Wikipedia Việt Nam - Sự trong sạch bắt nguồn từ những người quản lý.

Thứ ba - 25/08/2009 20:04
Nhân việc báo Tuổi trẻ có đăng bài 'Wikipedia: thay đổi văn hóa “chấp nhận sự hỗn loạn”', mangvn.org có đôi dòng lạm bàn về văn hóa người dùng internet xoay quanh việc đóng góp thông tin trên các hệ thống Wiki và trách nhiệm của người quản trị Web trong việc lành mạnh hóa thế giới mạng.

Nguyên văn bài viết trên báo Tuổi Trẻ

Wikipedia: thay đổi văn hóa “chấp nhận sự hỗn loạn”

Wikimedia Foundation, tổ chức quản lý Wikipedia, tiết lộ trong vòng vài tuần tới, trang Wikipedia tiếng Anh sẽ giám sát và biên tập các chỉnh sửa trong các bài viết về những người đang sống.

Khi người sử dụng Internet chỉnh sửa nội dung trên một bài viết, những thay đổi phải được các biên tập viên có kinh nghiệm của Wikipedia chấp nhận mới xuất hiện trên trang web. Nếu không, người tìm bài viết đó trên Wikipedia sẽ chỉ truy cập được vào phiên bản cũ chưa qua chỉnh sửa.

 

Sẽ không còn chuyện dễ dàng chỉnh sửa các bài viết trên Wikipedia - Ảnh: Wikipedia

Quyết định này nhằm hạn chế những lỗi bị hớ đã xảy ra trên từ điển bách khoa toàn thư mở thời gian qua. Chẳng hạn, hồi tháng 3-2009 một sinh viên Ireland 22 tuổi đã cài một câu trích dẫn giả vào bài tiểu sử nhà soạn nhạc Pháp Maurice Jarre ngay sau khi ông qua đời. Khi viết bài tưởng niệm ông Jarre, nhiều tờ báo lớn, trong đó có cả tờ Independent và Guardian (Anh), đã dẫn câu trích dẫn dỏm này. Trước đó, ngày 20-1, có kẻ cố ý tung tin hai thượng nghị sĩ Mỹ Edward M. Kennedy và Robery C. Byrd đã chết trong các bài viết về họ trên Wikipedia.

Trên thực tế, từ vài năm nay Wikipedia cũng đã có một hệ thống kiểm duyệt “mềm”. Ví dụ, các trang viết về những nhân vật như ca sĩ Britney Spears hay Tổng thống Barack Obama thường được “bảo vệ” và không phải ai cũng có thể thay đổi nội dung. Năm ngoái, báo New York Timesđã đề nghị các nhà quản lý Wikipedia ém thông tin về vụ bắt cóc David Rohde tại Afghanistan để tăng cơ hội sống sót cho nhà báo này. Nhờ vậy, vào tháng 6, Rohde đã trốn thoát khỏi trại giam của Taliban.

Do ngày càng có ảnh hưởng sâu rộng, Wikipedia buộc phải thay đổi văn hóa “chấp nhận sự hỗn loạn” để Wikipedia trở nên đáng tin cậy hơn. Luật sư Michael Snow, chủ tịch hội đồng quản trị Wikimedia, nhấn mạnh: “Từng có lúc cộng đồng tha thứ cho những sai sót, dù vô tình hay cố ý. Nhưng bây giờ thì không”.

HIẾU TRUNG - Tuổi Trẻ Online (Theo New York Times)


 

Lạm bàn

Hiếm có một Website cộng đồng nào mà những người tình nguyện hoạt động có trách nhiệm như Wikipedia (ở đây xin bàn về Wikipedia Tiếng Việt). Trong một môi trường mạng tự do đến mức "hỗn loạn" với một cộng đồng mạng mà "số lượng tìm kiếm sex đứng đầu thế giới 2 năm liền" (theo thống kế của Google), chưa kể việc bị từ chối hoàn toàn trong việc thanh toán các dịch vụ mua bán quốc tế vì nạn ăn cắp thẻ tín dụng, Cộng đồng mạng Việt Nam nhiều năm liền đã tự tay cô lập mình trước những dịch vụ quốc tế mà đáng ra sẽ được hưởng nếu chúng ta có một chính sách rõ ràng & hiệu quả trong việc ngăn chặn những hành vi ấy.

Nếu ở một nơi nào đó, tự do là một niềm hạnh phúc mà người ta trân trọng giữ gìn, thì ở Việt Nam, cộng đồng mạng đã và đang tự tay đánh mất tự do của chính mình. Người dùng tự mình phá vỡ sự tự do của chính mình. Trong văn hóa cộng đồng mạng, đóng góp tích cực của mỗi người chính là góp phần thúc đẩy sự phát triển của mạng, còn việc đứng ngoài cuộc cũng đồng nghĩa với việc tự loại bỏ mình khỏi cuộc chơi, khỏi cái xã hội ảo luôn vận động và biến đối không ngừng.

Cứ nhìn Wikipedia mà so sánh với Wikimapia sẽ thấy những người quản lý của Wikipedia đã phải nỗ lực như thế nào để tránh việc biến nó thành một bãi rác mạng khổng lồ như Wikimapia.

Trên Wikimapia, chưa kể những ghi chú lung tung mang tính "thử nghiệm" của mọi người, Website này thực sự là một bãi rác khổng lồ bởi sự phá hoại từ những comment (lời bình) và hình ảnh vô văn hóa (phải nói là mất dạy) từ những phần tử quá khích có những bất đồng về chính trị.

Mặc dù cộng đồng mạng Việt Nam nhiều lần lên tiếng nhằm làm trong sạch hệ thống Wikimapia, nhưng nguyên nhân còn một phần do thiếu công cụ quản lý cấp cao cũng như số lượng phá hoại quá lớn khiến những lỗ lực của cộng đồng dường như lọt thỏm trong cái bãi rác mỗi ngày một đầy lên ấy.

Một bãi rác xả thì dễ, dọn thì khó.

Ở đâu đó người ta thấy một vài ý kiến & hướng dẫn cách dọn rác tại Wikimapia, có ý kiến lại cho rằng nếu là dân kỹ thuật thì nên đóng góp nội dung tại Googlemap maker... nhưng cho dù là hình thức nào đi chăng nữa thì mấu chốt vấn đề vẫn là ý thức và văn hóa mạng của lớp thanh niên Việt Nam mà góp phần định hướng không nhỏ cho nó chính là sự định hướng lành mạnh nhờ nhóm các Webmaster. Chừng nào web đen còn mọc lên như nấm, chừng nào giới trẻ chỉ biết online nghe nhạc & chat chit thì mong muốn một cộng đồng mạng Việt Nam lành mạnh vẫn còn xa vời. Dẫu vậy, như cái cách mà nhiều người đang nỗ lực để như Wikipedia thì chúng ta có quyền hy vọng...

Tổng số điểm của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá

Xếp hạng: 5 - 1 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết

Giới thiệu về NukeViet

Giới thiệu khái quát NukeViet là một ứng dụng trên nền web có thể sử dụng vào nhiều mục đích khác nhau. Phiên bản đang được phát hành theo giấy phép phần mềm tự do nguồn mở có tên gọi đầy đủ là NukeViet CMS gồm 2 phần chính là phần nhân (core) của hệ thống NukeViet và nhóm chức năng quản trị nội...

Thăm dò ý kiến

Bạn biết gì về NukeViet 4?

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập64
  • Máy chủ tìm kiếm4
  • Khách viếng thăm60
  • Hôm nay17,399
  • Tháng hiện tại555,326
  • Tổng lượt truy cập99,505,501
Left-column advertisement
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây