Ấn Độ trình làng máy tính bảng rẻ nhất thế giới

Thứ tư - 05/10/2011 19:13
Được giới thiệu từ hồi tháng 7 năm ngoái, dự kiến xuất hiện vào tháng 6 vừa qua, nhưng đến tận hôm nay, chiếc máy tính bảng rẻ nhất thế giới, nổi tiếng với tên gọi “máy tính bảng 35 USD” đã chính thức được trình làng.
Ấn Độ trình làng máy tính bảng rẻ nhất thế giới
Được biết đến rộng rãi trên toàn thế giới với tên gọi “Máy tính bảng 35 USD”, chiếc máy tính bảng này không chỉ là một công cụ giáo dục có giá trị cho sinh viên và công cụ làm việc cho công chức, mà còn là một mốc đánh dấu quan trọng trong sự phát triển công nghệ của Ấn Độ trong việc thiết kế và sản xuất sản phẩm điện tử.

Phát biểu tại buổi lễ ra mắt, Singh Tuli, CEO của DataWind, công ty sản xuất UniSlate cho biết: “Tôi đã nghe rất nhiều điều hoài nghi về việc Ấn Độ không thể sản xuất máy tính bảng. Và đây là 1 sản phẩm hoàn toàn do người Ấn Độ tạo nên. Cảm ơn các bạn đã cho chúng tôi cơ hội để làm điều này”.

Ông Singh Tuli rất tự hào về sản phẩm này

Ý tưởng về chiếc máy tính bảng này được giới thiệu từ hồi tháng 7 năm ngoái, và đã có nhiều thông tin nghi ngờ và cho rằng việc sản xuất máy tính bảng giá rẻ 35 USD là điều không tưởng. Hồi tháng 1 vừa qua, dự kiến sản phẩm sẽ được chính thức trình làng vào tháng 6, tuy nhiên đã phải trì hoãn cho đến tận hôm nay.

Chiếc máy tính bảng này có chi phí thực tế lên đến gần 50 USD, tuy nhiên đang được chính phủ Ấn Độ trợ giá để có giá bán rẻ hơn. Trước đây, chiếc máy tính bảng này được gọi là Sakshat, nhưng giờ đây được chính thức mang tên “Aakash” hay có nghĩa là “bầu trời”.

Sản phẩm thực tế (phải) khác biệt rất nhiều so với ý tưởng ban đầu về chiếc máy tính bảng giá rẻ đưa ra hồi năm ngoái (trái)

Aakash được trang bị màn hình cảm ứng điện trở, kích cỡ 7-inch, vi xử lý khá khiêm tốn chỉ 366MHz nhưng kèm theo đó là vi xử lý đồ họa riêng rẻ. Dung lượng bộ nhớ RAM của máy là 256MB, trong khi bộ nhớ trong là 2GB và có thể mở rộng ra bằng thẻ nhớ MicroSD (tối đa 32GB). Máy hỗ trợ kết nối Wifi, GPRS, 3G và có 2 cổng kết nối USB 2.0.

Điều đặc biệt, sản phẩm hoạt động trên nền tảng Android 2.2 Froyo, vốn thường dành cho smartphone.

Giao diện Android 2.2 trên Aakash

Ông Tuli cho biết hiện máy tính bảng Aakash có giá 35 USD, tuy nhiên trong tương lai có thể hạ giá xuống chỉ còn 10 USD.

Sự ra mắt thành công của chiếc máy tính bảng giá rẻ này có sự đóng góp của Kapil Sibal, Bộ trưởng bộ thông tin truyền thông Ấn Độ, chính là đơn vị đã đứng ra giám sát sự phát triển của sản phẩm, với mục đích tạo nên một thiết bị giá rẻ, như 1 món quà dành cho trẻ em trên toàn thế giới, một công cụ chống đói nghèo.

Bộ trưởng Sibal (phải) tự tin chiếc máy tính bảng giá rẻ này sẽ là công cụ thoát nghèo của trẻ em tại Ấn Độ

“Hôm nay, chúng tôi đã chứng minh cho toàn thế giới thấy rằng chúng tôi không thất bại trong việc đảm bảo tương lai cho trẻ em tại quốc gia chúng tôi” - Kapil Sibal nói - “Chúng tôi không ngại những việc làm khó khăn và táo bạo chỉ để dành cho tương lai trẻ em của đất nước này”.

Sinh viên tốt nghiệp tại Ấn Độ sẽ có cơ hội trải nghiệp chiếc máy tính bảng giá rẻ này

Khoàng 500 sinh viên từ các trường đại học kỹ thuật của chính phủ đã đến tham dự lễ ra mắt sản phẩm và họ là những người đầu tiên được sở hữu máy tính bảng Aakash. Những sinh viên này sẽ được thử nghiệm sản phẩm và cung cấp thông tin phản hồi trong vòng 45 ngày, để chuẩn bị cho phát triển phiên bản tiếp theo.

Cổng USB 2.0 và các khe kết nối trên máy

Aakash hiện chỉ được dành cho các sinh viên đã tốt nghiệp tại Ấn Độ. Ngoài phiên bản giá rẻ còn có 1 phiên bản thương mại tương tự, với tên gọi UbiSlate, có giá khoảng 70 USD.

Ấn Độ là quốc gia thường cho ra mắt những sản phẩm với giá rẻ bất ngờ. Trước Aakash, Ấn Độ cũng là quốc gia cho ra mắt chiếc xe rẻ nhất thế giới, Tata Nano, với giá thành chỉ 2.000 USD.

Video về chiếc máy tính bảng rẻ nhất thế giới:


T.Thủy
Tổng hợp

Nguồn tin: dantri.com.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Giới thiệu về NukeViet

Giới thiệu khái quát NukeViet là một ứng dụng trên nền web có thể sử dụng vào nhiều mục đích khác nhau. Phiên bản đang được phát hành theo giấy phép phần mềm tự do nguồn mở có tên gọi đầy đủ là NukeViet CMS gồm 2 phần chính là phần nhân (core) của hệ thống NukeViet và nhóm chức năng quản trị nội...

Thăm dò ý kiến

Bạn biết gì về NukeViet 4?

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập68
  • Máy chủ tìm kiếm6
  • Khách viếng thăm62
  • Hôm nay30,544
  • Tháng hiện tại591,419
  • Tổng lượt truy cập98,791,736
Left-column advertisement
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây