mức phí đã được đưa ra.

'"Ép"
Ba nhà mạng Vinaphone, MobiFone, Viettel bị tố có dịch vụ mập mờ

Doanh thu từ tháng 6/2012 tới tháng 6/2013 của VinaPhone thu được từ IOD là 20.671.594.000 đồng. Với Viettel, tổng số doanh thu từ Viettel Plus không được đưa ra.

Về MobiFone, báo cáo của Thanh tra Bộ Thông tin và Truyền thông cho biết VMS đã hợp tác với 17 công ty cung cấp dịch vụ nội dung để đưa ra dịch vụ. Doanh thu từ tháng 6/2012 đến tháng 7/2013 là 150.570.929.128 đồng.

Ngoài ra, VinaPhone cũng phối hợp với VASC (thuộc VNPT) cung cấp trang http:10.1.10.50/wapmediav2 có chức năng cho phép nghe, xem, tải thông tin, dịch vụ và tính phí nhưng không niêm yết rõ ràng giá cước. Doanh thu của trang này từ 7/2012 đến 5/2013 là 8.948.075.000 đồng.

Bên cạnh đó, dù đã phát hiện các thuê bao phát tán tin nhắn rác, nhưng MobiFone vẫn không ngăn chặn, xử lý và thu hồi đối với thuê bao.

Về việc nhà mạng vẫn thu cước của người sử dụng từ các tin nhắn lỗi, tin nhắn sai cú pháp, tin nhắn không được cung cấp dịch vụ, MobiFone phải hoàn trả 816.756.400 đồng cho người sử dụng. Tuy nhiên, vẫn còn 227.628.270 đồng không thể hoàn lại do chủ thuê bao đã rời mạng.

Còn với VinaPhone, doanh nghiệp này phải hoàn trả 692.711.560 đồng, song còn 76.875.860 đồng không thể hoàn trả do thuê bao rời bỏ mạng.

Tuy chưa đưa ra con số phải hoàn trả cước cụ thể của Viettel, song báo cáo của Thanh tra Bộ Thông tin và Truyền thông nêu rõ doanh nghiệp này vẫn tiếp tục gửi quảng cáo cho người sử dụng, dù thuê bao đã nhắn tin từ chối nhận tin quảng cáo.

Ông Đỗ Hữu Trí, Phó Chánh Thanh tra Bộ Thông tin và Truyền thông cho biết trước mắt chưa chấm dứt cung cấp dịch vụ đối với các phần mềm, ứng dụng IOD, Viettel Pluss, SuperSIM LiveInfo được tích hợp trên sim của các doanh nghiệp. Tuy nhiên, các doanh nghiệp này phải có trách nhiệm khắc phục và báo cáo kết quả thực hiện, nếu không sẽ không được tiếp tục cung cấp dịch vụ theo quy định tại Nghị định 77/2012/NĐ-CP của Chính phủ.

Hiện chưa rõ các doanh nghiệp sẽ thực hiện việc trên như thế nào. Song, nhiều khách hàng cho rằng việc cài sẵn ứng dụng và không niêm yết giá cước, không có thông tin cảnh báo giá cước là một việc làm “lập lờ đánh lận con đen” nhằm “móc túi” người dùng. Do đó, nhà mạng cần phải minh bạch hơn trong việc cung cấp dịch vụ, để người dùng thực sự thoải mái với số tiền mình phải trả.

Bộ Thông tin và Truyền thông cần phải mạnh tay xử phạt và nghiêm cấm các nhà mạng làm ăn kiểu lập lờ để tránh gây thiệt hại cho người tiêu dùng,” anh Đỗ Phạm Hưng, một khách hàng bức xúc.

Mới đây, trong bài viết về câu chuyện tái cơ cấu thị trường viễn thông, ông Phạm Tiến Thịnh (Tổng Giám đốc điều hành mạng tìm kiếm wada.vn) cho rằng Việt Nam cần có một đơn vị quản lý độc lập thị trường viễn thông (gồm đại diện Hiệp hội người tiêu dùng, các nhà mạng, Bộ Thông tin và Truyền thông, các bộ, ngành liên quan).

Qua đơn vị quản lý này, tiếng nói của người tiêu dùng ngay lập tức đến được với các đơn vị quản lý, nhà mạng để giúp họ có những chính sách điều chỉnh làm hài hòa lợi ích giữa các bên.

Và có lẽ như vậy, cuộc cạnh tranh giữa các doanh nghiệp sẽ minh bạch hơn, sẽ tránh được việc các nhà mạng tự ý cài đặt dịch vụ và người dùng sẽ không phải lỡ tay nhấp vào đường link nào đó và mất tiền một cách vô thức.

Tác giả: Theo Vietnamnet

Nguồn tin: http://www.quantrimang.com.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Giấy phép sử dụng NukeViet

Bản dịch tiếng Việt của Giấy phép Công cộng GNU Người dịch&nbsp;Đặng Minh Tuấn <dangtuan@vietkey.net> Đây là bản dịch tiếng Việt không chính thức của Giấy phép Công cộng GNU. Bản dịch này không phải do Tổ chức Phần mềm Tự do ấn hành, và nó không quy định về mặt pháp lý các điều khoản cho các...

Thăm dò ý kiến

Bạn biết gì về NukeViet 4?

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập157
  • Máy chủ tìm kiếm3
  • Khách viếng thăm154
  • Hôm nay18,221
  • Tháng hiện tại201,097
  • Tổng lượt truy cập97,198,276
Left-column advertisement
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây