Hệ thống CNTT hạn chế, trường đại học muốn lên mây

Thứ năm - 02/05/2013 06:55
Ứng dụng giải pháp điện toán đám mây của IBM, các trường đại học, cao đẳng có thể xác định hiệu quả kế hoạch phát triển CNTT trong lâu dài, nâng cao hiệu suất hoạt động, quản lý hành chính, hỗ trợ công tác đào tạo sinh viên hiệu quả hơn…
Hệ thống CNTT hạn chế, trường đại học muốn lên mây

Ứng dụng giải pháp điện toán đám mây của IBM, các trường đại học, cao đẳng có thể xác định hiệu quả kế hoạch phát triển CNTT trong lâu dài, nâng cao hiệu suất hoạt động, quản lý hành chính, hỗ trợ công tác đào tạo sinh viên hiệu quả hơn…

Hệ thống CNTT hạn chế, nhiều trường đại học muốn lên “mây”
Công nghệ điện toán đám mây ngày càng khẳng định vai trò thiết thực trong giáo dục, đào tạo. (Ảnh: Internet)

Theo đại diện nhiều trường đại học, cao đẳng tại Hội thảo “Giải pháp công nghệ Thông minh và hiệu quả cho ngành giáo dục” do IBM tổ chức sáng nay tại Hà Nội, hiện nay mô hình điện toán truyền thống đang hạn chế hiệu quả hoạt động của hệ thống CNTT. Việc đầu tư về thời gian và tài chính để quản trị hệ thống CNTT cũng khá lớn trong khi hệ thống lại chưa đáp ứng hết các yêu cầu tác vụ.

Thực tế đó đang đòi hỏi hệ thống CNTT các trường cần được ứng dụng những công nghệ mới nhằm nâng cao hiệu suất hoạt động.

Liên quan đến vấn đề này, sau một thời gian nghiên cứu, IBM đã tung ra các giải pháp công nghệ hỗ trợ các tổ chức giáo dục chuyển đổi nguồn lực từ hoạt động phải chi tiêu truyền thống cho tài liệu đào tạo, phần mềm… sang mô hình mới thông qua dịch vụ dựa trên công nghệ điện toán đám mây.

Cụ thể, danh mục giải pháp của IBM bao gồm các giải pháp đám mây riêng, công cộng, đám mây lai cho tới giải pháp IBM desktop cloud, tự động cấp phát và quản lý tài nguyên IBM SmartCloud Provisioning, hệ thống tích hợp IBM PureSystems hỗ trợ tăng tốc triển khai đám mây…

Đại diện IBM Việt Nam cho hay, với những giải pháp này các trường có thể dễ dàng chia sẻ các dịch vụ quản lý sinh viên giữa nhiều khoa, bộ môn hiệu quả hơn, nâng cao chất lượng dịch vụ… Thông qua đám mây, giáo viên và sinh viên có thể truy cập các tài nguyên 24/24 giờ ở bất cứ nơi đâu (tại lớp, ký túc xá, ở nhà…), trong khi đó việc sử dụng lại linh hoạt theo nhu cầu, cho phép tối ưu hóa phần cứng, giấy phép phần mềm, giảm thiểu việc mua sắm thiết bị công nghệ hàng năm…

Đáng chú ý, ngay từ đầu năm 2013, Đại học CNTT (thuộc Đại học Quốc gia TP.HCM, một trong những đơn vị đào tạo CNTT uy tín hàng đầu Việt Nam) là tổ chức đầu tiên trong nước ứng dụng giải pháp điện toán thông minh dựa trên hệ thống IBM PureSystems.

Theo ông Dương Anh Đức - Hiệu trưởng nhà trường, với giải pháp này, Đại học CNTT lưu trữ hiệu quả toàn bộ môi trường thư viện ảo; đồng thời các khóa đào tạo, ứng dụng online và những hoạt động nghiên cứu khác cũng sẽ được phát triển và kiểm thử trong môi trường điện toán đám mây này.

“Hệ thống PureSystems còn hỗ trợ nhà trường thực hiện thành công nhiều dự án khoa học trong các lĩnh vực hệ thống CNTT, khoa học máy tính, truyền thông mạng, phần mềm…”, ông Dương Anh Đức nói.

Tác giả: Theo ICTNews

Nguồn tin: http://www.quantrimang.com.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Giới thiệu về Công ty cổ phần phát triển nguồn mở Việt Nam

Công ty cổ phần phát triển nguồn mở Việt Nam (VINADES.,JSC) là công ty mã nguồn mở đầu tiên của Việt Nam sở hữu riêng một mã nguồn mở nổi tiếng và đang được sử dụng ở hàng ngàn website lớn nhỏ trong mọi lĩnh vực. Wbsite đang hoạt động chính thức: http://vinades.vn/ Ra đời từ hoạt động của tổ chức...

Thăm dò ý kiến

Lợi ích của phần mềm nguồn mở là gì?

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập117
  • Máy chủ tìm kiếm5
  • Khách viếng thăm112
  • Hôm nay26,160
  • Tháng hiện tại437,836
  • Tổng lượt truy cập98,638,153
Left-column advertisement
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây