PC của Intel dùng chip năng lượng mặt trời

Thứ hai - 03/10/2011 01:45
Hôm thứ Năm, Intel đã trình diễn máy tính với vi xử lý có kích cỡ tem thư dùng năng lượng mặt trời.

Ông Justin Rattner , giám đốc công nghệ của Intel cho biết tại diễn đàn các nhà phát triển Intel (IDF)  ở San Francisco: Vi xử lý với tên mã Claremont có thể chạy được các tác vụ nhẹ bằng năng lượng mặt trời nhờ giảm năng lượng tiêu thụ xuống dưới 10 miliwatt. Mức năng lượng đó đủ thấp để một chip có kích cỡ tem thư hoạt động nhờ pin mặt trời.

Ông Rattner cho biết, CPU này có thể sẽ không phát triển thành sản phẩm thương mại, nhưng kết quả nghiên cứu có thể được tích hợp vào các vi xử lý tương lai. Đây là một phần dự án của phòng thí nghiệm Intel Labs nhằm giảm 5 lần năng lượng tiêu thụ trong chip và giúp các thiết bị máy tính có khả năng hoạt động liên tục. Điều này cũng giúp Intel đạt mục tiêu giảm tiêu thụ điện khi chạy các ứng dụng xử lý song song.

Đây là một CPU Pentium chạy trên máy tính sử dụng hệ điều hành Linux. CPU này hoạt động với bộ nhớ DDR3 của Micron có tên Hybrid Memory Cube, tiết kiệm năng lượng gấp 7 lần so với bộ nhớ DDR3 hiện tại. Mục tiêu của Intel là trong vòng 10 năm, tăng hiệu quả sử dụng điện gấp 300 lần trong khi tăng khả năng hoạt động cao hơn.

Tác giả: Phạm Duyên

Nguồn tin: www.ictnews.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Giấy phép sử dụng NukeViet

Bản dịch tiếng Việt của Giấy phép Công cộng GNU Người dịch&nbsp;Đặng Minh Tuấn <dangtuan@vietkey.net> Đây là bản dịch tiếng Việt không chính thức của Giấy phép Công cộng GNU. Bản dịch này không phải do Tổ chức Phần mềm Tự do ấn hành, và nó không quy định về mặt pháp lý các điều khoản cho các...

Thăm dò ý kiến

Lợi ích của phần mềm nguồn mở là gì?

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập131
  • Máy chủ tìm kiếm2
  • Khách viếng thăm129
  • Hôm nay28,706
  • Tháng hiện tại433,504
  • Tổng lượt truy cập94,780,157
Left-column advertisement
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây