Áp dụng mô hình thương mại điện tử (TMĐT) đã thành công ở nước ngoài vào Việt Nam là một hướng đi không mấy mới mẽ với những nhà khởi nghiệp tại Việt Nam những năm gần đây.
Lần lượt những mô hình Groupon, đặt phòng trực tuyến, đặt món trực tuyến,... như những đợt sóng quét qua thị trường TMĐT còn non trẻ tại Việt Nam và ít nhiều đã tạo được những thành công nhất định.
Xu hướng mua sắm trên di động đang rất "nóng" tại Mỹ & Châu Âu.
Lựa chọn mô hình TMĐT nào ở nước ngoài có khả năng thành công tại Việt Nam (ít nhất trong ngắn hạn) là một câu hỏi khó mà nhiều nhà khởi nghiệp trẻ đang tìm kiếm câu trả lời. Thebox đã có cuộc trao đổi ngắn cùng anh Nguyễn Văn Tuấn - Giám đốc khối TMĐT VC Corp để trao đổi về vấn đề này.
- Theo anh thì để áp dụng một mô hình TMĐT thành công ở nước ngoài vào Việt Nam thì cần những điều kiện gì?
Các startup phải chú ý rằng không phải mô hình TMĐT nào thành công ở nước ngoài khi mang về Việt Nam cũng sẽ thành công. Để áp dụng mô hình TMĐT đã thành công ở nước ngoài vào Việt Nam cần chú ý một số điều kiện như sau:
+ Hạ tầng và hành lang pháp lý TMĐT của Việt Nam hiện tại đã hỗ trợ tốt cho mô hình đó chưa?
+ Thói quen tiêu dùng của người dùng tại Việt Nam hiện tại liệu có làm quen được với mô hình mới đó không?
+ Hành vi và thị hiếu tiêu dùng của người dùng tại Việt Nam có phù hợp với sự phát triển lâu dài của mô hình TMĐT đó không?
+ Cần phân tích rõ mô hình kinh doanh (business model) đó là gì, từ đó có cách kiếm tiền (monetization) phù hợp.
+ Cần phân tích rõ các rào cản về giao nhận (logistics), thanh toán (payment) tại Việt Nam và đưa ra những cách thay thế phù hợp.
Tìm cách giải quyết những vấn đề trên là cách tốt nhất để những nhà khởi nghiệp biết được mô hình TMĐT đó có phù hợp khi mang về Việt Nam hay không.
- Dưới góc độ một nhà kinh doanh TMĐT tại Việt Nam, theo anh khác biệt lớn nhất khi làm TMĐT ở Việt Nam và ở các nước phát triển TMĐT lâu đời như Mỹ, Châu Âu là gì?
TMĐT tại Việt Nam còn khá mới mẻ, do vậy làm TMĐT tại Việt Nam rất khó khăn, vừa làm vừa phải "educate" người dùng. Định hướng thị trường và cải tiến quy trình để phù hợp hơn với người tiêu dùng. Không như ở các nước phát triển lâu đời, họ có sẵn ý niệm về TMĐT, về hạ tầng và môi trường kinh doanh rất rõ ràng.
Cần nhiều yếu tố để clone thành công mô hình "ăn nên làm ra" tại Mỹ.
- Việt Nam có dân số hơn 90 triệu người và được đánh giá là đầy tiềm năng cho TMĐT. Theo anh thì đây có phải thời điểm tốt để các startup VN nhảy vào sao chép (clone) những mô hình TMĐT ở nước ngoài hay không?
Trong 2 năm trở lại đây, TMĐT tại Việt Nam đã phát triển rất nhanh. Trước đó, các khái niệm thanh toán trực tuyến, đặt hàng trực tuyến dường như rất mơ hồ đối với người dùng internet.
Theo dự đoán thì trong khoảng 2 năm tới, TMĐT tại Việt Nam sẽ thực sự bùng nổ, quy mô có thể gấp 100 lần hiện nay. Ngoài ra, các nhà đầu tư nước ngoài, các doanh nghiệp TMĐT tại Mỹ, Nhật, Đức, Nga cũng đang rất để ý thị trường tiềm năng như Việt Nam, nên thời điểm này được coi là thời điểm lý tưởng để các startup Việt Nam khởi sự.
Để có thể làm nhanh thì clone là 1 trong những con đường ngắn nhất vì có thể học hỏi, chọn lọc những cái hay của các mô hình thành công tại nước ngoài mang về áp dụng tại Việt Nam. Tuy nhiên, cũng cần để ý nhu cầu thực của người tiêu dùng hiện tại, họ cần những mô hình TMĐT có thể giải quyết được những nhu cầu thiết yếu hàng ngày của họ, không hẳn là một mô hình nào đó to lớn mới có thể thành công, ví dụ: gọi đồ ăn trực tuyến, đặt chỗ, đặt phòng online, mua sắm các vật dụng thiết yếu hàng tháng, việc làm thêm,...
- Xin cảm ơn anh về cuộc trò chuyện này.
Tác giả: Theo The Box
Nguồn tin: http://www.quantrimang.com.vn
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Bản dịch tiếng Việt của Giấy phép Công cộng GNU Người dịch Đặng Minh Tuấn <dangtuan@vietkey.net> Đây là bản dịch tiếng Việt không chính thức của Giấy phép Công cộng GNU. Bản dịch này không phải do Tổ chức Phần mềm Tự do ấn hành, và nó không quy định về mặt pháp lý các điều khoản cho các...
Thứ sáu - 09/05/2025 16:59
Số TBMT: IB2500196603-00. Bên mời thầu: công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên 76. Đóng thầu: 14:00 16/05/25Thứ sáu - 09/05/2025 16:55
Số TBMT: IB2500193025-00. Bên mời thầu: Công ty TNHH tư vấn và đầu tư xây dựng Sơn Châu. Đóng thầu: 07:50 19/05/25Thứ sáu - 09/05/2025 16:52
Số TBMT: IB2500198604-00. Bên mời thầu: Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng khu vực huyện Yên Sơn. Đóng thầu: 09:00 18/05/25Thứ sáu - 09/05/2025 16:51
Số TBMT: IB2500195697-00. Bên mời thầu: Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng khu vực huyện Na Hang, tỉnh Tuyên Quang. Đóng thầu: 08:30 16/05/25Thứ sáu - 09/05/2025 16:49
Số TBMT: IB2500198533-00. Bên mời thầu: Ủy ban nhân dân xã Uy Nỗ. Đóng thầu: 10:00 28/05/25Thứ sáu - 09/05/2025 16:46
Số TBMT: IB2500198511-00. Bên mời thầu: Nhà máy A32/QC PK-KQ. Đóng thầu: 07:00 16/05/25Thứ sáu - 09/05/2025 16:41
Số TBMT: IB2500195406-00. Bên mời thầu: CÔNG TY TNHH TƯ VẤN THIẾT KẾ VÀ XÂY DỰNG D.A. Đóng thầu: 08:00 18/05/25Thứ sáu - 09/05/2025 16:40
Số TBMT: IB2500195684-00. Bên mời thầu: CÔNG TY TNHH TƯ VẤN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG THƯƠNG MẠI DỊCH VỤ TOÀN TÂM D.T.D. Đóng thầu: 09:00 19/05/25Thứ sáu - 09/05/2025 16:39
Số TBMT: IB2500195921-00. Bên mời thầu: CÔNG TY TNHH TƯ VẤN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG THƯƠNG MẠI DỊCH VỤ TOÀN TÂM D.T.D. Đóng thầu: 09:00 28/05/25Thứ sáu - 09/05/2025 16:36
Số TBMT: IB2500198524-00. Bên mời thầu: Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng huyện Vĩnh Lợi. Đóng thầu: 08:00 18/05/25Thứ sáu - 09/05/2025 16:58
Số KHLCNT: PL2500109714-00. Chủ đầu tư: Ủy ban nhân dân xã Minh Lộc. Ngày đăng tải: 21:58 09/05/25Thứ sáu - 09/05/2025 16:50
Số KHLCNT: PL2500109713-00. Chủ đầu tư: Công an Thành phố Hồ Chí Minh. Ngày đăng tải: 21:50 09/05/25Thứ sáu - 09/05/2025 16:48
Số KHLCNT: PL2500109712-00. Chủ đầu tư: Công an Thành phố Hồ Chí Minh. Ngày đăng tải: 21:48 09/05/25Thứ sáu - 09/05/2025 16:43
Số KHLCNT: PL2500109711-00. Chủ đầu tư: Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng khu vực huyện Hóc Môn. Ngày đăng tải: 21:43 09/05/25Thứ sáu - 09/05/2025 16:38
Số KHLCNT: PL2500109710-00. Chủ đầu tư: Đoàn Tiếp nhận Cung ứng 15/Bộ Tham mưu/Tổng cục Kỹ thuật. Ngày đăng tải: 21:38 09/05/25