Zalo “cán mốc” 2 triệu người dùng: Thành công bước đầu của một sản phẩm OTT thuần Việt

Thứ sáu - 03/05/2013 23:25
Cuối năm 2013 dự đoán sẽ có khoảng 10 triệu thiết bị dùng hệ điều hành iOS và Android tại Việt Nam và việc Zalo đã chính thức đạt mốc 2 triệu người dùng tại Việt Nam một tín hiệu đáng ghi nhận với các thương hiệu OTT của người...
Thị trường ứng dụng gọi điện, nhắn tin miễn phí trên di động (còn gọi là dịch vụ cung cấp nội dung trên nền mạng viễn thông OTT - over the top content) tại Việt Nam cũng đang tràn ngập những ứng dụng ngoại như Viber, WeChat, Line, KakaoTalk… Tâm lý sính ngoại cộng với sự tự ti khiến ít người dám nghĩ có một phần mềm công nghệ cao của Việt Nam có thể thay thế được những tên tuổi đó. Ngày 03/05/ 2013, ứng dụng nhắn tin thoại miễn phí Zalo công bố cán mốc 2 triệu thành viên sử dụng. So với thời điểm chính thức ra mắt cách đây 5 tháng, sản phẩm này đã đạt tốc độ tăng trưởng gần 700% thể hiện sự tăng trưởng rất “nóng” trong thời gian qua.
Nhắn tin thoại miễn phí cho bạn bè đang dần thay thế tin nhắn SMS

Zalo được phát triển bởi đội ngũ kĩ sư người Việt Nam, gồm hơn 40 kỹ sư, trong đó có nhiều người từng làm việc cho các tập đoàn lớn như Microsoft, Samsung, HTC…của nước ngoài. Hiện tại, Zalo đang là ứng dụng nhắn tin kiểu mới được nhiều bạn trẻ đặc biệt ưa thích và tin dùng nhờ cung cấp rất nhiều hình thức giao tiếp thông minh, đa dạng. Những ứng dụng như: gửi tin nhắn bằng giọng nói cực nhanh, gửi hình vẽ do chủ nhân sáng tạo hoặc chia sẻ trạng thái, cảm xúc bằng hình động, âm thanh vui nhộn (Sticker voice)…đang là những dịch vụ được bạn trẻ tận dụng một cách tối đa để thể hiện cá tính.

Tuy nhiên, để đạt được cột mốc 2 triệu người dùng công bố hôm nay, ứng dụng Zalo đã trải qua không ít khó khăn trong những ngày đầu tiếp cận thị trường. Zalo chính thức ra đời vào tháng 08/2012 do đội ngũ kĩ sư mobile của Zing phát triển. Mảnh đất OTT màu mỡ không hề dễ dàng gieo trồng như người ta nghĩ. Zalo cũng đã từng vấp phải sai lầm khi không phát triển một dịch vụ cho mobile ngay từ đầu, mà “tái sử dụng” thiết kế web cho ứng dụng trên di động. Hệ quả đương nhiên trước một sản phẩm chưa toàn vẹn này là sự đón nhận hờ hững của người sử dụng. Và phiên bản thử nghiệm của Zalo bị “phá sản” hoàn toàn. Bước lùi tại thời điểm khởi đầu chính là một động lực giúp cho đội ngũ phát triển Zalo tìm tòi mạnh mẽ hơn.
Biểu đồ tăng trưởng của Zalo

Đến tháng 12/2012, tức là chỉ sau bốn tháng khi ra mắt bản thử nghiệm, Zalo đã giới thiệu phiên bản mới với những thay đổi đột phá. Với những thay đổi này, chỉ sau hơn một tháng ra mắt, tức là vào khoảng đầu năm 2013, Zalo đã vượt qua WeChat để xếp hạng đầu trên App Store Việt Nam.

Cuối năm 2013 dự đoán sẽ có khoảng 10 triệu thiết bị dùng hệ điều hành iOS và Android tại Việt Nam và việc Zalo đã chính thức đạt mốc 2 triệu người dùng tại Việt Nam một tín hiệu đáng ghi nhận với các thương hiệu OTT của người Việt tại “sân nhà”. Cột mốc này mang nhiều ý nghĩa khích lệ cho Zalo nói riêng và các sản phẩm của Zing nói chung, mở ra hi vọng về khả năng các kỹ sư Việt Nam có thể phát triển được các sản phẩm công nghệ cao được nhiều người sử dụng.

Mục tiêu của Zalo chắc chắn sẽ không chỉ dừng ở con số này. Nếu như những đơn vị khác có lợi thế về thương hiệu, nguồn lực kỹ thuật cũng như tài chính, thì họ lại có hạn chế vì rào cản ngôn ngữ và giới hạn phạm vi sử dụng trong những dòng smartphone, thì Zalo lại tập hợp được tất cả những ưu điểm do tương thích với thói quen của người dùng Việt. Zalo còn tạo ra sự khác biệt nhờ cho phép cài đặt ứng dụng trên hệ điều hành iOS, Android và Nokia S40. Sắp tới, Zalo sẽ cho ra các phiên bản hỗ trợ trên các hệ điều hành di động khác.

Hiện nay, ngoài Việt Nam, Zalo hiện đang được sử dụng ở 18 quốc gia khác trên thế giới. Những quốc gia có nhiều người dùng Zalo nhất theo thứ tự là: Hàn Quốc, Mỹ, Đài Loan, Nhật, Úc, Nga, Trung Quốc, Singapore và Đức. Đối tượng sử dụng Zalo chiếm đa số có độ tuổi từ 18-25 (chiếm 60%), từ 26-33 tuổi (chiếm 24%), còn lại là người dùng trong độ tuổi dưới 18 và trên 33 (chiếm 16%).

Trả lời về những yếu tố quyết định thành công của Zalo, ông Vương Quang Khải, Giám đốc dự án Zalo chia sẻ: “Hoàn thiện sản phẩm để đáp ứng tốt nhất nhu cầu người dùng là ưu tiên cao nhất của Zalo trong chiến lược thu hút khách hàng”.

Nghe thì đơn giản vậy, mọi kinh nghiệm thành công dường như đều có một “công thức” giống nhau, thế nhưng trên thực tế, để có được thành công, những đơn vị OTT tại Việt Nam sẽ phải trải qua không ít những khó khăn như Zalo đã từng đi qua, việc giữ được vị thế đã xây dựng được, phát triển nó còn là con đường đầy thử thách ở phía trước.

Nhân dịp Zalo đạt mốc 2 triệu người dùng tại Việt Nam, phóng viên Tạp chí Xã hội thông tin Online đã có cuộc phỏng vấn nhanh với ông Vương Quang Khải – Phụ trách dự án Zalo về tương lai của OTT Việt:

PV: Ông có thể cho biết cảm nghĩ của mình về mốc 2 triệu người dùng của Zalo?

Ông Vương Quang Khải: 2 triệu người dùng là một cột mốc quan trọng của Zalo. Tuy nhiên, làn sóng Internet di động mới chỉ bắt đầu và cơ hội vẫn còn cho tất cả các sản phẩm OTT

PV: PV: Zing xem Zalo là một trong những sản phẩm chiến lược, vậy việc tập trung đầu tư cho sản phẩm chiến lược này ra sao?

Ông Vương Quang Khải: Chúng tôi xác định thị trường di động nói chung và nhắn tin thoại nói riêng là hướng chiến lược trong thời gian tới. Vì thế, chúng tôi đã đầu tư rất quyết liệt cho sản phẩm này. Đội ngũ Zing Mobile gồm hơn 40 kỹ sư, nhiều người từng làm việc ở Mỹ, Anh, Nhật cho các công ty công nghệ lớn như Microsoft, Samsung, HTC. Họ đã nỗ lực suốt 17 tháng qua để phát triển Zalo trên tất cả các nền tảng điện thoại phổ biến (iOS, Android, và Nokia). Ngoài ra, những nhân sự ưu tú nhất đến từ nhiều phòng ban khác nhau trong Zing cũng được tập hợp lại để giúp Zalo trong các khâu phân phối, tiếp thị, quảng bá, và vận hành sản phẩm.

PV: Theo ông, khi phiên bản thử nghiệm không dành được sự quan tâm của người dùng, ông và các cộng sự đã có ý tưởng quyết định nào trong việc thay đổi Zalo, làm nên một phiên bản chính thức thành công như ngày hôm nay?

Ông Vương  Quang Khải:  Zalo ra mắt phiên bản thử nghiệm vào tháng 8 - 2012. Lúc này sản phẩm hoàn toàn dựa trên giao thức Web chat của Zing Me. Sau một tháng chạy thử nghiệm, nhóm sản phẩm đã nhận ra cách thức kết nối dựa trên giao thức web chat (Http) trên PC này không tối ưu trong môi trường di động.  Đầu tháng 9-2012, toàn bộ nhân lực gồm 40 kỹ sư đã tập trung lại trung lại cho Zalo để viết lại các giao thức kết nối Long Connection (TCP/IP).  Cuối tháng 11-2012, phiên bản chính thức ra mắt hỗ trợ từ điện thoại thông minh Android, IOS và cả các dòng máy phổ thông S40 của Nokia rất phổ biến trên thị trường. 

PV: Đạt mốc 2 triệu người dùng trong thời gian rất ngắn, vậy mục tiêu của Zalo trong năm 2013 theo ông sẽ đạt được đến con số nào?

Ông Vương Quang Khải: Mục tiêu tiếp theo của Zalo sẽ là mốc 5 triệu, tương đương 50% lượng người sử dụng điện thoại thông minh ở Việt Nam.

PV: Ngoài những tính năng hiện tại, trong thời gian tới Zalo có dự định sẽ mang tới cho người dùng những tiện ích thú vị hơn nữa?

Ông Vương Quang Khải: Zalo cũng đang thử nghiệm tính năng gọi điện miễn phí và sẽ đưa chức năng này ra thị trường trong quý 2/2013.

PV: Bài học cạnh tranh với các ứng dụng nhắn tin, gọi điện miễn phí trên di động khác hiện đang có mặt tại thị trường VN?

Ông Vương Quang Khải: Đối thủ của Zalo hiện nay đều là những ứng dụng nhắn tin hàng đầu trên thế giới, từng có kinh nghiệm chinh phục nhiều thị trường khác nhau trước khi vào Việt Nam. Họ hơn chúng ta nhiều cả về trình độ công nghệ, năng lực tài chính cũng như bề dày kinh nghiệm. Đây sẽ là “trận chiến” khó khăn của các ứng dụng nhắn tin nội địa như Zalo. Vì thế, nếu chỉ xét tới khía cạnh kinh doanh, chúng tôi sẽ không đầu tư làm những sản phẩm công nghệ cao như Zalo hay Zing. Chúng tôi coi việc cạnh tranh với các sản phẩm quốc tế là một sự lãng mạn lớn của những người làm kỹ thuật. Sự lãng mạn này đã từng mang lại thành công cho làng công nghệ thông tin Việt Nam như biến giấc mơ xuất khẩu phần mềm thành sự thật. Hay việc đưa hạ tầng Internet/Mobile lên tầm hàng đầu khu vực chỉ sau 10 năm phát triển.

PV: Hiện Facebook đang chuyển dần từ nền tảng web sang di động, trong đó có cả việc tích hợp ứng dụng gọi điện miễn phí, dự kiến sẽ hoàn thành trong hai năm nữa. Facebook có phải là một đối thủ nặng ký trong lĩnh vực này không thưa ông? Và các ứng dụng nhắn tin miễn phí chỉ còn hơn 2 năm để giành lấy thị phần, ông đánh giá quan điểm này như thế nào thưa ông?

Ông Vương Quang Khải: Với lợi thế sẵn có từ tập người dùng lớn và nền tảng tương tác tốt, Facebook luôn là một đối thủ nặng kí trong tất cả các thị trường. Tại một cuộc họp báo cuối tháng 1 vừa qua, CEO của họ tuyên bố Facebook đã trở thành một công ty di động thực sự. Vì thế, tôi tin rằng họ đang đẩy hết tốc độ và các dịch vụ nhắn tin OTT chỉ có khoảng 6 - 9 tháng tới để xác định thị phần. Sau khi tìm cách mua lại không thành công Whatsapp, Facebook đã liên tục nâng cấp ứng dụng Facebook Messenger với chức năng đăng nhập bằng số điện thoại, chức năng gửi tin nhắn thoại, và mới nhất là gọi điện thoại trực tiếp đang được thử nghiệm ở Mỹ và Canada. Tuy nhiên, từ bài học của Yahoo, Skype (các phần mềm giao tiếp từng “làm mưa, làm gió” trên PC nhưng lại không thành công trên nền tảng mobile), cơ hội vẫn luôn rộng mở cho các ứng dụng “mobile first” như Zalo, Line, Wechat, Kakao.

PV: Ban đầu, Zalo là ứng dụng miễn phí nhưng trong tương lai VNG sẽ xác định mô hình kinh doanh trên Zalo như thế nào?

Ông Vương Quang Khải: Các dịch vụ cơ bản (nhắn tin, thoại) của Zalo sẽ luôn được cung cấp miễn phí. Nguồn doanh thu chủ yếu sẽ đến từ quảng cáo và các dịch vụ giá trị gia tăng như nhạc nền, hình động…

Phục Hưng

Nguồn tin: http://xahoithongtin.com.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá

Xếp hạng: 5 - 1 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết

Những tính năng của NukeViet CMS 4.0

Giới thiệu chung Mã nguồn mở NukeViet là sản phẩm của sự làm việc chuyên nghiệp: Để xây dựng lên NukeViet 4, đội ngũ phát triển đã thành lập công ty VINADES.,JSC. Trong quá trình phát triển NukeViet 4, VINADES.,JSC đã hợp tác với nhiều đơn vị cung cấp hosting trong và ngoài nước để thử nghiệm host,...

Thăm dò ý kiến

Lợi ích của phần mềm nguồn mở là gì?

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập253
  • Máy chủ tìm kiếm13
  • Khách viếng thăm240
  • Hôm nay32,738
  • Tháng hiện tại515,400
  • Tổng lượt truy cập100,197,475
Left-column advertisement
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây