Tên miền - 'mỏ vàng' trên internet!

Thứ sáu - 15/02/2008 08:02

Tên miền - 'mỏ vàng' trên internet!

"Tôi sống một cách sung sướng bởi vì tiền cứ thế đổ vào, cho dù tôi có làm việc hay không" - Rick Schwartz nhà kinh doanh tên miền internet nói về công việc siêu lợi nhuận của mình.

Với công việc kinh doanh "bất động sản" trên net, Schwartz thu hàng triệu USD mỗi năm mà chẳng phải lo gì đến lãi suất tăng, cũng chẳng có thuế đất và hầu như chẳng bao giờ có chuyện bị tịch biên tài sản.

Mới đây, ông bán một "chiếc" với giá 750.000USD, sau khi mua nó với giá 100USD từ năm 1997.

Với mức lợi nhuận chóng mặt như vậy, có lẽ không loại bất động sản nào khác sánh nổi và Schwartz cho biết thật khó hiểu tại sao vẫn có quá ít người khai thác "mỏ vàng" của ngành kinh doanh tên miền Internet.

"Tôi sống một cách sung sướng bởi vì tiền cứ thế đổ vào, cho dù tôi có làm việc hay không" - người đàn ông ngoài 50 tuổi từng bỏ học đại học này phát biểu sau khi bán tên miền iReport.com cho CNN với giá 3/4 triệu USD.

Ngành kinh doanh bất động sản trực tuyến này nghe thật hấp dẫn: Bạn chỉ việc mua một tên miền trống, giữ nó cho tới khi được giá và bán lấy lợi nhuận dễ dàng.

Trong khi chờ người mua, bạn có thể hưởng thu nhập đều đặn bằng cách đăng quảng cáo trên "đất" của mình, hoặc cho người khác thuê. Có điều, theo ông Schwartz, điều khó khăn nhất là tìm kiếm và lựa chọn được những tên miền đang bị đánh giá thấp hơn giá trị thực.

Hầu hết những tên miền "nóng" như sex.com đã bị chiếm từ lâu và bây giờ có giá "trên trời". Bản thân sex.com là tên miền đắt giá nhất và đã được bán với giá hơn 12 triệu USD vào năm 2006.

Mặc dù sở hữu tới hơn 6.000 tên miền, Schwartz cho biết mới bán đi chưa tới 10 chiếc, với tổng thu nhập khoảng 3 triệu USD, trong đó có 1,3 triệu từ việc bán tên miền Men.com vào năm 2004 cho một tạp chí.

Việc ít bán đứt này được lý giải bởi thu nhập không nhỏ mà một số tên miền mang lại hàng năm cho người sở hữu.

Chẳng hạn, một tên miền có địa chỉ ngắn gọn và dễ nhớ, được ông mua với giá 42.000USD vào năm 1997, mỗi năm mang lại cho ông hơn 1 triệu USD chỉ nhờ tiền quảng cáo.

Schwartz cho biết, tới nay ông đã bỏ ra tổng cộng hơn 5 triệu USD để mua các tên miền. Trong số này, ông tiên đoán Property.com và Properties.com sẽ dễ dàng được định giá trên 10 triệu USD.

Ngoài ra, các tên miền candy.com, cd.com và widgets.com đều có giá trị cực lớn.

Một chuyên gia về Internet cho rằng, thành công rực rỡ của Schwartz một phần do ông ta đã khởi nghiệp cực sớm, khi giá trị của các tên miền chưa quá cao.

Tuy nhiên, theo ông này thì hiện vẫn còn khá dễ dàng để mua được các tên miền với giá vài nghìn USD rồi bán với giá cao gấp 4-5 lần. Có điều, bạn sẽ phải làm việc cật lực hơn, đòi hỏi nhiều may mắn hơn, trong khi thu nhập còn xa mới sánh được với một số ít người như Schwartz.

Trong lãnh địa đó thì Schwartz lại chưa phải là thật ghê gớm.

Đáng nể nhất có lẽ phải kể tới Frank Schilling - người chỉ làm việc từ ngôi nhà riêng tuyệt đẹp ở một hòn đảo thuộc quần đảo Cayman ở vùng Caribbe. Trong vòng 6-7 năm, ông này đã tích cóp được khoảng 300.000 tên miền, mỗi năm mang lại lợi nhuận khoảng... 20 triệu USD.

Vậy bí quyết để thành công trong ngành kinh doanh béo bở này là gì? Ed Keay-Smith - một doanh nhân người Australia trong lĩnh vực này, cho biết: "Nếu bạn nghiên cứu kỹ, rồi mua các tên miền có 2 hoặc 3 từ thông dụng mà chưa được đăng ký hoặc mua từ thị trường tên miền, bạn có nhiều khả năng bán được cho một công ty kinh doanh sản phẩm hoặc dịch vụ liên quan tới tên miền đó, để thu số lãi đáng kể".

Một số địa chỉ để mua bán tên miền là sedo.com, afternic.com và tdnma.com. Tuy nhiên, Keay-Smith cảnh báo người mua nên tránh các tên và nhãn hiệu đã được bảo hộ của các công ty lớn, bởi họ có thể bị các công ty này kiện và đòi lại tên miền.

Theo A.H
Lao động/ The Age

Nguồn tin: Tiền Phong Online

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Giới thiệu về NukeViet

Giới thiệu khái quát NukeViet là một ứng dụng trên nền web có thể sử dụng vào nhiều mục đích khác nhau. Phiên bản đang được phát hành theo giấy phép phần mềm tự do nguồn mở có tên gọi đầy đủ là NukeViet CMS gồm 2 phần chính là phần nhân (core) của hệ thống NukeViet và nhóm chức năng quản trị nội...

Thăm dò ý kiến

Lợi ích của phần mềm nguồn mở là gì?

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập104
  • Máy chủ tìm kiếm1
  • Khách viếng thăm103
  • Hôm nay11,958
  • Tháng hiện tại650,254
  • Tổng lượt truy cập99,600,429
Left-column advertisement
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây