Các loại sóng phát thanh đang dùng của VOV & tần số radio

Chủ nhật - 19/07/2009 17:42

Mobile phone radio cần tai nghe có dây để bắt sóng

Mobile phone radio cần tai nghe có dây để bắt sóng
Radio gần đây lại nở rộ do việc các điện thoại đời mới hỗ trợ khiến giới trẻ quay lại sử dụng phương thức truyền thông lâu đời này. Nếu di động của bạn hỗ trợ radio, hãy thử sử dụng xem, bạn sẽ thấy radio ngày nay hấp dẫn như thế nào.
I .Các loại sóng phát thanh đang dùng của VOV

1.SÓNG TRUNG:

  Phát thanh sóng trung được dùng phồ biến trên thế giới cũng như ơ Việt Nam. Theo sự phân chia của Hiệp hội viễn thông quốc tế (ITU), dải sóng trung từ 531 kHz đến 1602 kHz, và được chia thanh 120 kênh, mỗi kênh cách nhau 9 kHz. Một số nước chọn khoảng các kênh là 10 kHz.Nước ta chọn khoảng các kênh là 9 kHz.

  Sóng trung truyền lan theo hai phương thức là sóng đất (ground wave)và sóng trời (sky wave)

a. Sóng đất 

  Sóng đất được truyền từ anten phát đến máy thu dọc theo mặt đất nên chủ yếu chịu ảnh hưởng của chất đất trong suốt đường truyền.

   Cường độ trường sóng đất cũng phụ thuộc vào tần số phát của sóng. Nó tăng khi tần số giảm và cũng tăng khi độ dẫn của đất tăng và ngược lại. Sóng đất khá ổn định trong cả ngày, không phụ thuộc vào thời gian. Miền phủ sóng của sóng đất từ vài chục km đến vài trăm km, nó phụ thuộc vào công suất máy phát, tần số công tác, độ dẫn điện của đất và môi trường truyền sóng.

b. Sóng trời

Sóng trời chủ yếu xuất hiện vào các giờ ban đêm. Nó được hình thành nhờ sự phản xạ sóng từ tầng điện ly, vì vậy vùng phủ sóng của sóng trời từ vài chục đến hàng ngàn cây số tính từ nơi phát. Cường độ trường của sóng trời không ổn định, luôn dao động, mức dao động có thể tới+ - 10dB hoặc hơnnữõa do nó phụ thuộc vào vào sự hình thành và cấu tạo của tầng điện ly. Ðối với các máy công suất nhỏ ( <50 kW ), cường độ điện trường sóng trời rất nhỏ, không đáng kể.

Vì tính không ổn định của cường độ trường sóng trời nên trong thực tế người ta coi vùng phủ sóng đất là vùng phủ sóng của sóng trung.

Vùng phủ sóng trung của Ðài Tiếng nói Việt Namnhu sau :

  + sóng 675 kHz (VOV1) và sóng 549 kHz (VOV2) phủ toàn bộ các tỉnh đồng bằng Bắc Bộ và một phần các tỉnh trung du như : Hòa Bình, Sơn La, Yên Bái, Cao Bằng, Lạng Sơn, Quảng Ninh và miền duyên hải các tỉnh từ Thanh Hóa đến Thừa Thiên Huế.

  + Sóng 630 kHz (VOV1) và sóng 729 kHz (VOV2) phủ từ nam Thừa Thiên Huế đến bắc Quảng Ngãi.

  + Sóng 648 kHz (VOV1) và sóng 738 kHz (VOV2) phủ toàn bộ tỉnh Bình Ðịnh và bắc tỉnh Phú Yên.

  + Sóng 666 kHz (VOV1) và sóng 576 kHz (VOV2) phủ từ nam Tuy Hòa đến bắc Ninh Thuận.

  + Sóng 690 kHz (VOV1) và sóng 1089 kHz (VOV2) phủ khu vực Ðắt Lắc và vùng phụ cận.

  + sóng 690kHz (VOV1) và sóng 558 kHz (VOV2) phủ thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh lân cận.

  + sóng 711 kHz (VOV1) và sóng 783 kHz (VOV3) và sóng 873 kHz (VOV3) phủ toàn bộ các tỉnh đồng bằng Nam Bộ từ thành phố Hồ Chí Minh đến mũi Cà Mau.

2. SÓNG NGẮN:

Phát thanh sóng ngắn được hầu hết các hãng phát thanh lớn trên thế giới dùng chủ yếu cho phát thanh đối ngoại. Ðối với các nước có địa hình phức tạp và rộng lớn, việc phủ sóng phát thanh bằng sóng trung và FM gặp khó khăn, người ta thường dùng sóng ngắn bổ sung cho phát thanh đối nội. Việt Nam cũng dùng sóng ngắn để phủ sóng cho vùng núi phía Bắc, Tây

Thanh Hóa,tây  Nghệ An và các tỉnh Tây Nguyên.

   Sóng ngắn được Hiệp hội viễn thông quốc tế chia thành 13 sóng, đó là: 11, 13, 16, 19, 21, 25, 31, 41, 49, 60, 75, 90,và 120m (tần số từ 2300 kHz 26100 kHz). Ðối với một sóng được chia ra nhiều kênh(tùy thuộc vào dải tần của từng sóng), mỗi kênh cách nhau 5kHz.

Phát thanh sóng ngắn là sử dụng sóng trời thông qua sự phản xạ từ tầng điện ly để truyền tải thông tin từ đài đến máy thu của thính giả , do đó vùng phủ sóng rất lớn. Ðối với sóng trời ngắn (sky wave) thì cường độ trường đạt được ở nơi thu thay đổi liên tục. Ðộ lớn của nó thay đổi theo giờ trong ngày,thay đổi ngày này qua ngày khác, theo tháng và theo nam mà khơng theo quy luật.nó phụ thuộc vào sự biến đổi của cấu tạo khí quyển , sự thay đổi về thời tiết và độ cao của tầng khí quyển… Chính vì sự thay đổi liên tục không ngừng, không quy luật của môi trường truyền sóng mà độ lớn của cường độ trường cũng biến đổi một cách liên tục, không quy tắc. Song sự thay đổi liên tục của cường độ trường do các nguyên nhân nói trên đối với từng sóng, cùng thời gian không giống nhau. Có lúc sóng này xấu , thì sóng khá tốt và ngược lại, trong khi các số liệu ở đài phát hoàn toàn giống nhau. Ðể khắc phục phần nào hiện tượng này, trong thực tế đối với một chương trình, người ta thường phát hai sóng ngắn trở lên (ví dụ Ðài TNVN phát chương trình VOV1 cho khu vực miền núi phía Bắc, Tây Bắc cùng một lúc hai sóng: 49m (5975 kHz) và 31m (9530 kHz). Thông thường vào các giờ ban ngày thu các tần số cao (31m) tốt hơn, còn vào buổi tối các sóng tần số thấp mạnh hơn (49m).

1. CÁC TỈNH MIỀN NÚI PHÍA BẮC, TÂY BẮC, TÂY THANH HÓA, TÂY NGHỆ AN:                                            

+ Sóng 31 m : Tần số 9530kHz (VOV1) và 9875kHz(VOV)

+Sóng 49m :   Tần số 5925 Khz(VOV2) , 5975 kHz (VOV1) và 6165 kHz (HMông)60m :Tần số 5035 kHz(HMông )

2. CÁC TỈNH TÂY NGUYÊN:

+Sóng 41m : Tần số 7210 kHz (VOV1)

+Sóng 49m : Tần số 6020kHz (VOV2)

3. SÓNG FM :

sóng FM được ITU qui định trong khuyến cáo ITU-R , BS412 từ 87,5 108MHz và chia làm nhiều kênh , mỡi kênh cách nhau 100 kHz . Hiện tại trên thế giới người ta sử dụng 3 loại khoảng cách kênh khác nhau, đó là:

   1. 100 kHz đối với châu Âu
   2. 86 kHz đối với châu Phi
   3. 200 kHz đối với Bắc Mỹ

ViệtNam sử dụng khoảng cách kênh là 100 kHz.

Sóng FM là sóng truyền theo tầm nhì từ anten thu. Trong toàn dải sóng FM, các tính chất truyền lan sóng không phụ thuộc vào tầng số, miền phủ sóng của sóng FM không đổi cảø ngày lẫn đêm, khác rất nhiều so với truyền lan sóng trung vá sóng ngắn. Truyền lan sóng của FM phụ thuộc chủ yếu vào địa hình môi trường truyền sóng. Miền phủ sóng giới hạn trong tầm nhìn, tuy nhiên bán kính phủ sóng có thể tăng khoảng 1,33 lần so với tầm nhìn quang học nhờ tính nhiễu xạ của chúng.

Ðài TNVN đã phát các sóng FM cho chương trình ca nhạc và tin tức:

   Khu vực Bắc Bộ : 102,7 MHz, 100 MHz

   Khu vực Thanh Hóa : 105,1 MHz

   Khu vực Thừa Thiên Huế : 106,1 MHz

   Khu vực Ðà Nẵng : 106 MHz

   Khu vực Bình Ðịnh : 103,1 MHz

   Khu vực TP. Hồ Chí Minh: 104,5 MHz.

Sắp tới, phát cho khu vực đồng bằng sông Cửu Long: 104,5 MHz.

II. Cách tìm, dò sóng phát thanh trên Radio:

Ðể thu được sóng bằng Radio, sau khi mở máy cầ tiến hành các bước sau đây :

   1. Ðối với loại máy thu có đủ 3 loại sóng( sóng trung, sóng ngắn và FM ), cần xác định xem muốn thu loại sóng nào.
   2. Chuyển công tắc chuyển BAND đến vị trí đó, nên nhớ các máy thu thường dùng hiện nay ký hiệu:

   Sóng trung :MW

   Sóng ngắn :SW

( thường có SW1 và SW2)

   Sóng FM : FM

ví dụ: Muốn thu sóng trung, ta chuyển công tắc chuyển BAND đến vị trí MW.

   3. Dịch chuyển phím tuning đến sóng cần tìm:

   Phần lớn sóng trong dải sóng trung và FM của các máy thu thanh thường ghi tầ số trên mặt máy, vì vậy đối với hai dải sóng này nên chọn theo tầng số đã ghi ở mặt máy.

   Ví dụ: Muốn thu sóng 675 kHz, ta xoay núm Tuning sao cho kim dò sóng đến tần số 675 ghi trên máy và nghe tốt nhất là được.

   Riêng sóng ngắn ngoài việc chuyển BAND cần chuyển đến vị trí SW1 hoặc SW2, có một số máy thu còn chia theo bước sóng (ví dụ sóng 31, 49m…), nên phải xác định thu sóng bao nhiêu m, rồi chuyển công tắc chuyển sóng (công tắc dành riêng cho sóng ngắn) đến sóng đó rồi mới chọn tìm tần số cần thu như khi thu sóng đã nêu.

   4. Ðối với các loại máy chỉ có hai loại sóng là AM và FM(các máy thu đơn giản), chỉ cần xác định thu loại sóng nào AM hay FM, chuyển núm  chuyển BAND về vị trí của sóng đó rồi thu như trên.
   5. Ðối với loại máy thu Radio- cassette, trước tiên cần lưu ý đến núm chuyển chức nang giữa Radio và cassette phải chuyển về vị trí Radio, rồi mới tiến hành các bước đã nêu ở trên.
   6. Lưu ý khi thu sóng ngắn và FM cần phải kéo anten roi và xoay hướng để sao cho nghe tốt nhất. Thông thường đối với hai sóng này khônh kéo anten roi, thì hầu như không nghe được, hay rất yếu, trừ trường hợp thu FM mà nơi thu rất gần với nơi phát.

Riêng với sóng trung, không cần thiết phải kéo anten roi, song phải xoay hướng máy thu để có mức thu rõ nhất.

Phụ lục:
Tần số radio Kênh Xonefm:
Địa điểm     Tần số     Địa điểm     Tần số     Địa điểm     Tần số     Địa điểm     Tần số     Địa điểm     Tần số
Hà Nội     102,7 MHz     Tp. Hồ Chí Minh     104,5 MHz     Bình Thuận     102,0 MHz     Đà Nẵng     106,0 MHz     Đắc Nông     96,6 MHz
Huế     106,1 MHz     Nam Bộ     101,0 MHz     Phú Yên     96,0 MHz     Quảng Bình     100 MHz     Quy Nhơn/Khánh Hoà     100 MHz

Tác giả: mangvn.org

Nguồn tin: dalat.gov.vn & Wikipedia

Tổng số điểm của bài viết là: 58 trong 16 đánh giá

Xếp hạng: 3.6 - 16 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Những tính năng của NukeViet CMS 4.0

Giới thiệu chung Mã nguồn mở NukeViet là sản phẩm của sự làm việc chuyên nghiệp: Để xây dựng lên NukeViet 4, đội ngũ phát triển đã thành lập công ty VINADES.,JSC. Trong quá trình phát triển NukeViet 4, VINADES.,JSC đã hợp tác với nhiều đơn vị cung cấp hosting trong và ngoài nước để thử nghiệm host,...

Thăm dò ý kiến

Lợi ích của phần mềm nguồn mở là gì?

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập272
  • Máy chủ tìm kiếm10
  • Khách viếng thăm262
  • Hôm nay17,997
  • Tháng hiện tại131,910
  • Tổng lượt truy cập98,332,227
Left-column advertisement
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây