Ví dụ xuất sắc về khả năng giữ bí mật của Apple

Thứ ba - 30/07/2013 09:49
Apple không “ho he” cho cả thế giới biết về bất cứ thứ gì đang diễn ra trong công ty bằng cách kiểm soát chặt chẽ môi trường làm việc, buộc lập trình viên phải gắn sản phẩm vào bàn, yêu cầu nhân viên phủ lên thiết bị một lớp vải đen trong khi vẫn phải làm việc với chúng.
Ví dụ xuất sắc về khả năng giữ bí mật của Apple

Một số ví dụ chứng minh Apple là công ty giữ bí mật tài tình nhất trong giới công nghệ.

Apple không “ho he” cho cả thế giới biết về bất cứ thứ gì đang diễn ra trong công ty bằng cách kiểm soát chặt chẽ môi trường làm việc, buộc lập trình viên phải gắn sản phẩm vào bàn, yêu cầu nhân viên phủ lên thiết bị một lớp vải đen trong khi vẫn phải làm việc với chúng.

Ví dụ xuất sắc về khả năng giữ bí mật của Apple
Apple là một trong những công ty "giữ mồm giữ miệng" nhất thế giới. (Ảnh: Internet)

Mọi thứ chỉ được biết ở mức cơ bản. Những nhân viên nào bị nghi ngờ làm lộ thông tin có thể bị điều tra kĩ càng. Dưới đây là một số cách thức Apple đã làm để đảm bảo sự bí mật.

Vợ của một nhân viên Apple phải “quên mọi thứ”

Ví dụ xuất sắc về khả năng giữ bí mật của Apple

Một người phụ nữ đã viết câu trả lời trên mạng hỏi đáp Quora cho câu hỏi Apple giữ bí mật bằng cách nào. Kim Scheinberg – tên người phụ nữ buộc phải quên mọi thứ về dự án phát triển PC chạy hệ điều hành Mac OS mà chồng đang tham gia. Căn nhà của họ thậm chí còn phải cải tạp lại để đáp ứng tiêu chuẩn an ninh của Apple.

Thông tin "nhỏ giọt" về bệnh tình của Steve Jobs

Ví dụ xuất sắc về khả năng giữ bí mật của Apple

Cố đồng sáng lập Apple Steve Jobs phải chống chọi với bệnh ung thư tuyến tụy và được ghép gan trong thời gian vắng mặt ở công ty. Đại diện Apple từ chối bình luận về sức khỏe của Jobs. Tất nhiên, đây là vấn đề nhạy cảm song cũng có liên quan tới cổ đông của hãng. Theo Thời báo New York, cách Apple xử lí tin tức về bệnh tình của Jobs khi đó là chưa từng có tiền lệ.

“Xích” sản phẩm vào bàn làm việc

Ví dụ xuất sắc về khả năng giữ bí mật của Apple

Năm 2011, một người tham gia vào dự án iPad cho biết phải làm việc trong căn phòng “không có cửa sổ” và khóa cửa thường bị thay. Người này cùng 3 cộng sự là những người duy nhất được cho phép vào phòng. Apple cần tới tên, số thẻ an ninh của những người được vào phòng.

Thậm chí, công ty còn khoan một lỗ vào bàn làm việc và “xích” thiết bị vào bàn. Bên ngoài thiết bị là những cái khung nên họ không thể biết được iPad thực sự trông thế nào dù vẫn chạm vào màn hình, chơi đùa với chúng và viết code.

Apple còn chụp ảnh thớ gỗ từ bàn làm việc để nếu bức ảnh nào bị rò rỉ, họ có thể lần ra dấu vết chiếc bàn. Lập trình viên không thể tiết lộ với bất kỳ ai, ngay cả với vợ của mình.

Thiết lập hàng rào an ninh tại nhà máy sản xuất

Ví dụ xuất sắc về khả năng giữ bí mật của Apple

Năm 2010, hãng tin Reuters mô tả các cơ sở sản xuất thiết bị của Apple như một “pháo đài công nghiệp”. Để vào được nhà máy, công nhân phải quét thẻ, bảo vệ dùng máy quét dấu vân tay để xác nhận danh tính của mỗi người. Họ cũng dùng máy phát hiện kim loại và kiểm tra từng người, nếu bị phát hiện có kim loại trong người khi ra khỏi xưởng, cảnh sát sẽ được gọi tới. Phóng viên Reuters còn “tố” bị hai bảo vệ tấn công khi cố gắng đi quanh nhà máy Foxconn gần đó.

Sử dụng nhiều nhà sản xuất

Ví dụ xuất sắc về khả năng giữ bí mật của Apple

Theo Reuters, để đảm bảo Apple là người duy nhất biết về mọi thứ, hãng nhờ tới rất nhiều doanh nghiệp cung ứng linh kiện cho một sản phẩm. Apple cũng hợp đồng nhiều sản phẩm khác nhau với nhà máy sản xuất để biết quy trách nhiệm cho ai nếu có thông tin rò rỉ.

Mỗi đội độc lập với nhau

Ví dụ xuất sắc về khả năng giữ bí mật của Apple

Trong cuốn sách “Bên trong Apple”, có đoạn: “Để thảo luận một chủ đề trong cuộc họp, mỗi người phải chắc chắn rằng từng thành phần tham dự đã được “tiết lộ” về chủ đề, đồng nghĩa với việc họ được biết một số bí mật nhất định”. Hệ quả của điều này là nhân viên Apple và dự án của họ là một mảnh trong trò chơi ghép hình. Chỉ những người cấp cao nhất của tổ chức mới biết được bức tranh tổng thể là như thế nào.

Thi thoảng Apple còn dựng cả hàng rào vật lý

Vẫn theo cuốn “Bên trong Apple”, nhân viên hãng sẽ biết có sản phẩm quan trọng đang được phát triển mỗi khi thợ mộc xuất hiện trong tòa nhà. “Những bức tường mới được dựng lên. Cửa được bổ sung, giao thực bảo mật mới được áp dụng. Những cửa sổ từng trong suốt nay bị làm mờ. Các căn phòng khác còn không có cả cửa sổ. Họ gọi đó là những căn phòng khóa kín. Không một mẩu thông tin nào được lọt ra mà không có lý do”, cuốn sách viết.

Ví dụ xuất sắc về khả năng giữ bí mật của Apple

Hệ thống theo dõi mạnh mẽ

Ví dụ xuất sắc về khả năng giữ bí mật của Apple

Từ một nhân viên giấu tên trên Quora: “Mọi nguyên mẫu đều được đóng dấu laser với số seri và do hệ thống theo dõi trung tâm (iTrack) giám sát. Bảo mật thực tế cũng rất được ưu tiên, nguyên mẫu cần phải bị khóa khi không sử dụng. Tiếp cận nguyên mẫu bị hạn chế, mặc định trong công ty là đồng nghiệp của bạn không biết bạn đang làm cái gì. 

Tiếp cận những khu vực của vài nhóm nhất định (thiết kế sản phẩm, thiết kế công nghiệp) bị hạn chế nghiêm ngặt. Những khu nhạy cảm nhất, như Phòng thiết kế công nghiệp, có lễ tân, máy ảnh bên ngoài để quan sát các vị khách và yêu cầu một người hộ tống.”

Tác giả: Theo ICTNews

Nguồn tin: http://www.quantrimang.com.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Giấy phép sử dụng NukeViet

Bản dịch tiếng Việt của Giấy phép Công cộng GNU Người dịch&nbsp;Đặng Minh Tuấn <dangtuan@vietkey.net> Đây là bản dịch tiếng Việt không chính thức của Giấy phép Công cộng GNU. Bản dịch này không phải do Tổ chức Phần mềm Tự do ấn hành, và nó không quy định về mặt pháp lý các điều khoản cho các...

Thăm dò ý kiến

Lợi ích của phần mềm nguồn mở là gì?

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập136
  • Máy chủ tìm kiếm1
  • Khách viếng thăm135
  • Hôm nay22,869
  • Tháng hiện tại434,545
  • Tổng lượt truy cập98,634,862
Left-column advertisement
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây