Bộ phận an ninh CNTT của công ty tìm thấy trong máy tính cá nhân của nhân viên này một phần mềm gián điệp được thiết kế để ghi lại các dữ liệu nhập từ bàn phím và chụp lại các vùng màn hình, chuyển giao nhiều thông tin cần...
Kirill Kruglov, chuyên gia bảo mật Kaspersky Lab, vừa đưa ra thông tin khá chi tiết về việc bọn tội phạm mạng đã và đang lợi dụng phần mềm TeamViewer được cài đặt trong máy tính nhân viên để đánh cắp thông tin dữ liệu cần thiết, và xâm nhập trái phép vào mạng lưới nội bộ của công ty.
Qua đó, ông cũng đưa ra một số giải pháp dành cho doanh nghiệp khi gặp phải trường hợp này.
Các chuyên gia đã dẫn chứng trường hợp thực tế, một nhân viên đã cài đặt TeamViewer để có thể làm việc tại nhà thông qua kết nối từ xa giữa máy tính cá nhân với máy tính làm việc đặt trong văn phòng công ty. Điều này gây ra một số sự cố bảo mật cho công ty: các công cụ chống virus phát hiện ra nhiều phần mềm độc hại hơn, xuất hiện thường xuyên các nỗ lực truy cập trái phép vào những dữ liệu bí mật...
Bộ phận an ninh CNTT của công ty tìm thấy trong máy tính cá nhân của nhân viên này một phần mềm gián điệp được thiết kế để ghi lại các dữ liệu nhập từ bàn phím và chụp lại các vùng màn hình, chuyển giao nhiều thông tin cần thiết cho bọn tội phạm mạng để chúng truy cập được vào các máy trạm văn phòng. Từ đó xâm nhập mạng nội bộ của công ty, tìm hiểu, cài đặt phần mềm độc hại, tìm kiếm các sơ hở và cố gắng sao chép các tập tin có nguồn gốc từ mạng nội bộ này.
Từ nghiên cứu trường hợp thực tế trên, các chuyên gia đã đưa ra một số giải pháp xử lý khi doanh nghiệp gặp phải tình huống tương tự.
Phân tích cơ bản
Khi phát hiện một sự cố bảo mật, nhiệm vụ đầu tiên của một nhân viên IT là tìm hiểu xem liệu máy tính xảy ra sự cố đã được cách ly chưa, hay nó vẫn có khả năng tái xuất hiện cùng các máy tính khác trong mạng lưới.
Nên sử dụng một phần mềm kiểm kê đánh giá cho phép thu thập thông tin về tất cả các phần mềm đã được cài đặt trên máy tính người dùng, bên cạnh đó, theo dõi các phần mềm này để kiểm tra mức độ được sử dụng của chúng. Một phân tích cơ bản sẽ cung cấp cho nhân viên an ninh CNTT một bức tranh tổng thể về cách phần mềm truy cập từ xa được sử dụng trong mạng nội bộ, ai sử dụng nó và có sử dụng thường xuyên hay không.
Kiểm soát lưu lượng mạng
Không kiểm soát đầy đủ trên các kết nối được thực hiện với mạng công ty là một trong những nguồn gốc của sự cố bảo mật. Các công cụ thích hợp nhất để kiểm soát các kết nối mạng là tường lửa và IPS.
Những công cụ kiểm soát mạng vành đai của công ty (Corporate Network Perimeter) cũng quan trọng nhưng nó chỉ có một tác dụng hạn chế trong trường hợp được mô tả ở trên. TeamViewer từ máy của khách thiết lập kết nối với các máy cùng loại thông qua nhiều máy chủ từ xa, trong khi dữ liệu dưới dạng các gói dữ liệu HTTP được mã hóa có thể được truyền qua cổng 80 và 443.
Việc ngăn chặn tất cả các lưu lượng truy cập như vậy không hề khả thi và còn khiến cho công việc dậm chân tại chỗ. Mặt khác, ngăn chặn kết nối đến tất cả các tên miền, các địa chỉ IP của máy chủ TeamViewer đòi hỏi trải qua khá nhiều công đoạn, tất cả tên miền có liên quan cùng địa chỉ IP yêu cầu được xác định, và những danh sách này đều phải được cập nhật hằng ngày sau đó.
Kiểm soát ứng dụng
Đây là một công cụ thích hợp để giảm thiểu nguy cơ xâm nhập vào mạng công ty thông qua TeamViewer vì nó có thể hạn chế tình trạng sử dụng tràn lan. Nhờ tùy chọn này, nhân viên an ninh CNTT có thể giải quyết được hai vấn đề: Kiểm soát toàn bộ việc sử dụng TeamViewer, trong đó, chế độ Từ chối mặc định (Default Deny Mode) sẽ giải quyết mọi rắc rối phát sinh trong quá trình duy trì và cập nhật danh sách các phần mềm trái phép. Và hạn chế truy cập vào TeamViewer và các tính năng của nó để giảm thiểu xâm nhập trái phép của tội phạm mạng.
Ngoài ra, nhân viên an ninh CNTT có thể áp dụng chính sách HIPS để hạn chế một số tính năng của TeamViewer, chẳng hạn như hạn chế quyền truy cập vào tài nguyên mạng, hạn chế đặc quyền để khởi động hoặc truyền tải ứng dụng, vô hiệu hóa mọi thay đổi trong cấu hình,...
Chính sách bảo mật
Một số thiết lập trong TeamViewer giúp giảm nguy cơ xâm nhập, trong đó nổi bật là tùy chọn hạn chế danh sách các ID máy khách mà kết nối được cho phép, và thiết lập một kết nối VPN giữa hai máy khách TeamViewer.
Do đó, để phòng tránh các sự cố bảo mật xảy ra, điều quan trọng nhất là tất cả nhân viên phải ý thức được chính sách bảo mật của công ty mình. Một trong những nhiệm vụ của nhân viên an ninh CNTT là thực hiện các hướng dẫn an ninh thường xuyên cho người lao động và đảm bảo chính sách hiện đang theo đuổi.
Công ty cổ phần phát triển nguồn mở Việt Nam (VINADES.,JSC) là công ty mã nguồn mở đầu tiên của Việt Nam sở hữu riêng một mã nguồn mở nổi tiếng và đang được sử dụng ở hàng ngàn website lớn nhỏ trong mọi lĩnh vực. Wbsite đang hoạt động chính thức: http://vinades.vn/ Ra đời từ hoạt động của tổ chức...
Chi Nhánh Tổng Công Ty Điện Lực Thành Phố Hồ Chí Minh TNHH - Trung Tâm Chăm Sóc Khách Hàng đang thực hiện mời thầu cho gói thầu “Trang bị phần mềm quản lý ISO điện tử”. Thời hạn đóng thầu 10:00 10/02/2025.
Bệnh Viện Quân Y 105 đang thực hiện mời thầu cho gói thầu thuê dịch vụ công nghệ thông tin: "Phần mềm quản lý bệnh viện (HIS) tại bệnh viện Quân y 105". Thời hạn đóng thầu 09:00 10/01/2025.
Bệnh viện Phổi Lạng Sơn đang thực hiện mời thầu cho: Gói thầu: “Thuê hệ thống phần mềm quản lý bệnh viện năm 2025 -2026”. Thời hạn đóng thầu09:00 27/12/2024.
Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh Lạng Sơn đang thực hiện mời thầu cho: Gói thầu số 03: “Thuê dịch vụ công nghệ thông tin phần mềm Hệ thống thông tin báo cáo tỉnh Lạng Sơn”. Thời hạn đóng thầu 15:00 24/12/2024.
Bộ Tư lệnh 86 /Bộ Quốc phòng đang thực hiện mời thầu cho Gói thầu: Mua sắm, mở rộng phần mềm tự động sao lưu dữ liệu. Thời hạn đóng thầu 08:30 14/12/2024.
Cơ quan Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đang thực hiện mời thầu cho Gói thầu số 1: Thuê website sàn thương mại điện tử và các dịch vụ cài đặt, quản trị, vận hành. Thời hạn đóng thầu 10.00 05/12/2024.