Điều tra vụ Google độc quyền: Luận cứ mong manh?

Thứ sáu - 30/09/2011 06:00

Điều tra vụ Google độc quyền: Luận cứ mong manh?

Sau nhiều năm bị nghi ngờ và bị chỉ điểm bởi các công ty đối thủ, Google cuối cùng đã bị luật chống độc quyền liên bang sờ gáy. Phiên điều trần đầu tiên đã diễn ra vào 21/9 tại Washingto

Google chèn ép các đối thủ khác?

“Gã khổng lồ” bị chỉ trích đã lũng đoạn cả thị trường tìm kiếm và quảng cáo tìm kiếm, và rằng Goolge đang sử dụng sức mạnh thị trường và vung hàng tỉ USD để làm hại đối thủ.

Phiên điều trần của Ủy ban Tư pháp Thượng viện về chống độc quyền, có tên “Quyền lực của Google: Phục vụ khách hàng hay đe dọa cạnh tranh” tách biệt với cuộc điều tra thực hiện bởi Ủy ban Thương mại Liên bang hồi đầu năm 2011, nhưng các vấn đề thẩm tra gần như giống nhau: Google đơn thuần là một người chơi quyền lực nhưng cạnh tranh công bằng trong thế giới web hay hãng đang sử dụng vị thế thị trường để đè bẹp đối thủ cạnh tranh?

Google đã cử Chủ tịch và cựu Tổng Giám đốc (CEO) Eric Schmidt mang theo bằng chứng tới phiên điều trần, và những người được yêu cầu có mặt tại đây bao gồm đồng sáng lập kiêm CEO Jerymy Stoppelman của công ty chuyên đánh giá nhà hàng Yelp và luật sư Thomas O.Barnett – cựu Trợ lý Trưởng lý chống độc quyền.

Sau khi không mua được Yelp năm 2009, Google bắt đầu đưa các đánh giá của Yelp vào dịch vụ địa điểm Google Places, nhưng bị Stoppelman đả kích kịch liệt. “Người khổng lồ” sau đó đã xóa bỏ nội dung này, và đồng ý mua lại dịch vụ khác giống Yelp là Zagat. Trong cuộc phỏng vấn với tờ The Telegraph, Stoppelman nói: “Google đã nói nếu không thích, có thể gỡ bỏ mọi kết quả dịch vụ của anh ra khỏi chỉ mục tìm kiếm của Google”. Về góc độ nào đó, đây được xem như một tối hậu thư – hoặc chơi cùng Google, hoặc biến mất khỏi dịch vụ của Google.

Đó là một trong những lời phàn nàn cốt yếu nhất về Google và sự thống trị của hãng. Bởi nắm 65% thị phần kinh doanh tìm kiếm trực tuyến, và bởi tìm kiếm vẫn là một trong những cách quan trọng để mọi người trải nghiệm web, Google có ảnh hưởng lớn tới lưu lượng truy cập website và dịch vụ như Yelp. Và bởi công ty không tiết lộ kết quả tìm kiếm xếp hạng thế nào, có nhiều giả thuyết và nghi vấn về việc Google đã nâng hạng ai và “dìm hàng” ai.

Tận dụng độc quyền để “đánh” thị trường mới?

Ngoài tìm kiếm, Google đang hiện diện ở nhiều thị trường. Một số động thái của hãng ảnh hưởng trực tiếp tới đối thủ cạnh tranh như Yelp và công ty du lịch Expedia, hay Apple, nhờ sự phát triển mạnh mẽ của nền tảng di động Android. Ngoài Zagat, Google còn mua lại công ty ITA – cung cấp dịch vụ tương tự Expedia, và Motorola Mobility – giúp Google sở hữu hàng ngàn bằng sáng chế công nghệ di động để phòng thủ cho Android.

Có 2 giả thiết: Một, Google sử dụng vị thế thống trị lĩnh vực tìm kiếm để hướng người dùng hướng về dịch vụ của mình và xa lánh đối thủ - thay vì cung cấp “tìm kiếm trung lập”, Google lại đưa ra các kết quả hoàn toàn có tính mục tiêu. Hai, Google vung tiền thu được từ tìm kiếm và quảng cáo tìm kiếm để bù đắp và phát triển những ngành kinh doanh lỗ (như Android). Điều này khá giống với trường hợp Microsoft sử dụng độc quyền hệ điều hành để quảng bá sản phẩm và dịch vụ như Internet Explorer.

Bài học từ trường hợp chống độc quyền của Microsoft cho thấy vụ điều tra chính thức Google có thể sẽ lãng phí cả thời gian và tiền bạc. Khi nói tới lạm dụng quyền lực thị trường, về lí thuyết, việc ép buộc các nhà sản xuất máy tính cài đặt hệ điều hành và các đường dẫn tới dịch vụ liên quan trên PC khác hoàn toàn so với những gì Google có thể làm: không ai bị ép dùng Google để xuất hiện trên kết quả tìm kiếm nếu họ không muốn.

Những người ủng hộ chống độc quyền Microsoft có thể xem như đã thành công. Ít nhất, nó buộc Microsoft gắn với các phiên điều trần trong vài năm – khiến công ty khó theo kịp với tình hình bên ngoài, và đó thực sự là hình phạt nghiêm trọng.

Trong khi đó, trên lĩnh vực tìm kiếm, vị trí thống trị của Google phát sinh từ khả năng cung cấp dịch vụ có số lượng tốt hơn – mà không một công ty hay cá nhân nào bị buộc phải sử dụng – và thị trường hầu như không có rào cản gia nhập hay đối thủ đáng kể nào. Như một cựu chuyên gia chống độc quyền trong vụ Microsoft lập luận, rất khó để xây dựng luận cứ thuyết phục chống lại Google trong nền tảng mong manh này.

Tác giả: Du Lam

Nguồn tin: www.ictnews.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Giới thiệu về Công ty cổ phần phát triển nguồn mở Việt Nam

Công ty cổ phần phát triển nguồn mở Việt Nam (VINADES.,JSC) là công ty mã nguồn mở đầu tiên của Việt Nam sở hữu riêng một mã nguồn mở nổi tiếng và đang được sử dụng ở hàng ngàn website lớn nhỏ trong mọi lĩnh vực. Wbsite đang hoạt động chính thức: http://vinades.vn/ Ra đời từ hoạt động của tổ chức...

Thăm dò ý kiến

Lợi ích của phần mềm nguồn mở là gì?

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập417
  • Máy chủ tìm kiếm15
  • Khách viếng thăm402
  • Hôm nay16,016
  • Tháng hiện tại448,110
  • Tổng lượt truy cập100,130,185
Left-column advertisement
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây