Sử dụng chất làm lạnh trái phép, xe Mercedes bị cấm bán ở Pháp

Thứ bảy - 20/07/2013 18:00
(Dân trí) - Liên minh châu Âu (EU) đã xác nhận việc Pháp cấm bán nhiều mẫu xe Mercedes do sử dụng một chất làm lạnh đã bị cấm.

Ủy ban châu Âu (EC) đã cảnh báo rằng Đức có thể gặp rắc rối vì việc Daimler - tập đoàn mẹ của Mercedes - không chịu ngừng sử dụng một chất làm lạnh bị cấm trong các mẫu xe mới. Hiện tại, Pháp đã cấm tiêu thụ hầu hết các mẫu xe Mercedes trong biên giới nước này.

 

Ông Carlo Corazza, người phát ngôn của EC, cho biết cơ quan này đang tiến hành điều tra việc Mercedes không tuân thủ quy định của EU về việc cấm sử dụng chất làm lạnh R134a trong hệ thống điều hòa.

 

Nếu sự việc được xác nhận là đúng, EU có thể áp dụng các biện pháp trừng phạt cần thiết đối với Đức.

 

Quan chức nhiều cơ quan bộ của Pháp đã từ chối bình luận về việc này. Hôm 15/7, khi được hỏi về việc cấm bán nhiều mẫu xe Mercedes tại nước này, Bộ trưởng Bộ Công nghiệp Pháp, ông Arnaud Montebourg, nói: “Tôi chưa được thông báo về việc đó.”

 

Tập đoàn Daimler cho biết, các cơ quan chức năng của Pháp đã ngừng cấp phép đối với mẫu Mercedes SL, A-Class và B-Class lắp ráp từ ngày 12/6 trở lại đây. Đó là các xe đem lại hơn một nửa doanh số cho Mercedes tại Pháp.

 

Nhà sản xuất ô tô Đức này khẳng định rằng việc họ không ngừng sử dụng R134a là vì vấn đề an toàn. Đây là chất làm lạnh gây hiện tượng nóng lên của trái đất mạnh gấp 1.000 lần so với khí CO2. Chất duy nhất hiện nay có thể thay thế R134a là R1234yf của công ty Honeywell, nhưng lại thải ra khí HF (hydrogen fluoride) độc hại khi được đốt cháy.

 

Chiếu theo số liệu năm 2012, Daimler cho biết lệnh cấm của Pháp có thể khiến doanh số toàn cầu của Mercedes giảm khoảng 2%, tương đương 29.000 xe.

 

Nguy hiểm cho sức khỏe?

 

Sử dụng chất làm lạnh độc hại, xe Mercedes bị cấm bán ở Pháp

 

Chỉ thị 2006/40/EC có hiệu lực từ ngày 1/1/2013 của EU đã cấm sử dụng chất làm lạnh R134a cho hệ thống điều hòa của các xe ô tô đã được cấp phép tiêu thụ từ đầu năm 2011. Các xe đã được cấp phép trước đó, hoặc các phiên bản của nó, đến năm 2017 mới phải tuân theo chỉ thị này.

 

Sau các cuộc thử nghiệm độ an toàn, tất cả các nhà sản xuất ô tô châu Âu khác đã chuyển sang sử dụng chất làm lạnh của công ty Honeywell cho các mẫu xe mới. Tuy nhiên, Viện giao thông liên bang Đức KBA lại ủng hộ Daimler không sử dụng chất này.

 

KBA đã cho phép Daimler tiếp tục sử dụng chất làm lạnh R134a trong thời gian chờ có các đánh giá an toàn sâu hơn.

 

“Không thể loại trừ khả năng chất làm lạnh mới có thể gây nguy hiểm cho người ngồi trên xe và những người tham gia giao thông,” Bộ trưởng Bộ giao thông Đức nói. “Những kết quả nghiên cứu khoa học hiện có chưa đủ để đi đến đánh giá nguy cơ cuối cùng.”

 

KBA và Bộ trưởng Bộ giao thông Đức, ông Peter Ramsauer đều đã có ý kiến bằng văn bản gửi tới EC, cho rằng nên cho phép Daimler được tiếp tục sử dụng chất làm lạnh bị cấm này cho tới khi hoàn tất quá trình đánh gía khoa học.

 

Tuy nhiên, người phát ngôn Corazza của EC cho biết, nếu như vậy, có thể Daimler sẽ xem như xe của họ không cần phải tuân thủ chỉ thị nói trên nữa. “EC cam kết đảm bảo mức an toàn cao nhất của xe và có nhiệm vụ đảm bảo rằng các quy định của EU được áp dụng thống nhất, đồng bộ,” ông nói.

 

Nhật Minh

Theo Reuters

Nguồn tin: http://dantri.com.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Giới thiệu về NukeViet

Giới thiệu khái quát NukeViet là một ứng dụng trên nền web có thể sử dụng vào nhiều mục đích khác nhau. Phiên bản đang được phát hành theo giấy phép phần mềm tự do nguồn mở có tên gọi đầy đủ là NukeViet CMS gồm 2 phần chính là phần nhân (core) của hệ thống NukeViet và nhóm chức năng quản trị nội...

Thăm dò ý kiến

Lợi ích của phần mềm nguồn mở là gì?

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập16
  • Máy chủ tìm kiếm3
  • Khách viếng thăm13
  • Hôm nay6,109
  • Tháng hiện tại98,553
  • Tổng lượt truy cập94,247,217
Left-column advertisement
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây