Nửa đầu năm 2013 lợi nhuận VNPT tăng trưởng 50%

Thứ hai - 29/07/2013 07:00
Theo thông tin từ Tập đoàn VNPT, trong 6 tháng đầu năm nay tuy doanh thu chỉ tăng hơn 2,6%, đạt trên 54.200 tỷ đồng nhưng tổng lợi nhuận VNPT đã đạt 4.418 tỷ đồng, tăng trên 50% so với cùng kỳ năm 2012.
Nửa đầu năm 2013 lợi nhuận VNPT tăng trưởng 50%

Theo thông tin từ Tập đoàn VNPT, trong 6 tháng đầu năm nay tuy doanh thu chỉ tăng hơn 2,6%, đạt trên 54.200 tỷ đồng nhưng tổng lợi nhuận VNPT đã đạt 4.418 tỷ đồng, tăng trên 50% so với cùng kỳ năm 2012.

Ngày 25/7/2013, tại Hà Nội Tập đoàn VNPT đã tổ chức Hội nghị sơ kết tình hình sản xuất kinh doanh (SXKD) 6 tháng đầu năm 2013.

Đánh giá về kết quả SXKD của Tập đoàn trong 6 tháng đầu năm 2013, đại diện lãnh đạo VNPT nhận định, nửa đầu năm nay mặc dù hoạt động trong bối cảnh nền kinh tế còn nhiều khó khăn, VNPT vẫn đạt được kết quả kinh doanh khả quan, doanh thu tăng không mạnh nhưng vẫn tốt hơn tốc độ tăng trưởng chi phí, nhờ đó Tập đoàn đã đạt được mức tăng trưởng lợi nhuận tương đối tốt.

Nửa đầu năm 2013 lợi nhuận VNPT tăng trưởng 50%

Cụ thể, trong 6 tháng đầu năm 2013 toàn Tập đoàn đã đạt tổng doanh thu 54.238 tỷ đồng, hoàn thành hơn 41% kế hoạch, tăng khoảng 2,6% so với cùng kỳ năm ngoái; tổng lợi nhuận đạt 4.418 tỷ đồng, hoàn thành gần 48% kế hoạch, tăng trưởng trên 50% so với cùng kỳ; và nộp ngân sách nhà nước trên 3.000 tỷ đồng.

Theo báo cáo của VNPT, 6 tháng đầu năm vừa qua, các hoạt động SXKD đều đúng theo dự đoán của Tập đoàn, hầu hết dịch vụ đều tăng trưởng. Trong đó, dịch vụ VinaPhone đạt trên 9.600 tỷ đồng doanh thu, tăng gần 15% so với cùng kỳ năm 2012; các dịch vụ băng rộng (với 2 dịch vụ chủ chốt là MegaVNN và FiberVNN) đạt hơn 2.700 tỷ đồng, tăng 10%; dịch vụ kênh thuê riêng đạt hơn 1.600 tỷ đồng doanh thu, tăng trưởng gần 6%; doanh thu dịch vụ quốc tế chiều về là 967 tỷ đồng, tăng hơn 55%; doanh thu dịch vụ VINASAT đạt 158 tỷ đồng, tăng khoảng 10%...

Đáng chú ý, sau 2 năm thực hiện Quyết định 08 của Hội đồng thành viên Tập đoàn về cơ chế kinh tế nội bộ và Quyết định 46 của TGĐ Tập đoàn về cụ thể hóa Quyết định 08, đến nay các đơn vị trực thuộc VNPT đã quản trị chi phí tốt hơn so với giai đoạn trước, đặc biệt là chỉ tiêu chênh lệch thu chi của các đơn vị đã được cải thiện đáng kể.

Thống kê cho thấy, bên cạnh VinaPhone vẫn duy trì được mức chênh lệch thu chi rất cao, 63 VNPT tỉnh, TP trong 6 tháng đầu năm 2013 đã có tổng chênh lệch thu chi đạt 1.099 tỷ đồng, 42/63 VNPT tỉnh, TP có mức chênh lệch thu chi dương, tăng 12 đơn vị so với năm 2011. “Kết quả này cho thấy sự nỗ lực rất lớn của các đơn vị. Kế hoạch Tập đoàn đề ra từ đầu năm là trong năm nay số VNPT tỉnh, TP đạt mức chênh lệch thu chi dương phải đạt 36 đơn vị nhưng giờ đã có 42 VNPT tỉnh, TP đạt mức chênh lệch thu chi dương”, đại diện lãnh đạo VNPT nhấn mạnh.

Cũng theo báo cáo của VNPT, trong số các đơn vị có chênh lệch thu chi dương, một số đơn vị còn đạt mức tăng trưởng cao trong 6 tháng đầu năm nay, đó là các VNPT Hà Nội, TP.HCM, Đồng Nai, Cà Mau… Kết thúc 6 tháng đầu năm 2013, đã có 8 đơn vị chuyển từ nhóm có lợi nhuận âm (năm 2012) sang nhóm đạt lợi nhuận dương; 19 đơn vị đã giảm lỗ so với cùng kỳ.

Về phương hướng 6 tháng cuối năm 2013, đại diện lãnh đạo VNPT khẳng định, để hoàn thành mục tiêu doanh thu lợi nhuận năm 2013, thời gian tới, các đơn vị trong toàn VNPT sẽ phải rất nỗ lực để đạt được các chỉ tiêu 6 tháng cuối năm tương đối cao: Tổng doanh thu đạt 77.500 tỷ đồng, tăng 42% so với 6 tháng đầu năm 2013; tổng lợi nhuận các tháng cuối năm là 4.837 tỷ đồng, tăng trưởng 10%.

Để đạt được các mục tiêu trên, trong những tháng cuối năm nay, song song với việc chỉ đạo các đơn vị thành viên tiếp tục tăng cường quản lý, tiết kiệm chi phí, VNPT còn phải thực hiện tốt các giải pháp tối ưu mạng lưới, đảm bảo chất lượng mạng để phục vụ tốt những yêu cầu kinh doanh; kiểm soát các chỉ tiêu tăng trưởng hợp lý nhằm đảm bảo sự phát triển ổn định, bền vững của VNPT trong các năm tiếp theo, cải thiện đời sống CBCNV và tiếp tục đóng góp cho ngân sách nhà nước. Theo kế hoạch, năm 2013 VNPT dự kiến đóng góp cho ngân sách nhà nước khoảng 7.300 tỷ đồng.

Phát biểu chỉ đạo Hội nghị, Thứ trưởng Bộ TT&TT Lê Nam Thắng nhận định, trong 6 tháng đầu năm nay, qua báo cáo của Tập đoàn có thể thấy VNPT vẫn tiếp tục duy trì được tốc độ tăng trưởng, đặc biệt là mặc dù tốc độ tăng không cao nhưng hiệu quả SXKD đã khởi sắc hơn so với giai đoạn trước. Kết quả này cũng cho thấy hoạt động SXKD của VNPT đã phục hồi và bắt đầu phát triển đi lên theo hướng hiệu quả, bền vững.

“Trong bối cảnh khó khăn chung của nền kinh tế cũng như của lĩnh vực TT&TT thời gian qua, Bộ TT&TT đánh giá rất cao nỗ lực của VNPT trong việc thực hiện chính sách tiết kiệm chi phí; nâng cao tính năng động tự chủ của các đơn vị thành viên; cải thiện hiệu quả SXKD thông qua các cơ chế nội bộ, hạch toán riêng, rõ giữa các đơn vị theo hướng cơ chế thị trường; tăng cường sử dụng chung cơ sở hạ tầng giữa những đơn vị thành viên; đẩy mạnh ứng dụng CNTT trong công tác quản lý, điều hành hoạt động SXKD”, Thứ trưởng nhấn mạnh.

Tuy nhiên, theo Thứ trưởng, VNPT vẫn còn một số hạn chế cần được quan tâm, rút kinh nghiệm để từ đó điều chỉnh cơ chế chính sách hoạt động SXKD của các đơn vị theo đúng định hướng, góp phần thúc đẩy sự phát triển chung của VNPT.

Thứ trưởng Lê Nam Thắng đề nghị thời gian tới VNPT tập trung thực hiện một số nhiệm vụ như: Nghiên cứu chiến lược phát triển chung của Tập đoàn từ nay đến năm 2015 và tầm nhìn tới 2020; quan tâm xây dựng mô hình, quy hoạch hạ tầng mạng lưới của Tập đoàn đáp ứng các yêu cầu của thị trường trong điều kiện phát triển của băng rộng và di động; có những giải pháp để thúc đẩy tăng trưởng, phát triển doanh thu và thị phần các dịch vụ của Tập đoàn; xem xét lại mô hình, quy hoạch, tổ chức và quy mô mạng lưới để từ đó có bài toán đúng về đầu tư; quan tâm đến công tác quản trị doanh nghiệp.

Đặc biệt, Thứ trưởng cho rằng, tới đây VNPT phải làm sao để các Ban chức năng Tập đoàn tập trung vào việc nghiên cứu chiến lược phát triển thương hiệu, công nghệ, đối ngoại… hơn là tham gia quá sâu vào việc điều hành hoạt động SXKD của các đơn vị thành viên; cần phân cấp cho các đơn vị thành viên tự chủ hơn.

Tác giả: Theo ICTNews

Nguồn tin: http://www.quantrimang.com.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Logo và tên gọi NukeViet

Tên gọi: NukeViet phát âm là [Nu-Ke-Việt], đây là cách đọc riêng, không phải là cách phát âm chuẩn của tiếng Anh. Ý nghĩa: NukeViet là từ ghép từ chữ Nuke và Việt Nam. Sở dĩ có tên gọi này là vì phiên bản 1.0 và 2.0 của NukeViet được phát triển từ mã nguồn mở PHP-Nuke. Mặc dù từ phiên bản 3.0,...

Thăm dò ý kiến

Lợi ích của phần mềm nguồn mở là gì?

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập184
  • Máy chủ tìm kiếm5
  • Khách viếng thăm179
  • Hôm nay28,295
  • Tháng hiện tại439,971
  • Tổng lượt truy cập98,640,288
Left-column advertisement
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây