Bất cứ công dân Bangladesh nào có mong muốn làm việc tại nước ngoài đều có thể để lại thông tin cá nhân trên trang web chính phủ, bao gồm SYLL, số CMT, chứng nhận bằng cấp và sổ hộ chiếu. Chính phủ thông báo nhà tuyển dụng ngoại quốc sẽ xem trực tiếp thông tin này mà không cần qua môi giới. Bangladesh hi vọng số hóa và hiện đại hóa quy trình tuyển dụng sẽ giúp đưa thêm nhiều người lao động ra nước ngoài hơn trong vài năm tới.
Người có nhu cầu làm việc tại nước ngoài có thể đăng kí trực tuyến ngay tại quán café Internet hoặc trung tâm dịch vụ thông tin của Chính phủ trên toàn quốc. Những người không biết sử dụng máy tính đều nhận được trợ giúp trong việc khai báo thông tin quan trọng.
Jamaluddin Jamshed, một lao động xuất khẩu cho biết: “Bây giờ lao động nông thôn không cần phải tới thủ đô Dhaka để đăng kí tìm việc ở nước ngoài nữa. Điều này được thực hiện dễ dàng ngay từ trung tâm thị trấn hay thậm chí trên điện thoại di động, không cần tới người trung gian. Chúng tôi được khai báo tên người khác trong quá trình đăng kí trực tuyến. Nếu có bất cứ điều gì xảy ra khi làm việc tại nước ngoài, khoản tiền bồi thường sẽ gửi trực tiếp tới các thành viên trong gia đình”.
Đăng kí thông tin qua tin nhắn
Trước đây, lao động xuất khẩu đăng kí thông tin qua môi giới, nhưng phải tốn tới hàng trăm USD. Đăng kí trực tuyến hiện tại chỉ mất 1,3 USD. Họ có thể trả phí bằng cách gửi tin nhắn từ điện thoại của mình.
Chính phủ Bangladesh cũng đang lên kế hoạch sử dụng hệ thống đăng kí như cơ sở dữ liệu mới. Theo Khurshid Alam Chowdhury - Bộ trưởng Bộ Lao động, Chính phủ đang làm việc với các Đại sứ quán nước, doanh nghiệp ngoại quốc. Nhà tuyển dụng được phép lựa chọn công nhân từ danh sách trong cơ sở dữ liệu, xem xét kĩ năng và trình độ học vấn, từ đó tìm được ứng viên phù hợp ngay tại nước mình.
Trong năm qua, kiều hối gửi về chạm ngưỡng 11 tỉ USD, trong đó lao động xuất khẩu chính là một trong những xương sống của nền kinh tế Bangladesh, chỉ đứng sau doanh nghiệp dệt may. Hàng triệu người Bangladesh sinh sống phụ thuộc vào tiền gửi về từ người thân làm việc ở nước ngoài,Số tiền này cũng giúp đưa hàng triệu người Bangladesh thoát khỏi đói nghèo trong 20 năm qua. Tuy nhiên, khủng hoảng kinh tế toàn cầu và bất ổn chính trị trong thế giới A Rập khiến số lượng người lao động tại nước ngoài giảm mạnh. Hiện Chính phủ đang tiếp tục tìm kiếm thị trường mới cho lao động nước nhà và đảm bảo hợp đồng tốt hơn cho họ. Ông Chowdhury nói: “Chúng tôi cố gắng đơn giản hóa toàn bộ quy trình. Có nhiều bên liên quan ở đây, như môi giới, đại lí tuyển dụng, công ty nước ngoài. Vì thế, chúng tôi muốn gửi người lao động dựa trên thỏa thuận giữa các Chính phủ để chi phí di cư giảm”.
Thẻ thông minh cho lao động xuất khẩu
Chi phí di chuyển đắt đỏ được xem là một trong nhiều nguyên nhân khiến lao động xuất khẩu từ các nước đang phát triển tiếp tục ở lại nước này dù đã quá hạn hợp đồng và trở thành lao động bất hợp pháp. Hầu hết đều phải vay mượn để có tiền trang trải chi phí này.
Chính phủ Bangladesh vừa cấp phát thẻ thông minh cho lao động xuất khẩu, trong đó ghi thông tin chi tiết của một người trong con chip dung lượng 32kB. Con chip này cũng giúp theo dấu công nhân ở nước ngoài. Muhammad Nurul Islam, Giám đốc đào tạo của Bộ Lao động cho biết: “Ngoài tên, số hộ chiếu và ảnh, thẻ này cũng có thông tin về nhà tuyển dụng, chữ kí và lương. Vì thế, nếu người lao động gặp bất cứ vấn đề gì ở nước ngoài, họ có thể tới đại sứ quán Bangladesh gần nhất khai báo. Máy tính của chúng tôi sẽ tìm thấy thông tin trong vài giây và tìm phương án giải quyết. Trong trường hợp đặc biệt, người lao động cũng có thể quay về nhà dễ dàng”.
Du Lam
Theo BBC
Nội dung được đăng trên báo Bưu điện Việt Nam số 132 ra ngày 4/11/2011.
Nguồn tin: http://www.ictnews.vn
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Bản dịch tiếng Việt của Giấy phép Công cộng GNU Người dịch Đặng Minh Tuấn <dangtuan@vietkey.net> Đây là bản dịch tiếng Việt không chính thức của Giấy phép Công cộng GNU. Bản dịch này không phải do Tổ chức Phần mềm Tự do ấn hành, và nó không quy định về mặt pháp lý các điều khoản cho các...
Thứ tư - 06/11/2024 02:20
Số TBMT: IB2400467912-00. Bên mời thầu: Liên doanh Việt-Nga Vietsovpetro. Đóng thầu: 10:00 15/11/24Thứ tư - 06/11/2024 02:19
Số TBMT: IB2400337642-01. Bên mời thầu: Bệnh viện Đa khoa khu vực Hậu Nghĩa. Đóng thầu: 08:00 19/11/24Thứ tư - 06/11/2024 02:19
Số TBMT: IB2400466441-00. Bên mời thầu: Văn phòng quản lý cửa khẩu Tà Lùng. Đóng thầu: 09:00 13/11/24Thứ tư - 06/11/2024 02:16
Số TBMT: IB2400463830-01. Bên mời thầu: Ban quản lý các dự án đầu tư xây dựng huyện Anh Sơn. Đóng thầu: 08:00 12/11/24Thứ tư - 06/11/2024 02:16
Số TBMT: IB2400466745-00. Bên mời thầu: CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN XÂY DỰNG CHÂU HƯNG. Đóng thầu: 08:00 20/11/24Thứ tư - 06/11/2024 02:16
Số TBMT: IB2400430369-00. Bên mời thầu: Cục Kỹ thuật Binh chủng/TCKT. Đóng thầu: 09:00 13/11/24Thứ tư - 06/11/2024 02:14
Số TBMT: IB2400465127-01. Bên mời thầu: Cục Xe Máy/ Tổng cục Kỹ thuật. Đóng thầu: 06:50 12/11/24Thứ tư - 06/11/2024 02:13
Số TBMT: IB2400462838-01. Bên mời thầu: CÔNG TY TNHH TƯ VẤN XÂY DỰNG NGUYỄN HỒNG PHÚC. Đóng thầu: 08:00 13/11/24Thứ tư - 06/11/2024 02:12
Số TBMT: IB2400441406-01. Bên mời thầu: UBND xã Phú Cường. Đóng thầu: 08:00 12/11/24Thứ tư - 06/11/2024 02:12
Số TBMT: IB2400466847-00. Bên mời thầu: ỦY BAN NHÂN DÂN THỊ TRẤN TỨ TRƯNG. Đóng thầu: 09:00 13/11/24Thứ tư - 06/11/2024 02:20
Số KHLCNT: PL2400260048-00. Chủ đầu tư: Sở Giao thông vận tải Thái Bình. Ngày đăng tải: 08:20 06/11/24Thứ tư - 06/11/2024 02:20
Số KHLCNT: PL2400260053-00. Chủ đầu tư: Văn phòng Đoàn ĐBQH và Hội đồng nhân dân tỉnh Thanh Hóa. Ngày đăng tải: 08:20 06/11/24Thứ tư - 06/11/2024 02:18
Số KHLCNT: PL2400260032-00. Chủ đầu tư: Phòng Quản lý Đô thị thị xã Ayun Pa. Ngày đăng tải: 08:18 06/11/24Thứ tư - 06/11/2024 02:17
Số KHLCNT: PL2400253488-00. Chủ đầu tư: TRUNG TÂM DỊCH VỤ NÔNG NGHIỆP HUYỆN CẨM MỸ. Ngày đăng tải: 08:17 06/11/24Thứ tư - 06/11/2024 02:16
Số KHLCNT: PL2400245315-00. Chủ đầu tư: Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Đăk Nông. Ngày đăng tải: 08:16 06/11/24