Mổ xẻ chính sách đối ngoại Trung Quốc

Thứ năm - 02/05/2013 02:09

Mổ xẻ chính sách đối ngoại Trung Quốc

Trung Quốc không thể "giấu mình", như một con voi không thể núp đằng sau cái cây. Bắc Kinh càng nói nhiều như vậy, càng gây mất lòng tin.

Tuần Việt Nam giới thiệu một góc nhìn về ngoại giao Trung Quốc, như một tư liệu tham khảo.

Tuần Việt Nam giới thiệu một góc nhìn về ngoại giao Trung Quốc, như một tư liệu tham khảo.

Tháng 3, Tập Cận Bình lên nắm cương vị chủ tịch nước và cuộc chuyển giao lãnh tại Trung Quốc chính thức hoàn tất. Tuy nhiên, Bắc Kinh vẫn chưa nâng các vấn đề đối ngoại lên tầm cao nhất trong trình tự ưu tiên khi ra quyết sách - họ vẫn ưu tiên giải quyết tình hình trong nước, ngay cả khi Trung Quốc đang là nền kinh tế lớn thứ hai thế giới, với lợi ích trải rộng khắp toàn cầu.

Quả thực, Trung Quốc vẫn bị hạn chế bởi các vấn đề từ chính nội bộ nước này, bao gồm sự trỗi dậy của chủ nghĩa dân tộc, các vấn đề dân chủ nhân quyền, cải cách chính trị chậm chạp; kinh tế mất cân bằng; và các nguy cơ từ xã hội đang trong quá trình chuyển đổi. Những vấn đề này lấn át chính sách đối ngoại bảo thủ hiện nay của Trung Quốc và đối ngoại chỉ tập trung nhằm tránh các vấn đề nảy sinh. Khi một vấn đề xảy ra, Bộ Ngoại giao Trung Quốc huy động toàn lực dập tắt - một chiến lược cũng được sử dụng với các vấn đề trong nước.

Hai lĩnh vực trên gắn bó chặt chẽ nhau. Ngoại giao hiệu quả có thể tạo ra một môi trường bên ngoài giúp ích cho Trung Quốc giải quyết các thách thức bên trong - nhưng đề đạt được mục tiêu đó, Trung Quốc vẫn còn nhiều việc cần phải làm. Giới lãnh đạo Trung Quốc nên nghiêm túc xem xét lại các nguyên tắc, phương pháp và chính sách, đồng thời xây dựng một chính sách đối ngoại mang lại hiệu quả thực sự. Muốn làm được như vậy, Bắc Kinh cần đánh giá lại quan điểm về phát triển quốc tế của mình và từ bỏ phương châm "giấu mình chờ thời" của nhà lãnh đạo Đặng Tiểu Bình.

Kể từ khi bắt đầu cải cách kinh tế năm 1978, Trung Quốc luôn tuyên bố "phát triển hòa bình" - một thuật ngữ có nghĩa tìm kiếm phát triển và sự hài hòa trong nước - với sự hợp tác và hòa bình quốc tế là một mục tiêu của chính sách đối ngoại. Nhưng đây là một học thuyết chỉ còn phù hợp với thời Chiến tranh lạnh. Khi đó, cuộc đấu tranh giành quyền bá chủ giữa Mỹ và Liên Xô đã đẩy thế giới đến bờ vực chiến tranh, trong khi các nước nghèo phương nam như Trung Quốc chỉ muốn một môi trường hòa bình để phát triển. Nhưng Liên Xô đã tan rã, Mỹ đang đi xuống, còn Trung Quốc thì đang trở thành một cường quốc năng động: thì hai chữ "hòa bình" và "phát triển" trong chính sách đối ngoại nghe chừng quá lỗi thời. Người dân ở đâu chẳng mong có hòa bình và phát triển - việc Trung Quốc nói thêm như vậy cũng không đem đến ý nghĩa gì mới.

Chính sách của Đặng Tiểu Bình có một lịch sử đặc biệt. Sau năm 1989, Trung Quốc rất cần tham gia vào hệ thống quốc tế, để các nước phát triển có thể cung cấp cho họ tài nguyên, công nghệ và thị trường mà họ cần để xây dựng kinh tế. Là một đất nước bị phương Tây nhìn nhận với sự nghi kỵ, Trung Quốc đã phải "giấu mình".

Nhưng hiện nay, Trung Quốc đang là một trong những cường quốc quan trọng hàng đầu trên thế giới. Quan hệ giữa Trung Quốc với các nước láng giềng, và với Mỹ, đang trở nên ngày càng căng thẳng do các nước này gặp khó khăn trong việc điều chỉnh trước sự trỗi dậy của Trung Quốc. Trung Quốc không thể "giấu mình", như một con voi không thể núp đằng sau cái cây. Bắc Kinh càng nói nhiều như vậy, càng gây mất lòng tin.

Trong khi đó, chính sách đối ngoại kinh tế của Trung Quốc lại thiếu tính nguyên tắc. Chính sách đó cần phải chấm dứt ngay việc nhấn mạnh lợi ích mà coi thường công lý, và bắt đầu nhấn mạnh cả hai yếu tố trên. Ngoại giao của Trung Quốc hiện nay cần phải phục vụ kinh tế trong nước.

Là một quốc gia với thu nhập bình quân đầu người tương đối thấp, và còn khá nhiều người nghèo, thì điều đó là hết sức cần thiết vào thời điểm này. Tuy nhiên, ngoại giao kinh tế không có nghĩa là coi thường công lý nhân văn, hay những đạo lý quốc tế cơ bản nhất. Bắc Kinh đã không chịu đề cao đạo đức trong khi họ lẽ ra nên bám chặt lấy nó.

Quả thực, các nước Thế giới thứ ba cần được cho phép ưu tiên "phát triển hòa bình". Và việc Bắc Kinh chủ trưởng theo đuổi quan điểm này cũng là một đối trọng quan trọng đối với ngoại giao nhân quyền quyết liệt của phương Tây. Tuy vậy, khi các vụ vi phạm nhân quyền quy mô lớn đang diễn ra trên khắp thế giới, thì chính sự phát triển sẽ mở đường cho việc cải thiện tình hình. Ít nhất, thì hai điều này cũng nên được coi trọng ngang nhau.

Bắc Kinh khẳng định tuân thủ chính sách không can thiệp vào công việc nội bộ của nước khác, bởi nếu không họ sẽ không thể chống lại khi phương Tây can thiệp vào công việc nội bộ của Trung Quốc. Nhưng sự can thiệp của các nước phương Tây vào Trung Quốc sẽ không vượt quá phạm vi lời nói - Trung Quốc đang là một cường quốc lớn, chứ không phải cường quốc cỡ nhỏ, và họ có đủ biện pháp và nguồn lực để chống trả.

Hơn nữa, ngay cả khi Bắc Kinh ủng hộ không can thiệp vào công việc của nước khác, các nước phương Tây vẫn sẽ tiếp tục chỉ trích Trung Quốc vì các vấn đề nhân quyền hay vấn đề này khác. Do đó, Trung Quốc nên can thiệp vào công việc nội bộ của nước khác theo nghĩa bày tỏ quan ngại khi họ có vi phạm nhân quyền nghiêm trọng, và sử dụng ảnh hưởng của mình để thúc đẩy cải thiện tình hình - chứ không đòi hỏi thay đổi chế độ như cách phương Tây vẫn làm. Điều này sẽ tạo ra một hình ảnh mới và hay hơn cho Trung Quốc - rằng mặc dù Bắc Kinh quan tâm đến nhân quyền, nhưng họ sẽ không sử dụng nhân quyền làm cái cớ che đậy cho những mối quan tâm khác.

Nếu Trung Quốc muốn trở thành một quốc gia lãnh đạo, và không phải là kẻ phải chỉ biết tuân theo hệ thống quốc tế, họ cần mang đến với thế giới tập hợp những giá trị và học thuyết được chấp nhận và mang tầm phổ quát, chắt lọc những kinh nghiệm cải cách thành giá trị và kiểu mẫu để nhân ra và phát triển trên khắp thế giới. Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Trung Quốc mới đây có nói về "Giấc mơ Trung Hoa", mang đến sức sống mới cho đất nước Trung Quốc. Bắc Kinh có thể đưa nó trở thành một phần quan trọng trong chính sách ngoại giao nhân dân của mình. Nhưng để cho phiên bản quốc tế có thể áp dụng, họ cần từ bỏ tư tưởng mang tính cá nhân của Trung Quốc - thay vì tập trung vào các giá trị phổ quát là cởi mở và khoan dung, để người dân từ tất cả các nước khác được truyền cảm hứng biện thực hóa giấc mơ của riêng mình.

Trung Quốc có thể trở thành ngọn hải đăng của thế giới - họ cần phải thắp sáng chính mình trước.

Theo Trâm Anh
Tuanvietnam

Nguồn tin: http://dantri.com.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Giới thiệu về NukeViet CMS

CMS là gì? CMS là từ viết tắt từ Content Management System. Theo wikipedia Định nghĩa. Hệ quản trị nội dung, cũng được gọi là hệ thống quản lý nội dung hay CMS (từ Content Management System của tiếng Anh) là phần mềm để tổ chức và tạo môi trường cộng tác thuận lợi nhằm mục đích xây dựng một hệ...

Thăm dò ý kiến

Lợi ích của phần mềm nguồn mở là gì?

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập109
  • Máy chủ tìm kiếm3
  • Khách viếng thăm106
  • Hôm nay17,831
  • Tháng hiện tại417,977
  • Tổng lượt truy cập94,764,630
Left-column advertisement
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây