Việt - Hàn chia sẻ tầm nhìn về quốc gia thông minh

Thứ năm - 06/10/2011 04:00
6 kế hoạch thực thi nhằm hiện thực hóa mục tiêu trở thành Hàn Quốc thông minh vào năm 2020 có nhiều điểm tương đồng với lộ trình xây dựng Chính phủ điện tử tại Việt Nam.
Việt - Hàn chia sẻ tầm nhìn về quốc gia thông minh

Tại Diễn đàn - Roadshow CNTT Việt Nam - Hàn Quốc diễn ra sáng nay, 6/10/2011, ông Hwa-seong Byeon, Phó Giám đốc Viện Xúc tiến TT&TT Hàn Quốc cho biết Hàn Quốc đã đặt ra tầm nhìn đến năm 2020 sẽ trở thành một quốc gia thông minh, đứng đầu thế giới trong nhiều lĩnh vực như điện toán đám mây, an ninh bảo mật thông tin, các ngành công nghiệp gồm TV thông minh, điện thoại, mạng gia đình thông minh, tái sản xuất pin cũ, đèn LED và thị trường hội tụ, CNTT và truyền thông biểu cảm, CNTT xanh...

Sẽ có 6 kế hoạch thực thi được triển khai nhằm hiện thực hóa tầm nhìn nêu trên.

Một là thiết lập môi trường CNTT tiên tiến thông minh với cơ sở hạ tầng hàng đầu thế giới, hệ thống an toàn thông tin mới..., phát huy sự hợp tác giữa các đơn vị của Chính phủ.

Hai là xây dựng "ngôi nhà phần mềm" có sức mạnh thông qua việc thiết lập môi trường phần mềm mở, củng cố những phần mềm nòng cốt, gia tăng tính cạnh tranh của dịch vụ CNTT và kỹ thuật số.

Ba là mở rộng CNTT hội tụ với các dịch vụ hội tụ như điện toán đám mây, điện thoại RFID... nhằm sản xuất ra các sản phẩm được công chúng Hàn Quốc đón nhận.

Viet---Han-4.jpg

 

 

 

 

 

 

 

Giới trẻ tận mục sở thị sản phẩm công nghệ cao của Hàn Quốc. Ảnh: X.B.

Bốn là tăng sản phẩm chủ đạo của ngành CNTT, đa dạng hóa các ngành CNTT mang lại lợi ích cao, thúc đẩy cạnh tranh của các thiết bị chủ chốt gồm sản phẩm bán dẫn, màn hình LED... và những linh kiện tiềm năng, hướng tới mục tiêu dẫn đầu thị trường CNTT toàn cầu.

Năm là mở rộng cơ sở nền tảng của lĩnh vực kinh doanh CNTT chủ chốt và công ty toàn cầu thông qua việc thúc đẩy đầu tư cho các ý tưởng mới, hỗ trợ các doanh nghiệp vừa và nhỏ, các công ty phần mềm, tạo môi trường cùng nhau tăng trưởng.

Sáu là nâng cao phát triển nghiên cứu và đào tạo con người, tăng cường hệ thống nghiên cứu CNTT và các chiến lược, khai thác tính chuyên nghiệp và tài năng toàn cầu, nhằm hiện thực hóa mục tiêu sản xuất ra những sản phẩm danh tiếng như Apple.

Viet---Han-6.jpg

 

 

 

 

 

 

 

Chia sẻ thông tin kiến thức về công nghệ. Ảnh: X.B.   

6 kế hoạch nêu trên có nhiều điểm tương đồng với 6 nhiệm vụ trọng tâm mà Chính phủ Việt Nam phê duyệt trong Chiến lược phát triển CNTT-TT Việt Nam trong 10 năm tới.

Theo Thứ trưởng Bộ TT&TT Trần Đức Lai, 6 nhiệm vụ trọng tâm của ngành CNTT-TT Việt Nam để Việt Nam trở thành nước mạnh về CNTT-TT vào năm 2020 gồm: Phát triển nguồn nhân lực CNTT-TT đáp ứng nhu cầu của thị trường trong nước và từng bước tham gia thị trường khu vực và thế giới; Phát triển cơ sở hạ tầng CNTT-TT quốc gia trên cơ sở băng rộng, cung cấp đa dịch vụ; Phát triển Công nghiệp CNTT như một ngành kinh tế mũi nhọn, trong đó phát triển đồng đều cả về phần cứng, phần mềm, nội dung số; Tập trung đẩy mạnh ứng dụng CNTT trong các ngành, lĩnh vực, tiến tới xây dựng thành công Chính phủ điện tử; Cung cấp trang thiết bị, sản phẩm dịch vụ cho mọi người dân hưởng thụ, phấn đấu đến năm 2020, mỗi hộ gia đình đều có hệ thống thu đa dịch vụ để tiếp nhận thông tin từ báo chí PTTH, In, điện thoại...; Phát triển doanh nghiệp mạnh đủ sức cung cấp dịch vụ trong nước và vươn ra quốc tế.

"Việt Nam luôn mở rộng cánh cửa chào đón các nhà đầu tư nước ngoài về CNTT-TT. Bộ TT&TT đang hoàn thiện thể chế để thu hút đầu tư, đẩy mạnh hợp tác song phương, đa phương nhằm phát triển vững chắc, mạnh mẽ CNTT-TT Việt Nam trong thời gian tới", Thứ trưởng Bộ TT&TT Trần Đức Lai khẳng định.  

Xuân Bách

 

Nguồn tin: www.ictnews.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Giấy phép sử dụng NukeViet

Bản dịch tiếng Việt của Giấy phép Công cộng GNU Người dịch&nbsp;Đặng Minh Tuấn <dangtuan@vietkey.net> Đây là bản dịch tiếng Việt không chính thức của Giấy phép Công cộng GNU. Bản dịch này không phải do Tổ chức Phần mềm Tự do ấn hành, và nó không quy định về mặt pháp lý các điều khoản cho các...

Thăm dò ý kiến

Bạn biết gì về NukeViet 4?

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập85
  • Máy chủ tìm kiếm2
  • Khách viếng thăm83
  • Hôm nay16,665
  • Tháng hiện tại571,539
  • Tổng lượt truy cập99,521,714
Left-column advertisement
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây