Bạn đã thực sư quan tâm việc bảo vệ thông tin trên mạng?

Thứ năm - 10/11/2011 05:32
Trong vài năm trở lại đây, chúng ta đã chứng kiến một sự bùng nổ mạnh mẽ của các thiết bị, các nền tảng và ứng dụng dành cho người dùng cá nhân, giúp họ luôn kết nối Internet với cuộc sống hàng ngày của mình. Những số liệu thống...
Bạn đã thực sư quan tâm việc bảo vệ thông tin trên mạng?

Trong vài năm trở lại đây, chúng ta đã chứng kiến một sự bùng nổmạnh mẽ của các thiết bị, các nền tảng và ứng dụng dành cho người dùng cá nhân,giúp họ luôn kết nối Internet với cuộc sống hàng ngày của mình. Những số liệuthống kê mới nhất cho thấy có tới 24% người dùng trưởng thành trên toàn cầu chobiết họ không thể sống thiếu Internet và 44% số người dùng này truy nhập vàoInternet qua thiết bị di động. Đã qua rồi thời mà chúng ta chỉ có truynhập Internet hạn chế và giao tiếp thoại đơn giản trên đó. Giờ đây chúng ta trởnên gắn bó hơn và bị lệ thuộc hơn vào các thiết bị di động có kết nối Internetcũng như các công nghệ tiên tiến mới.

Những mối đe dọa sốngày nay cũng không chỉ giới hạn trên các máy tính cá nhân thông thường nữa mà còntrên nhiều nền tảng khác nhau, đặc biệt là đang ngày càng tăng trên các thiết bịdi động. Lần đầu tiên, bản Báo cáo hiện trạng tội phạm mạng 2011 của Norton pháthiện có tới 10% người dùng trưởng thành đã từng bị tội phạm mạng tấn công trênthiết bị di động của họ. Các ứng dụng đã và đang trở thành công cụ để biến cácthiết bị di động thành một nền tảng điện toán phổ biến, đồng thời chúng cũng lànền tảng phát triển cho các thiết bị máy tính bảng, những thiết bị chứa nhiều nộidung của người dùng cá nhân hơn.


Ngoài ra, việc ngàycàng có nhiều hệ điều hành di động mới được phát hiện có chứa các lỗ hổng bảo mật,con số này tăng mạnh (tới 42%, từ 115 lỗ hồng năm 2009 lên tới 163 lỗ hổng đượcphát hiện vào năm 2010) nói lên tình hình tội phạm mạng bắt đầu hướng sự tậptrung của chúng tới mảng di động. Phần lớn các đoạn mã độc hại được tạo ra ngàynay nhằm mang lại lợi nhuận, và ngày càng có nhiều mối đe dọa bảo mật mới đượctạo ra trên các nền tảng di động khi con người sử dụng các thiết bị này thườngxuyên hơn cho các giao dịch cá nhân như mua bán và giao dịch ngân hàng trực tuyến.


Người dùng thườngquên đi những điều đơn giản nhất như họ cần có một mật khẩu mạnh mẽ, thườngxuyên cảnh giác, thường xuyên sao lưu dữ liệu, sử dụng các kết nối không dây đượcbảo mật hoặc nên thắc mắc về tính hợp lệ của các ứng dụng miễn phí. Chính điềuđó khiến cho họ dễ trở thành nạn nhân của tội phạm mạng, thậm chí đôi khi họcòn tiếp tay cho tội phạm mạng phạm tội ở mức độ nghiêm trọng hơn.


Bản Báo cáo hiện trạngtội phạm mạng 2011 của Norton phát hiện có tới 69% người dùng trưởng thành trêntoàn cầu đã từng là nạn nhân của tội phạm mạng và trong năm ngoái, trung bình cứmỗi giây có khoảng 14 người trở thành nạn nhân mới của tội phạm mạng. Đây thựcsự là những con số đáng báo động, nhắc nhở chúng ta rằng tội phạm mạng đã vàđang trở nên ngày càng phổ biến hơn là những gì chúng ta thấy. Tội phạm mạngkhông chỉ có thực mà chúng còn thu lợi rất lớn. Tổng chi phí tổn thấy do các hoạtđộng phạm tội trên mạng, gồm cả chi phí về tiền bạc và thời gian quy ra tiền, đạttới con số kỷ lục xấp xỉ 338 tỷ đô-la Mỹ năm ngoái, tương đương với việc mỗi nạnnhân bị tổn thất 900 đô-la Mỹ. Không chỉ vậy, nạn nhân của tội phạm mạng cũngphải giành thời gian trung bình là 10 ngày để hồi phục sau sự cố bị tấn công.


Hình thức phạm tộimạng phổ biến nhất – mà lại có thể phòng chống dễ dàng nhất – là các virus máytính và phần mềm độc hại được phát tán từ các mẹo lừa đảo trực tuyến cũng nhưcác mối đe dọa bảo mật di động. Tuy nhiên, một con số đáng báo động là 41% ngườidùng trưởng thành không có phần mềm bảo mật được cập nhật thường xuyên.

Sự phát triển nở rộcủa các thiết bị di động "thông minh" có khả năng truy nhập tớiInternet đã và đang mở rộng sân chơi mới cho tội phạm mạng, tạo ra "nhiềuđất" mới để chúng thực hiện phát tán các cuộc tấn công mã độc. Tội phạm mạngvẫn tiếp tục giăng bẫy ở những chỗ đông người dùng nhằm thu lợi về tài chính từcác nạn nhân. Tội phạm mạng là có thực và chúng không khác gì mấy so với tội phạmở thế giới thực ngoài đời. Bản báo cáo của Norton cho biết con người đang gặpphải các hình thức tấn công mạng nhiều hơn gấp 3 lần so với các hình thức tấncông ở ngoài đời thực. Trong thế giới thực, chúng ta thường cẩn trọng hơn trongviệc chia sẻ thông tin cá nhân hoặc giao tiếp với người lạ. Những quy tắc tươngtự cũng nên được ứng dụng với thế giới trực tuyến của chúng ta. Bảo vệ bản thânan toàn trên mạng chủ yếu liên quan tới trách nhiệm cá nhân cũng như tính cảnhgiác khi chúng ta trên mạng.


Với khả năng kết nốingày càng dễ dàng và tốc độ cao, đồng thời nhiều thông tin cá nhân hơn được lưutrữ trên nhiều thiết bị khác nhau, người dùng cá nhân cần phải tự bảo vệ bảnthân cũng như thông tin của họ trước tội phạm mạng, điều đó nó đòi hỏi tất cảchúng ta phải thường xuyên cảnh giác và quan tâm tới biện pháp an toàn cũng nhưphải khôn ngoan, tỉnh táo khi trực tuyến nhằm bảo vệ tài sản quan trọng nhất củachúng ta - đó chính là thông tin.


Effendy Ibrahim

Cố vấn Luật về An toàn Internet kiêm Giám đốc phụ trách mảngKinh doanh tiêu dùng, Symantec khu vực châu Á

Nguồn tin: http://xahoithongtin.com.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Logo và tên gọi NukeViet

Tên gọi: NukeViet phát âm là [Nu-Ke-Việt], đây là cách đọc riêng, không phải là cách phát âm chuẩn của tiếng Anh. Ý nghĩa: NukeViet là từ ghép từ chữ Nuke và Việt Nam. Sở dĩ có tên gọi này là vì phiên bản 1.0 và 2.0 của NukeViet được phát triển từ mã nguồn mở PHP-Nuke. Mặc dù từ phiên bản 3.0,...

Thăm dò ý kiến

Lợi ích của phần mềm nguồn mở là gì?

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập105
  • Máy chủ tìm kiếm14
  • Khách viếng thăm91
  • Hôm nay18,173
  • Tháng hiện tại639,800
  • Tổng lượt truy cập100,321,875
Left-column advertisement
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây