So sánh tốc độ các chuẩn kết nối

Thứ hai - 03/10/2011 02:50

So sánh tốc độ các chuẩn kết nối

Máy tính của bạn (gồm máy tính để bàn và máy tính xách tay) có nhiều dạng cổng kết nối khác nhau. Các kết nối đó có thể là USB 2.0, USB 3.0, eSATA, Thunderbolt, Firewire và Ethernet đều được thiết kế cho các thiết bị ở thời điểm hiện tại.

Máy tính của bạn (gồm máy tính để bàn và máy tính xách tay) có nhiều dạng cổng kết nối khác nhau. Các kết nối đó có thể là USB 2.0, USB 3.0, eSATA, Thunderbolt, Firewire và Ethernet đều được thiết kế cho các thiết bị ở thời điểm hiện tại. Bạn băn khoăn không biết kết nối nào có tốc độ lớn nhất và kết nối nào cần được chú ý nhiều nhất khi bạn mua một thiết bị mới như ổ cứng cắm ngoài chẳng hạn. Hãy cùng XHTT điểm qua đặc điểm cũng như tốc độ của các chuẩn kết nối trên.

Chuẩn USB 2.0

So sánh tốc độ các chuẩn kết nối

Chuẩn kết nối USB 2.0 trở nên thông dụng nên bạn có thể kết nối nhiều thiết bị, ổ đĩa cắm ngoài với máy tính chạy Windows cũng như Mac trong cùng thời điểm. Mặc dù chuẩn kết nối USB 3.0 đã được sử dụng nhưng nhiều máy tính và các thiết bị khác vẫn được sản xuất cùng với các kết nối USB 2.0. Những thiết bị như iPod cũng không sử dụng chuẩn USB 3.0 mà sử dụng chuẩn kết nối Thunderbolt. Điều này được lý giải do chuẩn USB 2.0 đáp ứng đủ các tác vụ của công việc cũng như việc nhiều thiết bị không yêu cầu tốc độ quá nhanh như chuột máy tính và bàn phím. Tốc độ của chuẩn kết nối USB 2.0 là 480Mbps (quy đổi 1000Mbps vào khoảng 1Gbps).

Chuẩn USB 3.0

So sánh tốc độ các chuẩn kết nối

Chuẩn kết nối USB 3.0 là thế hệ tiếp theo của chuẩn USB 2.0, tốc độ của chuẩn USB 3.0 tăng khoảng 10 lần so với chuẩn USB 2.0. Chuẩn kết nối USB 3.0 có tốc độ 5Gbps.

Chuẩn eSATA

So sánh tốc độ các chuẩn kết nối

Chuẩn eSATA viết tắt của external SATA và chuẩn SATA là một dạng chuẩn kết nối của các ổ cứng kết nối trực tiếp với máy tính. Bên trong máy tính để bàn và máy tính xách tay là ổ đĩa cứng, trong hầu hết trương hợp ổ đĩa cứng kết nối với bo mạch chủ (motherboard) sử dụng chuẩn kết nối SATA. Với chuẩn eSATA, một ổ đĩa cứng cắm ngoài có thể sử dụng giống với loại kết nối cũng như công nghệ để kết nối với máy tính của bạn. Ổ cứng cắm trong có tốc độ nhanh hơn một ổ cứng cắm ngoài tiêu chuẩn sử dụng kết nối USB 2.0. Chuẩn eSATA có tốc độ từ 3Gbps và 6Gbps.

Chuẩn Thunderbolt

So sánh tốc độ các chuẩn kết nối

Thunderbolt là chuẩn kết nối mới nhất trong các chuẩn kết nối được đề cập trong bài viết. Tên mã gốc của chuẩn này là Light Peak. Thunderbolt là một công nghệ được phát triển đầu tiên bởi Intel nhưng được phân phối lần đầu tiên tới tay người sử dụng bới Apple. Chuẩn kết nối này giúp cho tốc độ kết nối của các thiết bị Mac tăng lên, biến Apple trở thành một trong các công ty đầu tiên ứng dụng công nghệ này. Chuẩn Thunderbolt có khả năng hơn các kết nối khác. Chuẩn Thunderbolt có tốc độ 10Gbps cho mỗi kênh trao đổi dự liệu.

Chuẩn Firewire

So sánh tốc độ các chuẩn kết nối

Chuẩn Firewire hay IEEE 1394 là một dạng chuẩn kết nối "im tiếng" trong một thời gian. Tuy nhiên, chuẩn USB và chuẩn USB 2.0 làm chậm tính phổ biến của chuẩn Firewire. Các sản phẩm được sản xuất sử dụng chuẩn USB nhiều hơn chuẩn Firewire. Mặc dù vây, Firewire 400 và 800 chạy nhanh hơn các chuẩn USB cũ (chuẩn USB 3.0 thì ngoại lệ). Chuẩn Firewire có tốc độ là 3Gbps (400) và 6Gbps (800).

Chuẩn Ethernet

So sánh tốc độ các chuẩn kết nối

Chuẩn Ethernet là chuẩn kết nối chính cho mục đích mạng nên bản thân nó không được thiết kế cho tốc độ quá nhanh. Tuy nhiên, chuẩn Ethernet có thể được sử dụng để chuyển dữ liệu máy tính. Ethernet có tốc độ 100 Mbit/s.

Với các đánh giá trên, chúng ta có thể có bảng xếp hạng các chuẩn kết nối với tốc độ từ cao xuống thấp

1. Thunderbolt
2. USB 3.0
3. eSATA
4. Firewire
5. USB 2.0
6. Ethernet

Lưu ý: Các kết quả trên chưa hẳn đã chính xác trong mọi trường hợp, có thể phụ thuộc và cấu hình cũng như các vấn đề khách quan khác.

Tác giả: Theo XHTT

Nguồn tin: http://www.quantrimang.com.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tính năng của NukeViet CMS 4.0

Giới thiệu chung Mã nguồn mở NukeViet là sản phẩm của sự làm việc chuyên nghiệp: Để xây dựng lên NukeViet 4, đội ngũ phát triển đã thành lập công ty VINADES.,JSC. Trong quá trình phát triển NukeViet 4, VINADES.,JSC đã hợp tác với nhiều đơn vị cung cấp hosting trong và ngoài nước để thử nghiệm host,...

Thăm dò ý kiến

Lợi ích của phần mềm nguồn mở là gì?

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập118
  • Máy chủ tìm kiếm4
  • Khách viếng thăm114
  • Hôm nay7,970
  • Tháng hiện tại562,844
  • Tổng lượt truy cập99,513,019
Left-column advertisement
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây