Samsung - LG: Những điều chưa biết về cuộc đối đầu hơn nửa thế kỷ

Chủ nhật - 05/05/2013 05:03
LG và Samsung nổi tiếng cạnh tranh gay gắt với nhau. Điều này thể hiện ngay từ cánh cổng vào trụ sở cả hai công ty, đến những cuộc tranh giành nhân tài khốc liệt và vô số điều bất thành văn khác.
Samsung - LG: Những điều chưa biết về cuộc đối đầu hơn nửa thế kỷ
LG và Samsung nổi tiếng cạnh tranh gay gắt với nhau. Điều này thể hiện ngay từ cánh cổng vào trụ sở cả hai công ty, đến những cuộc tranh giành nhân tài khốc liệt và vô số điều bất thành văn khác.
Những hàng rào an ninh nghiêm ngặt
 
LG và Samsung nổi tiếng là hai hãng công nghệ Hàn Quốc cạnh tranh gay gắt với nhau. Nếu có dịp ghé thăm trụ sở của LG, bạn sẽ thấy rõ hơn bản chất thực sự của sự xung đột này.

LG và Samsung đều có trụ sở ở Seoul (Hàn Quốc). Hai hãng công nghệ đã cạnh tranh suốt gần 50 năm qua và phần nào trở thành nỗi ám ảnh của nhau. Đã có biết bao câu chuyện về các cuộc cạnh tranh, đấu đá giữa họ: những bí mật công nghệ bị đánh cắp, những lời cáo buộc, các vụ kiện tụng… Trong vài tuần qua, LG và Samsung rơi vào cuộc tranh chấp bằng sáng chế công nghệ OLED. Mới đây, cảnh sát còn khám xét một số cơ sở của Samsung vì nghi ngờ có dính líu tới vụ đánh cắp tài liệu bí mật về công nghệ OLED của LG.
Kết quả là, việc đi vào trụ sở của hai công ty này giống như đi qua hàng rào an ninh tại sân bay: túi xách của bạn sẽ bị đưa qua máy quét; máy ảnh bị tịch thu; ống kích camera của smartphone bị dán kín; khách tới thăm không được mang theo thiết bị lưu trữ USB; camera an ninh gắn khắp mọi nơi; hành lang lối vào có đầy đủ máy dò kim ngoại, máy quét túi xách, giống như các phòng chờ khởi hành ở sân bay. Bạn còn phải trải qua quy trình nghiêm ngặt này một lần nữa trước khi ra khỏi các tòa nhà. Người ta muốn chắc chắn là bạn không tìm cách đánh cắp các bí mật. Khách tới thăm có thể cảm thấy thích thú, tò mò, còn đối với những người làm việc tại đây, đó đơn giản chỉ là thói quen hàng ngày. Thậm chí, ở nhà máy sản xuất màn hình LCD khổng lồ của LG, các biện pháp an ninh còn nghiêm ngặt hơn rất nhiều.

Mặc dù vậy, các biện pháp an ninh nói trên có lẽ không hề thừa khi LG và Samsung thường cùng một lúc tung ra những sản phẩm tương tự nhau. Thương hiệu Hàn Quốc nào đã đem tới "TV OLED màn hình cong đầu tiên trên thế giới" tại CES 2013? Câu trả lời là cả LG và Samsung.

Cùng quyết liệt tranh giành nhân tài
Đối với nhiều người Hàn Quốc, LG hay Samsung không chỉ là những nhãn hiệu công nghệ, mà còn là phong cách sống, lối sống. Với đa số 200.000 nhân viên đang làm việc tại LG và Samsung, đó còn là bổn phận sẽ kéo dài suốt cuộc đời làm việc của họ.

Không giống nhiều tập đoàn ở châu Âu hay Mỹ, các doanh nghiệp lớn tại Hàn Quốc thường cảm thấy có trách nhiệm đối với khả năng phát triển của nền kinh tế quốc gia. Như một cách để thể hiện trách nhiệm đó, hàng năm họ đều tuyển dụng nhiều sinh viên mới ra trường vào công ty. Đa số những nhân viên đó chỉ gắn bó với một công ty cho tới khi nghỉ hưu.

Quá trình tuyển dụng này diễn ra rất khốc liệt, cả LG và Samsung đều muốn thuê được những người giỏi nhất, nhưng Hàn Quốc lại thiếu hụt nhân tài. Nếu bạn là một kỹ sư phần mềm giỏi và biết nói tiếng Hàn Quốc, một công việc với mức lương hậu hĩnh đang chờ đón bạn ở Seoul.

Những quy tắc bất thành văn

Mối quan hệ giữa LG và Samsung còn sâu xa hơn cả sự cạnh tranh đơn thuần. Họ có các địa bàn xã hội riêng ở Hàn Quốc cũng như ở nước ngoài. Đó là các nhà hàng, khách sạn, quán bar được phân chia giữa LG và Samsung. Nhân viên Samsung biết rằng họ nên và không nên đi tới các địa điểm nhất định, họ không thích bị pha trộn về mặt xã hội. Điều này giống như ở các nước phương tây, nơi những người hâm mộ thể thao biết họ nên hay không nên đi tới quán bar nào để xem một trận đấu.

Điều này thậm chí còn diễn ra tại các triển lãm công nghệ lớn. Có những quy tắc bất thành văn về những nhà hàng Hàn Quốc nên tới trong dịp diễn ra CES tại Las Vegas hay IFA ở Berlin, tùy thuộc bạn làm việc LG hay Samsung.

Cả LG và Samsung đều sở hữu các đội bóng chày và bóng đá riêng. Đây là các câu lạc bộ thể thao hoạt động nhằm quảng bá thương hiệu. Nhân viên của cả hai công ty có thể đề nghị để được nhận vé xem các trận đấu.

Nếu ghé thăm Seoul, có lẽ bạn sẽ muốn tới sân vận động bóng chày Jamsil Baseball Stadium để xem LG Twins thi đấu, hoặc tới Suwon World Cup Stadium để chứng kiến trận bóng đá có sự góp mặt của Samsung Bluewings.
Tất nhiên, không phải người Hàn Quốc nào cũng "dính dáng" tới LG hoặc Samsung. Trong khi LG có tổng số khoảng 80.000 nhân viên, dân số của Hàn Quốc lên tới hơn 50 triệu người. Mặc dù vậy, hầu hết người Hàn Quốc đều dành cảm tình nhiều hơn cho một trong hai nhãn hiệu công nghệ này. Phóng viên của trang TechRadar đã chọn ngẫu nhiên một vài công dân Seoul để đặt ra câu hỏi: LG hay Samsung? Hầu hết họ đều mỉm cười, một số người còn cười lớn, nhưng mỗi người đều đưa ra thương hiệu yêu thích hơn của họ.

Theo ictnews

Nguồn tin: http://xahoithongtin.com.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Logo và tên gọi NukeViet

Tên gọi: NukeViet phát âm là [Nu-Ke-Việt], đây là cách đọc riêng, không phải là cách phát âm chuẩn của tiếng Anh. Ý nghĩa: NukeViet là từ ghép từ chữ Nuke và Việt Nam. Sở dĩ có tên gọi này là vì phiên bản 1.0 và 2.0 của NukeViet được phát triển từ mã nguồn mở PHP-Nuke. Mặc dù từ phiên bản 3.0,...

Thăm dò ý kiến

Bạn biết gì về NukeViet 4?

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập46
  • Máy chủ tìm kiếm2
  • Khách viếng thăm44
  • Hôm nay22,750
  • Tháng hiện tại434,426
  • Tổng lượt truy cập98,634,743
Left-column advertisement
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây