Cuộc chiến OTT: 1 năm nhìn lại

Thứ hai - 01/07/2013 03:54
Sau gần 1 năm cạnh tranh của các ứng viên Wechat, LINE, Kakao và Zalo, thị trường OTT dần định hình với thế trận kiềng 3 chân.
Cuộc chiến OTT: 1 năm nhìn lại

Sau gần 1 năm cạnh tranh của các ứng viên Wechat, LINE, Kakao và Zalo, thị trường OTT dần định hình với thế trận kiềng 3 chân.

Sự duy trì này có thể kéo dài nếu không có đột biến từ nhân tố mới bởi tương tự thị trường viễn thông Việt Nam và Quốc tế thường duy trì thế kiềng 3 chân.

Tự phát tán: Không thể là 2 triệu

Theo bài báo "Cuộc đua OTT tiếp tục với đích số 1", con số 2 triệu người dùng để tự phát tán là không có cơ sở mà thiên về cảm tính. Do vậy, nếu các doanh nghiệp OTT chỉ chăm chăm hướng tới mốc 2 triệu rồi cho rằng có thể tự phát tán thì rất có thể mắc bẫy của chính mình.

Lý do cột mốc 2 triệu không có căn cứ bởi thị trường Việt Nam hiện đang có quá nhiều đối thủ với tiềm lực khác nhau nhưng đều định hướng lâu dài tại thị trường. Sau khi rút lui của WeChat do cộng đồng tẩy chay, cả  Line, Kakao Talk và Zalo đều đang có những vị trí nhất định trên thị trường với phân khúc khách hàng khác biệt.

Trên thực tế, chưa có các con số chính xác được công bố nhưng hiện tại con số người dùng smartphone của Việt Nam xấp xỉ 20% (dự báo của Ericsson cuối 2012) và thuê bao 3G xấp xỉ 20 triệu người (thống kê Bộ TTTT cuối 2012). Dự báo đến cuối 2015, thuê bao 3G sẽ tăng trưởng 226% so với hiện tại lên gần 50 triệu người dùng. Những con số này chứng minh cột mốc 2 triệu chỉ thuần là cách "tự khen mình" của các đơn vị OTT chứ không mang ý nghĩa thực tế.

Cuộc chiến OTT: 1 năm nhìn lại
Ứng dụng nhắn tin OTT là dịch vụ quen thuộc của người dùng smartphone hiện nay.

Đặc biệt, trong bối cảnh Việt Nam đang từng bước xây dựng các khung nguyên tắc quản lý và hợp tác giữa nhà cung cấp hạ tầng mạng và doanh nghiệp OTT thì khối doanh nghiệp này đang gặp phải không ít rào cản từ nhà mạng. Để có thể bắt tay với các doanh nghiệp mạng, sản phẩm OTT phải chứng minh được chất lượng, uy tín cũng như khả năng bảo mật của mình để đảm bảo an toàn cho khách hàng. Hiện LINE và Kakao đang có vẻ chiếm ưu thế với các chứng nhận quốc tế về bảo mật trong khi Zalo chưa đưa ra tuyên bố nào để làm yên lòng người dùng.

Trước những ý kiến cho mốc 2 triệu người dùng mà một số ứng dụng OTT nhắm đến là mốc có khả năng phát tán tự nhiên như Facebook, một chuyên gia trong lĩnh vực di động cho rằng, điều này là không có sở cứ và mang nhiều ý nghĩa, bởi vì con số 2 triệu hay tỷ lệ bao nhiêu phần trăm smartphone có cài đặt là đạt ngưỡng phát tán tự nhiên chỉ đúng nếu như “sân chơi” chỉ có duy nhất một ứng dụng.

Con đường dài thay đổi hành vi người dùng

OTT nói chung và OTT ở Việt Nam nói riêng vẫn là một ngạch mới trong thị trường công nghệ thông tin - viễn thông. Bởi vậy, để thay đổi hành vi người dùng từ tin nhắn truyền thống sang nhắn tin và gọi điện OTT là 1 bước chuyển dịch không dễ dàng. Phần lớn những người tiếp cận OTT hiện nay mới chỉ dừng ở thành phố, trẻ tuổi và quan tâm công nghê. Còn một mảng thị trường rất lớn ở các tỉnh thành, lứa tuổi trung niên… đang chờ các doanh nghiệp khai thác.

Hiện LINE, Kakao và Zalo đều có vẻ từng bước định hình các phân khúc thị trường cho riêng mình. Có vẻ Kakao đang nhắm vào đối tượng game thủ qua việc hợp tác với VTC và hàng loạt tài khoản về game của VTC trên ứng dụng của mình. Zalo thì khai thác nhóm khách hàng Zing vốn có và lứa tuổi teen qua các ứng dụng giải trí của mình. Sau một thời gian tập trung vào các ngôi sao teen, có vẻ Zalo đang gồng mình thay đổi chiến thuật với hy vọng khởi sắc hình ảnh cho sang hơn nhờ Đàm Vĩnh Hưng và Ngô Thanh Vân. Trong khi đó, Line điềm nhiên ghi tiếp những Ngôi sao đẳng cấp tin tưởng LINE như: Mỹ Linh, Quốc Trung, Hồng Nhung...

Cuộc chiến OTT: 1 năm nhìn lại
Theo dự đoán của nhiều người, OTT sẽ tiếp tục là cuộc ganh đua trong 2-3 năm tới

Dĩ nhiên sẽ có những phần giao thoa trong cuộc ganh đua quyết liệt này nhưng có vẻ 3 ứng dụng này sẽ tạo thành thế “kiềng 3 chân”- Mô hình rất thường thấy trong thị trường viễn thông Quốc tế và Việt Nam.

Sau 1 năm, cuộc đua OTT Việt Nam đang dần có những nét sáng tỏ và định hình rõ hơn. Với tiềm năng tài chính hùng hậu, các ứng dụng nước ngoài như LINE và Kakao sẽ tiếp tục đầu tư cho các chiến dịch quảng bá rầm rộ và quy mô. Trong khi đó, Zalo đang tiếp tục bám vào các chương trình xã hội như bảo vệ biển đảo để kêu gọi người dùng ủng hộ.

Tác giả: Theo Dân trí

Nguồn tin: http://www.quantrimang.com.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Giới thiệu về NukeViet CMS

CMS là gì? CMS là từ viết tắt từ Content Management System. Theo wikipedia Định nghĩa. Hệ quản trị nội dung, cũng được gọi là hệ thống quản lý nội dung hay CMS (từ Content Management System của tiếng Anh) là phần mềm để tổ chức và tạo môi trường cộng tác thuận lợi nhằm mục đích xây dựng một hệ...

Thăm dò ý kiến

Lợi ích của phần mềm nguồn mở là gì?

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập81
  • Máy chủ tìm kiếm2
  • Khách viếng thăm79
  • Hôm nay16,096
  • Tháng hiện tại279,508
  • Tổng lượt truy cập94,626,161
Left-column advertisement
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây