Bản quyền nhạc số: Biết rồi, khổ lắm, nói mãi

Thứ hai - 31/10/2011 03:29
Câu chuyện bản quyền nhạc số không phải bây giờ mới được nói đến, thậm chí nó được coi như chuyện biết rồi, khổ lắm, nói mãi, nhưng nói mãi mà vẫn chưa đến hồi ngã ngũ.
Câu chuyện này lại tiếp tục nóng lên khi hồi đầu tháng 10 vừa qua, lần đầu tiên một ca sỹ đã lên tiếng “tố” 8 website âm nhạc vi phạm bản quyền đối với sản phẩm âm nhạc của mình. Cụ thể, cô ca sỹ cá tính của Sao Mai điểm hẹn 2004 - Thái Thuỳ Linh đã đòi các website âm nhạc trực tuyến bồi thường 400 triệu cho Album “Bộ đội”, khi những ca khúc này đã xuất hiện trên các website nghe nhạc trực tuyến mà chưa xin phép nghệ sĩ.

Trong chương trình “Nhân vật và sự kiện” trên VTC 2 ngày 30/10 với chủ đề: “Lùm xùm xung quanh chuyện bản quyền nhạc số ở Việt Nam”, Luật sư Phạm Thanh Thuỷ, Trưởng phòng cấp phép Trung tâm Bảo vệ Quyền Tác giả Âm nhạc Việt Nam, người trực tiếp nhận vụ kiện của ca sỹ Thái Thuỳ Linh cho biết, việc xâm phạm quyền tác giả trong môi trường Internet gây hậu quả rất nghiêm trọng vì tốc độ lan truyền và hành vi xâm phạm diễn ra trong khoảng thời gian rất ngắn. Nó cũng là một thách thức rất lớn đối với các cơ quan quản lý nhà nước khi phải đưa ra chế tài, quy định để kiểm soát hành vi này và còn đối với chính các nhà sản xuất âm nhạc, người biểu diễn phải tự đấu tranh, bảo vệ quyền lợi của mình.

Ngoài trường hợp của Thái Thuỳ Linh, Trung tâm còn nhận được đơn khởi kiện, khiếu nại của tác giả Vũ Trọng Long, người vừa đạt giải Bài Hát Việt 2011, về việc ca khúc của Long bị đưa lên mạng khi chưa được sự đồng ý của tác giả...

Còn theo ca sỹ Thái Thuỳ Linh, nếu album “Bộ đội” được làm ra để PR, quảng cáo hay để mọi người biết đến tên tuổi thì việc phát tán trên mạng với 700 nghìn lượt tải về là một điều đáng mừng. Nhưng với trường hợp của Linh, làm ra album với chi phí lên đến hơn 250 triệu đồng (không ít trong số đó là tiền đi vay mượn) với mục đích chính là bán, kinh doanh trên thị trường mà chỉ trong giây lát “đứa con thai nghén 3 năm trời” bị phát tán, tải về miễn phí. “Tôi thực sự cảm thấy rất đau xót và bất lực. Lúc đó, một loạt những dự định về âm nhạc của tôi bị chững lại vì hoàn toàn mất niềm tin”, ca sỹ Thái Thuỳ Linh khẳng định.

Trước vấn đề trên, ông Bùi Văn Kiên, Phó Tổng giám đốc Công ty Cổ phần Viễn thông Tinh Vân, đơn vị sở hữu công cụ tìm kiếm “made in Vietnam” xalo.vn cho rằng, Luật Sở hữu trí tuệ có quy định việc trả thù lao, nhuận bút đối với tác giả nhưng vướng ở chỗ văn bản đã lạc hậu và nhiều mảng trống chưa có quy định cụ thể, ví dụ như việc trả thù lao đối dịch vụ thương mại không thu tiền, không quảng cáo… “Các cơ quan nhà nước nên có văn bản hướng dẫn chi tiết hơn để phía nghệ sĩ, nhà cung cấp có thể căn cứ vào đó để tự thoả thuận với nhau”, ông Kiên cho biết thêm.

Còn theo Luật sư Thuỷ, điều quan trọng nhất là người nghe phải xây dựng được ý thức nghe nhạc có bản quyền. “Nếu chúng ta đưa chế tài hay quy định vào mà ý thức người nghe nhạc không thay đổi thì cũng sẽ rất khó thực hiện”, luật sư Thuỷ nhấn mạnh.

Nguồn tin: http://www.ictnews.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Yêu cầu sử dụng NukeViet 4

1. Môi trường máy chủ Yêu cầu bắt buộc Hệ điều hành: Unix (Linux, Ubuntu, Fedora …) hoặc Windows PHP: PHP 5.4 hoặc phiên bản mới nhất. MySQL: MySQL 5.5 hoặc phiên bản mới nhất Tùy chọn bổ sung Máy chủ Apache cần hỗ trợ mod mod_rewrite. Máy chủ Nginx cấu hình các thông...

Thăm dò ý kiến

Bạn biết gì về NukeViet 4?

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập43
  • Máy chủ tìm kiếm2
  • Khách viếng thăm41
  • Hôm nay11,967
  • Tháng hiện tại566,841
  • Tổng lượt truy cập99,517,016
Left-column advertisement
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây