BlackBerry đối mặt cuộc chiến "trụ hạng"

Thứ năm - 05/09/2013 03:49
Thị phần lao dốc, hệ điều hành cũ đã lỗi thời, kinh doanh thua lỗ suốt nhiều quý gần đây... đã làm cho hãng công nghệ nổi tiếng Canada phải đối mặt với những thử thách lớn.
BlackBerry đối mặt cuộc chiến "trụ hạng"

Thị phần lao dốc, hệ điều hành cũ đã lỗi thời, kinh doanh thua lỗ suốt nhiều quý gần đây... đã làm cho hãng công nghệ nổi tiếng Canada phải đối mặt với những thử thách lớn.

Việc mới đây BlackBerry thành lập ủy ban đặc biệt để lựa chọn chiến lược mới càng làm rộ lên những phỏng đoán tiêu cực như "đế chế đang sụp đổ, BlackBerry bán mình...". Những dự đoán này không phải không có căn cứ khi xét về bài học lịch sử của những "tấm gương" điển hình như các tên tuổi lớn Palm, Ericsson hay Siemens đã mất hút trên thị trường.

'BlackBerry

Đơn cử hệ điều hành WebOS của Palm từng được đánh giá rất cao trên điện thoại di động, đặc biệt là những tính năng đa nhiệm và giao diện thân thiện với người dùng. Năm 2010, "lão nhà giàu" HP đã bỏ ra 1,2 tỷ USD để mua Palm về với tham vọng chen chân vào thị trường điện thoại thông minh đầy hứa hẹn. Sau một thời gian phát triển, WebOS thất bại và LG đã mua lại chỉ để chạy trên nền ... TV để rồi Palm biến mất không còn vết tích.

Hay năm 2001, thế giới chứng kiến cuộc "hôn nhân" giữa Ericsson, một tên tuổi lớn trong làng điện thoại di động, cùng hãng Sony vốn là số một thế giới về thiết bị điện tử. Ban đầu những "đứa con" Sony-Ericsson đã nổi như cồn với những mẫu điện thoại cơ bản T100, K700i. Tuy nhiên khi điện thoại thông minh xuất hiện, Sony-Ericsson đã hụt hơi để Apple, LG, HTC, Samsung qua mặt.

Cuối tháng 10/2011, Sony tuyên bố mua toàn bộ 50% cổ phần từ Ericsson để nắm trọn vẹn quyền sở hữu công ty liên doanh. Cùng với đó thương hiệu Sony-Ericsson và Sony đặt lại tên mình cho các dòng điện thoại di động từ đầu 2012.

Năm 2005, Siemens quyết định bán thương hiệu cùng ngành sản xuất điện thoại di động của mình cho BenQ và BenQ-Siemens ra đời từ đó. Chỉ sau một năm, BenQ-Siemens sụp đổ do thua lỗ nặng. BenQ liền quay sang sản xuất điện thoại với tên tuổi của chính mình. Cuối 2008, BenQ đóng cửa ngành điện thoại di động và Siemens hay BenQ cũng biến mất trong ngành điện thoại di động từ đó.

Theo các chuyên gia viễn thông, điểm chung cho sự ra đi của nhiều thương hiệu là do các hãng BenQ, Siemens, Ericsson hay HP đều chỉ coi điện thoại di động là một ngành nghề "tay trái". Vì vậy khi kinh doanh không mang lại lợi ích tương xứng, họ sẵn sàng đóng cửa, khai tử những sản phẩm này để trở lại tập trung năng lực lõi của mình.

'BlackBerry

Hoàn cảnh của BlackBerry hiện tại có vẻ rất giống với câu chuyện của Palm, Siemens hay Ericsson lúc "hấp hối". Hãng đã thu lỗ 4 trong 5 quý gần đây nhất và thị phần sụt giảm nghiêm trọng, từ 50% xuống chỉ còn 3% ở thị trường chính yếu là Mỹ.

Tuy nhiên, BlackBerry vẫn còn trong tay những quân bài chiến lược để hy vọng lật ngược thế cờ. Hãng đang sở hữu gần 3 tỷ USD tiền mặt trong tài khoản, 70 triệu khách hàng thân thiết, hai hệ điều hành điện thoại thông minh BBOS và BlackBerry 10 cùng một mạng xã hội BBM trên di động.

Điểm khác biệt cơ bản nhất của BlackBerry với các thương hiệu đã mất kia là trước giờ hãng chỉ tập trung vào nghiên cứu sản xuất thiết bị và hệ điều hành BlackBerry. Chiến lược ấy đã được khẳng định rõ ràng hơn khi RIM đổi tên thành BlackBerry hồi đầu năm. Có thể thấy hãng đã sẵn sàng bước vào một trận chiến "sinh tử" để tìm ra giải pháp sống còn và tái khẳng định lại tên tuổi cho mình.

BlackBerry đang thực hiện tối ưu chi phí sản xuất để "phổ cập" BlackBerry 10 với mức giá tốt, tập trung nguồn lực phát triển BlackBerry 10 để hệ điều hành mượt mà và nhiều ứng dụng hữu ích hơn. Thay cho những chiến dịch quảng bá rầm rộ thiếu hiệu quả trước đây, hãng chuyển sang những thông điệp đơn giản nhưng đánh trúng tâm lý người dùng.

Mạng xã hội BBM (BBM trên nhiều nền tảng và BBM Channel) đang được nghiên cứu phát triển độc lập để tạo sự hiểu biết về BlackBerry. Đây cũng là những lý do khiến BlackBerry lập ra ủy ban đặc biệt để tìm kiếm được các đối tác hợp tác phát triển, tạo nên nền tảng tiềm lực cho những giải pháp tái thiết của hãng.

Tác giả: Theo VnExpress

Nguồn tin: http://www.quantrimang.com.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Logo và tên gọi NukeViet

Tên gọi: NukeViet phát âm là [Nu-Ke-Việt], đây là cách đọc riêng, không phải là cách phát âm chuẩn của tiếng Anh. Ý nghĩa: NukeViet là từ ghép từ chữ Nuke và Việt Nam. Sở dĩ có tên gọi này là vì phiên bản 1.0 và 2.0 của NukeViet được phát triển từ mã nguồn mở PHP-Nuke. Mặc dù từ phiên bản 3.0,...

Thăm dò ý kiến

Lợi ích của phần mềm nguồn mở là gì?

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập107
  • Máy chủ tìm kiếm2
  • Khách viếng thăm105
  • Hôm nay15,898
  • Tháng hiện tại645,652
  • Tổng lượt truy cập99,595,827
Left-column advertisement
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây